7. Bố cục của luận văn
2.4.3. Hệ thống bài tập PTNL lập dàn ý
Lập dàn ý là con đường giúp cho bố cục bài văn được cân đối, sáng sủa, phù hợp với văn miêu tả
. Loại bài tập này giúp HS rèn luyện cách sắp xếp, tổ chức các ý cho bài văn miêu tả một cách chặt chẽ, hợp tình, hợp lý, hình thành “bộ khung” cho bài văn miêu tả sẽ viết. Dựa theo mức độ của việc lập dàn ý, lâu nay LV trong nhà trường chia ra 2 loại dàn ý: dàn ý đại cương và dàn ý chi tiết. Theo cách này, loại bài tập PTNL lập dàn ý cho bài văn miêu tả có thể chia thành 2 kiểu: bài tập lập dàn ý sơ lược cho bài văn miêu tả; Bài tập lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả.
2.4.3.1. Bài tập phân tích, nhận diện dàn ý qua các bài văn miêu tả mẫu Bài tập minh họa: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Gương mặt của mẹ
“Với em, gương mặt mẹ là một hình ảnh vô cùng thân thuộc luôn thường trực trong tâm trí. Mẹ em năm nay đã hơn ba mươi tuổi nhưng gương măt mẹ trẻ hơn tuổi rất nhiều. Gương mặt mẹ hình trái xoan được ôm lấy bởi mái tóc đã cắt ngắn, đen và thẳng. Những sợi tóc rất đẹp ấy phủ chéo một phần trên trán mẹ. Đôi mắt của mẹ long lanh như lúc nào cũng ánh lên niềm vui. Đuôi mắt dài nhìn thật đáng yêu biết mấy! Mẹ có chiếc mũi dọc dừa và đôi môi nhỏ nhắn, hồng tươi. Mỗi khi mẹ cười, lại để lộ ra hàm răng trắng và một chiếc răng khểnh thật duyên. Nhưng em thích nhất làn da của mẹ. Da mẹ trắng và mịn, mỗi khi có chuyện gì vui, em chỉ muốn ôm chầm lấy mẹ và thơm nhẹ lên đôi má của mẹ. Gương mặt của mẹ em thật đẹp, em lại thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để luôn được thấy những nụ cười nở tươi trên gương mặt mẹ”. (Tuyển tập những bài văn mẫu hay)
a. Tìm các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn trong đoạn văn trên. Mỗi phần ấy nói lên điều gì?
b. Ở phần thân đoạn, tác giả tả theo trình tự nào?
2.4.3.2. Bài tập khôi phục lại dàn ý cho bài văn miêu tả
Bài tập minh họa: Khôi phục lại dàn ý chi tiết mà người viết đã dựa vào khi viết đoạn văn “Tả gương mặt của mẹ” ở trên.
Bài tập minh họa: xây dựng dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả bình minh trên biển ở quê em dựa vào các câu hỏi gợi ý sau:
a. Mở bài: Giới thiệu cảnh em định tả (bình minh trên biển ở quê em). b. Thân bài: Tả bao quát: toàn cảnh biển như thế nào?
Tả cảnh chi tiết: Bãi cát ra sao? Con sóng thế nào? Nước biển màu gì? Cảnh vật xung quanh bãi biển nhìn thế nào?
c. Kết luận: Nêu cảm xúc của em trước cảnh bình minh của biển, trách nghiệm giữ gìn biển sạch đẹp.
2.4.3.4. Bài tập biến đổi dàn ý sơ lược thành dàn ý chi tiết
Bài tập minh họa: xây dựng dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả quang cảnh lớp học trong giờ Tập làm văn dựa vào dàn ý sơ lược sau:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về quang cảnh lớp học. b. Thân bài: Tả bao quát về lớp học trong giờ TLV
Tả chi tiết về cô giáo dạy như thế nào? Học sinh học ra sao? c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em.
2.4.3.5. Bài tập sửa chữa dàn ý
Bài tập minh họa: Một bạn HS lập dàn ý sơ lược cho bài văn tả cảnh Hồ Gươm theo trình tự thời gian. Theo em, dàn ý của bạn đã đầy đủ chưa? Nếu chưa đầy đủ thì cần bổ sung thêm những ý nào? Hãy giúp bạn hoàn thiện dàn ý.
a. Mở bài: Giới thiệu Hồ Gươm.
b. Thân bài: Tả cảnh Hồ Gươm vào các thời điểm trong ngày: - Buổi sáng.
- Buổi chiều.
c. Kết bài: Cảm nhận của bản thân về Hồ Gươm.
2.4.3.6. Bài tập sắp xếp lại dàn ý
Bài tập minh họa: Dưới đây là những ý cần thiết để phục vụ cho đề bài văn miêu tả: “Cánh đồng lúa chín trong một buổi sáng đẹp trời”. Hãy sắp xếp các ý này lại thành một dàn ý theo trình tự từ bao quát đến cụ thể sao cho hợp lý:
Nêu lý do ra thăm cánh đồng; Tả bao quát: Nhìn xa cánh đồng như thế nào? Nhìn gần cánh đồng ra sao? Tả chi tiết: mùi vị của lúa, bầu trời, cảnh vật xung quanh, các bác nông dân, bông lúa như thế nào? Nêu cảm nghĩ và ấn tượng của em.
2.4.3.7. Bài tập lập dàn ý cho bài văn miêu tả theo yêu cầu của đề bài
Bài tập minh họa: lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả cảnh đẹp ở địa phương em
theo trình tự thời gian.