Kinh nghiệm sử dụng hoạt động thị trƣờng mở của Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thị trường mở tại việt nam (Trang 30 - 32)

Ngân hàng trung ƣơng Nhật Bản có một quá trình lịch sử thực hiện mua bán giấy tờ có giá khá lâu năm từ thời kỳ trƣớc chiến tranh Thế giới II. Tuy nhiên, lúc đầu các hoạt động thị trƣờng mở đƣợc thực hiện rất hạn chế, trong những trƣờng hợp ngoại lệ để hỗ trợ cho hoạt động cho vay tái cấp vốn của NHTW.

Đến tháng 11/1962, NHTW Nhật Bản (BOJ) mới bắt đầu thực hiện mua bán giấy tờ có giá một cách linh hoạt hơn cùng với việc áp dụng hạn mức tín dụng nhằm

đa dạng hóa các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, hạn chế xu hƣớng vay quá mức của các ngân hàng từ BOJ. Dần dần, hoạt động thị trƣờng mở đã trở thành một trong các công cụ điều hành chính sách tiền tệ đƣợc BOJ sử dụng thƣờng xuyên và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi chính sách tiền tệ.

Đối tác tham gia hoạt động thị trƣờng mở với BOJ chỉ có các Tổ chức tín dụng. Ban đầu BOJ thực hiện mua bán giấy tờ có giá trực tiếp với các TCTD. Nhƣng từ năm 1975 trở đi, các hoạt động mua bán giấy tờ có giá thƣờng đƣợc thực hiện qua các nhà giao dịch chuyên nghiệp trên thị trƣờng tiền tệ.

Hàng hóa sử dụng trong các giao dịch hoạt động thị trƣờng mở là các giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao nhƣ trái phiếu và tín phiếu Chính Phủ. Hiện nay ngoài các chứng khoán chính phủ, NHTW Nhật Bản còn sử dụng cac trái phiếu công ty làm hàng hóa cho các giao dịch trên thị trƣờng mở, tuy nhiên trái phiếu và tín phiếu chính phủ vẫn là cơ sở quan trọng cho các hoạt động của thị trƣờng mở tại Nhật Bản. Đặc biệt là trên thị trƣờng đấu thầu tín phiếu, trái phiếu chính phủ, NHTW Nhật Bản đƣợc phép thực hiện vai trò là ngƣời mua cuối cùng. Điều này giúp cho NHTW luôn có công cụ chủ động điều hòa thị trƣờng tiền tệ mà không nhất thiết phải phát hành tín phiếu NHTW.

Ban đầu, phƣơng thức giao dịch trong hoạt động thị trƣờng mở của NHTW Nhật Bản là giao dịch mua bán có kỳ hạn thông qua các hợp đồng mua lại theo lãi suất cố định. Sau đó phƣơng thức giao dịch đƣợc chuyển sang thực hiện trên cơ sở mua bán giấy tờ có giá theo giá thị trƣờng, thông qua hình thức đấu thầu nhằm nâng cao khả năng điều chỉnh lãi suất trên thị trƣờng. Việc tổ chức đấu thầu không chỉ đƣợc thực hiện theo định kỳ mà NHTW còn tổ chức đấu thầu nhanh, trong đó khối lƣợng giấy tờ có giá NHTW cần mua đƣợc xác định và thực hiện ngay trong 1 ngày. Điều này đã góp phần nâng cao tính linh hoạt của thị trƣờng. Hiện nay, NHTW Nhật thực hiện các giao dịch hoạt động thị trƣờng mở chủ yếu thông qua việc mua bán các giấy tờ có giá với các nhà giao dịch sơ cấp.

Hoạt động thị trƣờng mở đƣợc NHTW Nhật Bản tổ chức thông qua nối mạng máy vi tính với các thành viên thị trƣờng. Trong trƣờng hợp mua hẳn có thể thực hiện thông qua giá cố định hoặc giá đấu thầu, việc thanh toán tiền mua tín phiếu

chính phủ đƣợc thanh toán ngay trong ngày (T+0) hoặc sau 1 ngày (T+1), sau 2 ngày (T+2) và trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty sau ngày đấu thầu 3 ngày (T+3). Trong trƣờng hợp mua có kỳ hạn (RPs) chỉ thực hiện thông qua đấu thầu, thời gian thanh toán là T+1 hoặc T+2 với trái phiếu và T+0; T+1; T+2 với tín phiếu. Thời hạn của một giao dịch thị trƣờng mở từ 1 ngày đến 6 tháng. Các loại tín, trái phiếu đƣợc giao dịch dƣới dạng chứng chỉ hoặc ghi sổ.

Nhật Bản là một quốc gia phát triển tuy nhiên hoạt động thị trƣờng mở không mạnh bằng một số nƣớc phát triển khác, cụ thể là thành viên tham gia bị hạn chế chỉ thông qua nhà giao dịch sơ cấp và chỉ giới hạn trong phạm vi các ngân hàng mà không bao gồm các trung gian tài chính phi ngân hàng và các doanh nghiệp. Hàng hóa không đa dạng, chủ yếu là trái phiếu và tín phiếu chính phủ [6].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thị trường mở tại việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)