7. Bố cục của luận văn
2.3.3. Hệ thống bài tập PTNL so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
2.3.3.1. Hệ thống bài tập PTNL so sánh trong văn miêu tả
Bộ giáo dục vào đào tạo (2003), SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2, đưa ra khái niệm so sánh: “So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt”. Ví dụ: “Trẻ em như búp trên cành”.
So sánh trong văn miêu tả không đồng nhất với phép so sánh trong tu từ học
và thao tác so sánh trong tư duy logic. Đây là lối so sánh cũng nhằm tìm ra những nét đồng nhất và khác biệt giữa các sự vật, hiện tượng, nhưng là phép so sánh của tư duy hình tượng, thường gắn liền với một cấu trúc ngôn ngữ (câu trúc so sánh) nhưng không đồng nhất.
Khi làm văn miêu tả ngoài năng lực quan sát, liên tưởng, tưởng tượng thì HS còn cần PTNL so sánh để làm bài văn phong phú hơn, nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc. Chúng tôi chia hệ thống bài tập PTNL so sánh thành 2 loại: phân loại theo mức độ và phân loại theo đối tượng.
* Phân loại theo mức độ: So sánh ngang bằng và so sánh không ngang
Bài tập minh họa 1: Tìm phép so sánh trong các ví dụ dưới đây, cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào?
a. “Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió suốt đời của con”
(Trần Quốc Minh) b. “Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
(Nguyễn Đình Thi) c. “Đất nước
Của những người con gái con trai Đẹp như bông hoa, cứng hơn sắt thép”.
(Nam Hà) d. “Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”.
(Tố Hữu)
Bài tập minh họa 2: Em hãy viết một đoạn văn từ 5 - 7 câu có sử dụng cả 2 phép so sánh trên.
* Phân loại theo đối tượng:
Bài tập minh họa 1: Với mỗi mẫu so sánh gợi ý dưới đây, em hãy thêm một ví dụ:
- So sánh các đối tượng cùng loại: a. So sánh người với người:
“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo Khi tới trường, cô giáo như mẹ hiền”.
(Lời bài hát) b. So sánh vật với vật:
“Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ”.
- So sánh các đối tượng khác loại: c. So sánh vật với người:
“Ngôi nhà như trẻ nhỏ Lớn lên với trời xanh”.
(Đồng Xuân Lan) - So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:
“Trường Sơn chí lớn công cha Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào”.
(Lê Anh Xuân)
Bài tập minh họa 2: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các đoạn thơ sau:
a. “Đêm mưa, sao lẩn trốn Đèn vẫn sáng lưng trời Như mắt ai chờ đợi
Nhấp nháy hoài không thôi”. b. “Ơ cái dấu hỏi
Trông ngộ ngộ ghê Như vành tai nhỏ Hỏi rồi lắng nghe”.
c. “Ngọn đèn sáng giữa trời khuya Như ngôi sao nhỏ rọi niềm vui”.
Bài tập minh họa 3: Tìm hiểu phép so sánh ví von của nhân dân ta trong những trường hợp sau đây (viết tiếp các từ có thể sử dụng để so sánh):
Mẫu: Đen như gỗ mun. Trắng như tuyết.
Đỏ như... Vàng như... Gầy như... Béo như...
Nhận xét là một hành động thuộc trí tuệ nhưng cũng mang cả yếu tố cảm xúc. Nhận xét bao gồm rất nhiều dạng thức khác nhau, tùy theo đối tượng, mục đích của nó. Bài tập nhận xét trước hết giúp HS phân biệt được những chi tiết có ý nghĩa và những chi tiết vô nghĩa, hơn thế nữa loại bài tập này còn giúp các em nhận thức tốt hơn, sâu hơn về ý nghĩa của mỗi chi tiết mà mình cảm nhận được.