Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thị trường mở tại việt nam (Trang 34 - 39)

Việc sử dụng hoạt động thị trƣờng mở trong điều hành chính sách tiền tệ đang trở thành xu thế phổ biến của các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên việc vận dụng nó cũng nhƣ để phát huy hiệu quả trong các công cụ điều hành chính sách tiền tệ tại các nƣớc lại rất khác nhau tùy thuộc vào điều kiện thị trƣờng, phong tục tập quán của mỗi nƣớc.

Ở Việt Nam, NHNN Việt Nam hiện cũng đang chuyển dần từ việc sử dụng công cụ trực tiếp nhƣ sử dụng hạn mức tín dụng, cho vay tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc hay tái chiết khấu qua công cụ gián tiếp bằng việc phát triển hoạt động thị trƣờng mở. Qua kinh nghiệm sử dụng hoạt động thị trƣờng mở tại Mỹ, Nhật Bản và Thái Lan, NHNN Việt Nam cần rút ra những bài học trong quá trình quản lý thị trƣờng mở nhằm đạt đƣợc các mục tiêu chính sách tiền tệ.

Mỹ là quốc gia sử dụng hoạt động thị trƣờng mở đầu tiên và là thị trƣờng phát triển nhất, trong đó Khối lƣợng giao dịch đạt trên 150 tỷ USD/ngày; Số lƣợng thành

viên lớn và không hạn chế bao gồm cả các NHTM, công ty chứng khoán, các công ty lớn trong đó công ty chứng khoán có vai trò quan trọng; Số lƣợng chứng khoán khá đa dạng bao gồm cả các chứng chỉ tiền gửi, thƣơng phiếu, hợp đồng mua lại, quỹ liên bang… nhƣng tín phiếu kho bạc là công cụ chính của thị trƣờng mở tại Mỹ. Mỹ cũng công khai hóa các quyết định chính sách tiền tệ ngay sau khi chúng phát sinh, lập báo cáo thống kê số liệu thƣờng xuyên với mạng máy tính vận hành tự động.

Trong khi Nhật Bản và Thái Lan có một số điểm hạn chế trong hoạt động thị trƣờng mở. Tại Nhật Bản, hàng hóa giao dịch trên thị trƣờng mở khá hạn chế chủ yếu là trái phiếu và tín phiếu chính phủ, đƣợc đấu thầu theo định kỳ khi NHTW cần điều chỉnh mức dự trữ. Thành viên tham gia bị hạn chế thông qua nhà giao dịch sơ cấp…Tại Thái Lan, do theo đuổi mục tiêu ổn định tỷ giá và tự do hóa dòng vốn nên chính sách tiền tệ thiếu sự độc lập, điều đó khiến NHTW Thái Lan thƣờng xuyên phải bù đắp việc bơm/hút đồng Baht của Quỹ ổn định tỷ giá gây ra đối với dự trữ.

Từ những mặt tích cực và hạn chế của thị trƣờng mở một số nƣớc đã phân tích, Việt Nam rút ra những bài học trong quá trình xây dựng và phát triển hoạt động thị trƣờng mở.

Thứ nhất, do Việt Nam là quốc gia đang phát triển, đang trong giai đoạn hình thành thị trƣờng, khối lƣợng chứng khoán có khả năng giao dịch còn ít, thị trƣờng chƣa đủ rộng thì bên cạnh việc thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ, NHTW còn phải phát triển thị trƣờng mở, Việt Nam cần xây dựng một thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng vốn năng động, giao dịch liên tục và số lƣợng hàng hóa giao dịch trên thị trƣờng đa dạng, phong phú. Đây là cơ sở nền tảng để phát triển thị trƣờng mở một cách hiệu quả.

Thứ hai, NHNN Việt Nam cần tăng cƣờng công tác phân tích, dự báo nhu cầu vốn khả dụng và khả năng đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng cũng nhƣ sự thay đổi nhu cầu vốn khả dụng theo thời gian. Từ đó đƣa ra biện pháp điều hành chính sách tiền tệ phù hợp. Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ rất quan tâm đến công tác phân tích và dự báo vốn khả dụng cũng nhƣ tính chính xác của các dữ liệu bằng việc cập nhật thƣờng xuyên các dữ liệu từ các TCTD, phân tích và đánh giá tình hình thanh khoản

của các TCTD, thƣờng xuyên tổ chức các cuộc họp, cuộc thảo luận để đảm bảo hoạt động điều hành diễn ra đúng hƣớng.

Thứ ba, NHNN Việt Nam và các TCTD cần trang bị hệ thống máy tính kết nối với các thành viên đảm bảo hoạt động giao dịch đƣợc diễn ra liên tục và khớp với nhau.

Thứ tƣ, NHNN Việt Nam cần sử dụng phƣơng pháp tiếp cận chủ động trong điều hành thị trƣờng mở với mục đích thay đổi mức dự trữ của các NH theo các mục tiêu chính sách tiền tệ, thay vì thụ động nhƣ Thái Lan sử dụng hoạt động thị trƣờng mở nhằm bù đắp lại những biến động của các nhân tố khác gây ra đối với dự trữ của các Ngân hàng.

Tóm lại, việc đánh giá và đƣa ra các kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới sử dụng hoạt động thị trƣờng mở làm công cụ điều hành chính sách tiền tệ giúp cho Việt Nam có cái nhìn rõ ràng hơn, tổng quát hơn và thận trọng hơn khi sử dụng công cụ hoạt động thị trƣờng mở.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1 tác giả đã trình bày khái quát những vấn đề cơ bản về hoạt động thị trƣờng mở nhƣ Khái niệm hoạt động thị trƣờng mở, Đặc điểm của hoạt động thị trƣờng mở, Vai trò của thị trƣờng mở, Các phƣơng thức giao dịch, phƣơng thức đấu thầu trên thị trƣờng mở, Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động thị trƣờng mở Khối lƣợng giao dịch phải lớn; Số lƣợng thành viên tham gia nhiều; Số lƣợng hàng hóa giao dịch trên thị trƣờng phải đa dạng; và thị trƣờng phải minh bạch. Đề tài cũng điểm qua các kinh nghiệm sử dụng hoạt động thị trƣờng mở tại Mỹ, Nhật Bản, và Thái Lan từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Chƣơng 1 của luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động thị trƣờng mở, góp phần bổ sung hoàn thiện hơn hệ cơ sở lý thuyết cho các tài liệu, giáo trình tham khảo về hoạt động thị trƣờng mở.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƢỜNG MỞ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 -2012

Trƣớc năm 2000, cơ cấu huy động vốn của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam phần lớn là nguồn tiền gửi có kỳ hạn ngắn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng. Trong khi các tổ chức tín dụng lại cho vay trung dài hạn hoặc đầu tƣ trái phiếu chính phủ với thời gian từ 1 năm đến 5 năm sẽ thiếu hụt vốn khả dụng nếu TCTD không cân đối tỷ lệ vốn vay trung dài hạn với nguồn tiền gửi. Để đáp ứng nhu cầu vốn thanh khoản tạm thời cho các ngân hàng Ngân hàng nhà nƣớc sử dụng công cụ chiết khấu, cho vay đảm bảo bằng giấy tờ có giá, hoán đổi ngoại tệ và hoạt động thị trƣờng mở. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng trong cơ chế thị trƣờng ngày càng đa dạng dẫn đến việc quản lý và sử dụng vốn khả dụng cần phải chủ động và linh hoạt hơn. Ở Việt Nam, hoạt động thị trƣờng mở đƣợc biết đến chính thức từ khi Thống Đốc NHNN phê duyệt đề án triển khai hoạt động thị trƣờng mở theo Quyết định số 340/1999/QĐ-NHNN14 ngày 30/9/1999, sau đó đƣa ra Quy chế hoạt động thị trƣờng mở theo Quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN14 ngày 09/03/2000. Mục tiêu ban đầu đặt ra là thông qua hoạt động thị trƣờng mở, NHNN Việt Nam có thể chủ động điều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng và kiểm soát lãi suất thông qua việc mua hoặc bán chứng từ có giá ngắn hạn, nhằm thực hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ từng thời kỳ.

Hoạt động thị trƣờng mở tại Việt Nam có thể chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn năm 2000-2007 và giai đoạn 2007-2012. Trong đó, giai đoạn 2000 - 2007 là giai đoạn thị trƣờng mở mới hình thành và phát triển. Giai đoạn 2007 - 2012 là giai đoạn có sự chuyển biến tích cực về sự phát triển thị trƣờng mở sau khi NHNN Việt Nam đƣa vào áp dụng hệ thống phần mềm giao dịch mới làm cho hoạt động thị trƣờng mở phát triển nhanh hơn về tần suất giao dịch, khối lƣợng giao dịch, khả năng tập hợp số liệu và công bố số liệu của NHNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thị trường mở tại việt nam (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)