Hệ thống bài tập PTNL liên tưởng,tưởng tượng cho HS khi làm văn miêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 6 (Trang 52 - 56)

7. Bố cục của luận văn

2.3.2. Hệ thống bài tập PTNL liên tưởng,tưởng tượng cho HS khi làm văn miêu

Liên tưởng bao gồm tất cả các hoạt động của tư duy và cảm xúc mà chủ thể phát động, dựa theo các mối quan hệ giữa đối tượng với các sự vật hiện tượng khác.

Tưởng tượng: là khả năng hình thành các hình ảnh, cảm giác, khái niệm trong tâm trí khi không nhận thức đối tượng đó thông qua thị giác, thính giác hoặc các giác quan khác.

Nhóm bài tập PTNL liên tưởng, tưởng tượng cũng là một hệ thống rất cần thiết khi làm văn miêu tả. Dựa trên sự phân loại liên tưởng, tưởng tượng, ta có thể chia nhóm bài tập này thành hai loại: Bài tập PTNL liên tưởng, tưởng tượng tái tạo và bài tập PTNL liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo.

2.3.2.1. Nhóm bài tập PTNL liên tưởng, tưởng tưởng tái tạo

Là khiến cho đối tượng hiện lên như nó vốn có. Muốn vậy, người ta phải chú ý đến 3 nhiệm vụ: 1. Tái tạo các chi tiết, bộ phận; 2. Tái tạo mối quan hệ giữa các chi tiết, bộ phận của đối tượng của đối tượng; 3. Tái tạo chỉnh thể của đối tượng miêu tả.

* Tái tạo các chi tiết, bộ phận: giúp HS củng cố sâu hơn, vững chắc hơn

năng lực lựa chọn các yếu tố đặc sắc, cũng như có được một ý thức và phương pháp xác định các yếu tố trong hệ thống chỉnh thể của đối tượng được miêu tả.

Bài tập minh họa: Nhớ lại kết quả quan sát cây phượng ở trường em và trả lời các câu hỏi sau đây:

a. Thân cây, gốc cây, cành cây, hoa, quả, thế nào?

b. Mùa nào là mùa lá rụng, mùa nào là mùa ra hoa kết trái?

c. Điểm khác biệt của cây khi trải qua các mùa khác nhau như thế nào?

* Tái tạo mối quan hệ giữa các chi tiết, bộ phận: phải xác lập mối quan hệ

chính - phụ (xét trên phương diện nội dung chủ đề) và quan hệ trật tự (xét trên phương diện hình thức trình bày).

Bài tập minh họa: Nhớ lại kết quả quan sát về cây bàng mùa lá rụng, em hãy đưa ra các chi tiết mà em đã quan sát được, sắp xếp chúng theo trình tự.

a. Toàn cảnh xung quanh cây bàng.

b. Các chi tiết về cây bàng: thân cây, cành cây, lá cây, gốc cây. c. Chi tiết nào cho em ấn tượng nhất? Vì sao?

* Tái tạo chỉnh thể đối tượng: là hình dung ra đối tượng miêu tả một cách hoàn

chỉnh, với những bộ phận, chi tiết,... cụ thể với những mối quan hệ rất cụ thể, hình thức bên ngoài rõ ràng, sinh động phù hợp với nội dung bên trong.

Bài tập minh họa: Hãy hồi tưởng và miêu tả lại một con vật yêu thích mà em có dịp được quan sát (gợi ý: các chi tiết miêu tả con vật phải trung thực, cụ thể, miêu tả kĩ những chi tiết mà em ấn tượng nhất).

2.3.2.2. Nhóm bài tập PTNL liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo

Tưởng tượng, liên tưởng sáng tạo khác với tưởng tượng, liên tưởng tái tạo ở tính năng động của tư duy hình tượng.

* Bài tập tìm kiếm ý tưởng:

Bài tập minh họa 1 (tìm kiếm ý tưởng theo thiên hướng ngợi ca): Hình ảnh mẹ nấu cơm đã in đậm trong tâm trí Hoa. Em hãy thay Hoa phác họa đôi nét về hình ảnh ấy bằng những nét tiêu biểu, nổi bật và đáng nhớ nhất.

Bài tập minh họa 2 (tìm kiếm ý tưởng theo thiên hướng phê bình): Trên đường đi học em nhìn thấy một bãi rác ngay giữa thành phố. Em hãy viết một bài văn ngắn phê bình một số người dân vô ý thức đã vất rác ra đường làm mất mỹ quan của thành phố.

Bài tập minh họa 3 (khai thác mâu thuẫn giữa hoàn cảnh với đối tượng): Cho đề văn “Hãy tả lại cánh đồng lúa chín quê em”. Một số bạn viết như sau:

a. Bạn Hùng nghĩ gì viết nấy, không theo chủ ý nào.

b. Bạn Trang viết: Cánh đồng lúa quê em vào mùa lúa chín nhìn từ xa như một dải lụa vàng.

c. Bạn Thắng viết: Cánh đồng lúa quê em được bao phủ toàn bộ bởi một màu vàng óng ả của lúa chín, những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, mùi thơm dịu dàng thoang thoảng bay.Ngắm nhìn cánh đồng lúa em thấy thêm yêu quê hương mình.

d. Bạn Thu viết: Cánh đồng lúa quê em vào mùa gặt vô cùng tươi đẹp và nhộn nhịp. Từ xa nhìn cánh đồng như dòng sông dát vàng lấp lánh, các bác nông dân hăng hái gặt lúa mang về, không khí tưới vui nhộn nhịp tạo thành một bức tranh làng quê đầy màu sắc.

Theo em, bài viết của bạn nào định hướng tốt và bài viết nào định hướng chưa tốt? Hãy trình bày chủ ý của em.

Bài tập minh họa4 (khai thác mâu thuẫn trong nội bộ đối tượng): Cho đề văn “Miêu tả một người bạn thân”. Một số bạn đã làm theo ý tưởng như sau:

a. Miêu tả một người bạn có hình thức bên ngoài không đẹp nhưng hành vi, đạo đức tốt.

b. Miêu tả một người bạn xinh đẹp nhưng xấu tính. c. Miêu tả một người bạn học giỏi nhưng nghịch ngợm. d. Miêu tả một người bạn chung chung, gặp gì tả nấy.

Theo em, bài viết của bạn nào sẽ không đạt kết quả tốt? Vì sao? Hãy nếu ý kiến riêng của em (chú ý tìm trong tính nết của bạn những điểm trái ngược nhau).

* Bài tập hư cấu: hư cấu phải bắt nguồn từ quan sát thực tế, cần xử lí tốt mối

quan hệ giữa hư cấu và tính trung thực. Phải hướng HS miêu tả sao cho người đọc cảm nhận sản phẩm miêu tả hiện lên sinh động và phải mang được một ý nghĩa nhất định.

Bài tập minh họa 1(hư cấu trên cơ sở các chi tiết có sẵn của đối tượng): Đọc đoạn văn sau:

Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phàng phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi

hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”.

(Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài) Em hãy quan sát những con dế mèn (vật mẫu hoặc trên thực địa) và cho biết nhà văn Tô Hoài đã dựa trên những chi tiết nào trong thực tế dưới đây để tả loài côn trùng này (khoanh tròn vào chữ cái đầu những câu trả lời đúng).

a. Là một họ côn trùng có quan hệ gần với họ châu chấu.

b. Có cơ thể hình trụ, đầu tròn và một cặp râu dài, chân sau thích hợp cho việc nhảy.

c. Hằng năm dế mèn mở hội thi võ trên đồng cỏ.

d. Xuất hiện nhiều ở đồng cỏ,bụi rậm và đầm lầy, bãi biển và hang động. đ. Các loài dế mèn đa số sống về đêm.

e. Cặp cánh trước được chuyên biệt hóa thành một dạng cánh bảo vệ, cặp cánh sau có màng được gập lại khi không sử dụng.

Bài tập minh họa 2 (hư cấu trên cơ sở các chi tiết của đối tượng khác): Giả sử trong giấc mơ đẹp, em được gặp Bác Hồ.Hãy tưởng tượng để miêu tả về hình ảnh Bác trong giấc mơ của em.

* Bài tập rèn luyện cách thức liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo.

Bài tập minh họa 1 (thay đổi kích thước, số lượng): Trong truyện cổ tích Tấm Cám có nhân vật được sáng tạo bằng cách thay đổi kích thước. Hãy cho biết đó là nhân vật nào? Nhân vật đó đã thay đổi kích thước như thế nào?

Bài tập minh họa 2 (chắp ghép và liên hợp): Con rồng là một hình tượng nghệ thuật hư cấu. Em hãy quan sát một bức tranh vẽ con rồng và cho biết: nó đã được xây dựng dựa trên cơ sở lắp ghép từ các chi tiết của những con vật gì?

Bài tập minh họa 3 (điển hình hóa): Hãy tưởng tượng và miêu tả về một loại hoa mà em yêu thích, sao cho hoa ấy trở thành bống hoa đẹp nhất, thơm nhất.

Bài tập minh họa 4: Đọc đoạn thơ dưới đây và cho biết tác giả đã sử dụng phép liên tưởng sự vật, hình ảnh nào với sự vật, hình ảnh nào?

“Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay

Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau Cậu mèo đã dậy từ lâu

Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng Mụ gà cục tác như điên

Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi Cái na đã tỉnh giấc rồi

Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao! Chị tre chải tóc bên ao

Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương Bác nồi đồng nát bùng boong Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà”

(Buổi sáng nhà em- Trần Đăng Khoa)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 6 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)