Đánh giá chung sự phát triển hoạt động thị trƣờng mở giai đoạn 2000-2007

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thị trường mở tại việt nam (Trang 49 - 51)

2000-2007

Từ năm 2000, NHNN đã đƣa vào sử dụng công cụ mới của chính sách tiền tệ là hoạt động thị trƣờng mở. Việc sử dụng thành công công cụ gián tiếp này giúp NHNN củng cố thêm vị trí quản lý của mình trong nền kinh tế thị trƣờng, phù hợp với xu thế phát triển của đất nƣớc nhất là trong quan hệ kinh tế quốc tế.

Hoạt động thị trƣờng mở đã góp phần tác động vào vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng từ đó góp phần thực hiện các nghiệp vụ mà NHNN đã đặt ra, ổn định thị trƣờng tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng. Thực hiện đƣợc mục tiêu nới lỏng tiền tệ, kích thích tăng trƣởng kinh tế mà NHNN đặt ra trong thời kỳ này.

Theo đó, NHNN đã đƣa ra các văn bản pháp lý cho hoạt động thị trƣờng mở làm cơ sở để áp dụng, vận hành thị trƣờng mở và phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.

Doanh số giao dịch, thành viên tham gia tuy còn hạn chế nhƣng có tốc độ tăng trƣởng cao thể hiện tính ƣu việt của thị trƣờng này trong việc sử dụng nguồn vốn của tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên hoạt động thị trƣờng mở còn 1 số hạn chế nhƣ :

Hoạt động thị trƣờng mở ra đời trong điều kiện thị trƣờng tiền tệ chƣa phát triển, môi trƣờng hoạt động của các tổ chức tín dụng còn chứa đựng nhiều rủi ro, nền kinh tế còn trong trình độ phát triển thấp và chƣa ổn định. Do mới ra đời nên thị trƣờng mở còn chƣa đƣợc chuẩn bị tốt về trang thiết bị, con ngƣời và cơ sở pháp lý. Thời kỳ này, hệ thống thực hiện thủ công, chƣa có các trang thiết bị, chƣơng trình phần mềm phục vụ cho hoạt động thị trƣờng mở do vậy đáp ứng cho số lƣợng ít thành viên tham gia và chƣa đảm bảo tính liên tục của các giao dịch với số phiên giao dịch thƣa thớt.

Việc điều hành chính sách tiền tệ trong giai đoạn này chủ yếu là NHNN điều tiết khối lƣợng, theo đó việc cung ứng tiền cho mục tiêu tái cấp vốn các tổ chức tín dụng đƣợc giới hạn bởi chỉ tiêu cung ứng tiền tăng thêm trong năm (thông qua kênh mua ngoại tệ và tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng) đã đƣợc chính phủ phê duyệt. Do đó khi tính toán lƣợng tiền bơm ra qua kênh hoạt động thị trƣờng mở, NHNN không chỉ căn cứ vào diễn biến về vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng mà còn cân nhắc đến chỉ tiêu cung ứng tiền đã đƣợc chính phủ phê duyệt. Về nguyên tắc, NHNN khi theo đuổi mục tiêu điều tiết khối lƣợng thì phải thả nổi lãi suất. Tuy nhiên NHNN vừa phải điều hành lƣợng tiền cung ứng trong phạm vi chỉ tiêu chính phủ phê duyệt vừa phải điều tiết lãi suất thị trƣờng nhằm đạt đƣợc mục tiêu kiềm chế lạm phát đồng thời hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế. Điều này làm giảm tính hiệu quả của cả công cụ lãi suất và công cụ nghiệp vụ thị trƣờng mở.

Hàng hóa giao dịch trên thị trƣờng mở ở Việt nam đã và đang đƣợc đa dạng hóa. Sự phát triển về số lƣợng GTCG trong danh mục GTCG tham gia giao dịch đã có sự tăng dần qua các năm, nếu năm 2000 là hai loại GTCG thì đến năm 2007 đã có tám loại (bảng 2.1), trong đó chỉ có bốn loại là đƣợc sử dụng phổ biến là tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN và hợp đồng mua lại. Tuy nhiên danh mục này còn khá hạn chế so với các quốc gia khác (nhƣ Mỹ có 11 loại sử dụng

phổ biến, Thái Lan có 6 loại sử dụng phổ biến, Nhật sử dụng 4 loại phổ biến…) [6] do vậy đây là một trong những nguyên nhân giảm tính thanh khoản của thị trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thị trường mở tại việt nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)