Về thực nghiệm dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 6 (Trang 106 - 113)

7. Bố cục của luận văn

3.6.2. Về thực nghiệm dạy học

Kết quả thực nghiệm dạy học cho thấy hệ thống bài tập PTNL TLVB miêu tả cho HS lớp 6 mà chúng tôi đề xuất có tác dụng tích cực với việc rèn luyện và phát triển một số năng lực quan trọng.

Tuy nhiên, qua thực nghiệm dạy học chúng tôi cũng nhận thức rõ bằng việc PTNL TLVB miêu tả không thể đạt kết quả cao trong thời gian ngắn được mà phải có một quá trình.

KẾT LUẬN

1. PTNL TLVB miêu tả là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong môn Ngữ

văn ở THCS. Việc PTNL TLVB miêu tả cho HS lớp 6 chỉ có thể đạt được hiệu quả như mong đợi khi xây dựng hệ thống bài tập đầy đủ, đa dạng, phong phú. Các chương trình SGK Ngữ văn THCS lâu nay cũng đã quan tâm đến việc xây dựng hệ thống bài tập cho HS, song các bài tập này còn ít, chưa được sắp xếp hợp lý và chưa được sắp xếp cụ thể. Chính vì vậy, xây dựng hệ thống bài tập PTNL TLVB miêu tả cho HS lớp 6 là vấn đề đáng được quan tâm phù hợp với quan điểm dạy học hiện đại.

2. Để hệ thống bài tập PTNL TLVB miêu tả có chỗ dựa về mặt lí luận và đảm

bảo về khả năng thực thi trong thực tiễn dạy học, chúng tôi đã xác định cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của hệ thống bài tập này.

Con đường hình thành và phát triển năng lực TLVB miêu tả được xác định là: dạy các thao tác từng hành động trong hoạt động lớn - hoạt động viết văn miêu tả. Vì vậy, chúng tôi đã đưa ra hệ thống bài tập PTNL TLVB thành 4 nhóm năng lực: Năng lực quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh và nhận xét; Năng lực tìm hiểu đề, tìm ý, lâp dàn ý; Năng lực diễn đạt; Năng lực phát hiện và sửa lỗi trong bài văn miêu tả.

Tìm hiểu tình hình dạy học văn miêu tả ở THCS, chúng tôi nhận thấy một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, không ít GV THCS còn chưa hiểu được bản chất của việc PTNL TLVB miêu tả, chưa nắm chắc vai trò của từng nhóm năng lực, bộ phận trong hệ thống năng lực TLVB miêu tả. Vì thế, chưa biết cách xây dựng hệ thống bài tập phù hợp. Bên cạnh đó, việc khảo sát tình hình dạy - học văn miêu tả ở THCS cho thấy trong các bài làm văn HS đạt hiệu quả không cao. Các em còn mắc nhiều lỗi trong bài văn, điều đó đòi hỏi cần phải có những bài tập nhằm giúp các em khắc phục phần nào những khó khăn trên, giúp các em viết bài văn miêu tả tốt hơn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy - học văn miêu tả.

3. Hệ thống bài tập mà luận văn đề xuất được thực nghiệm tại địa bàn Quảng Ninh,

Thái Nguyên và Hà Nam. Thực nghiệm đã chứng minh tính khả thi, tính hiệu quả của hệ thống bài tập và chứng minh giả thuyết khoa học của luận văn là đúng.

4. Chương trình SGK Ngữ văn đã được hoàn thiện và triển khai trên cả nước,

dạy học. Hệ thống bài tập nhằm PTNL TLVB miêu tả cho HS lớp 6 được xây dựng trong luận văn có thể còn thiếu sót, cần được góp ý, bổ sung để hoàn thiện hơn, nhưng chúng tôi mong muốn và hi vọng hệ thống bài tập trong luận văn có thể giúp ích cho việc dạy học văn miêu tả nói riêng, dạy học môn Ngữ văn ở THCS nói chung đạt hiệu quả tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A, Vương Toàn (1989), Phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ, tập 1, NXB GD, Hà Nội (tài liệu dịch).

2. Lê A, Vương Toàn, Nguyễn Quang Ninh (1989), Phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội (tài liệu dịch).

3. Lê A, Thành Thị Yên Mỹ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1994), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Lê A (1990), “Mấy vấn đề cơ bản của việc dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học”, Nghiên cứu giáo dục (12).

5. Lê A, Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh (1996), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Lê A, Nguyễn Trí (2001), Làm văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Lê A (2001), “Dạy Tiếng Việt là dạy một hoạt động và bằng hoạt động”, Ngôn ngữ (4).

8. Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm (1985), Ngữ pháp văn bản và việc dạy làm văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học Giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục (2000), Kỉ yếu Hội thảo khoa học “Dạy học Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông đầu thế kỉ 21”, Hà nội.

10. J.Brun, A.Doppagne, J.N.Chevalir (1976), Nghệ thuật làm văn (tài liệu dịch), NXB KH và NV Phố Macxây 25. (Bản dịch của Trường ĐHSP Hà Nội). 11. Đình Cao, Lê A (1989) Làm văn, tập 1, NXB giáo dục, Hà Nội.

12. Đỗ Hữu Châu (2003), Giáo trình Ngữ dụng học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

13. Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thị Ngọc Diệu (2004), Giáo trình ngữ pháp văn bản, NXB Đâị học Sư phạm, Hà Nội.

14. Trương Chính (1990), “Từ ngôn ngữ đến văn chương dùng từ”, Ngôn ngữ, (4).

15. Phạm Minh Diệu (2004), Hệ thống bài tập rèn luyện năng lực quan sát, tưởng tượng trong dạy học văn miêu tả ở trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội.

16. Trương Dĩnh (1992), “Bài tập Tiến Việt phổ thông từ góc nhìn chức năng”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc, Huế.

17. A.I.Domasơniep (1989), Giải thích văn bản nghệ thuật, NXB Giáo dục. 18. Hồ Ngọc Đại (1984), “Dạy Tập làm văn”, Nghiên cứu giáo dục, (1).

19. Hồ Ngọc Đại (2000), Tâm lí học dạy học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 20. Phạm Văn Đồng (1973), “Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện”,

Nghiên cứu giáo dục, (28).

21. Văn Giá, Nguyễn Nghiệp, Nguyễn Trí, Trần Hòa Bình (2002), Văn miêu tả tuyển chọn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

22. M.Gorki (1970), Bàn về văn học, NXB Văn học, Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Thu Hà (1998), Thủ pháp miêu tả, Luận văn Thạc sĩ lý luận ngôn ngữ, Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

24. Lê Bá Hán, Hà Minh Đức (1970), Cơ sở lý luận văn học, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

25. Tô Hoài (1960), Một số kinh nghiệp viết văn của tôi, NXB Giáo dục, Hà Nội. 26. Tô Hoài (1967), Sổ tay viết văn, Hội văn nghệ Hà Nội.

27. Tô Hoài (1997), Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả, NXB Giáo dục, Hà Nội. 28. Đỗ Kim Hồi (1984), “Rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh phổ thông cơ

sở”, Nghiên cứu giáo dục, (7).

29. A.N.Leonchep (1989), Hoạt động - Ý thức - Nhân cách, NXB Giáo dục, Hà Nội.

30. Phan Trọng Luật, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt (1997),

Phương pháp dạy học văn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

31. Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống, Lưu Đức Mạnh (2001), Muốn viết được bài văn hay, NXB Giáo dục, Hà Nội.

32. M.R.L.vop (1987), “Phương pháp phát triển lời nói cho học sinh”, Nghiên cứu giáo dục, (7).

33. Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng (1999), Văn miêu tả và kể chuyện, NXB Giáo dục, Hà Nội.

34. Nguyễn Quang Ninh (1984), “Dạy cho học sinh cách viết một đoạn văn”, Kỉ yếu Hội nghị khoa học toàn quốc về giảng dạy TV.

35. Hoàng Phê (Chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

36. Chu Thị Phương (1999), “Về khả năng liên tưởng, tưởng tượng của học sinh tiểu học trong làm văn miêu tả”, Nghiên cứu giáo dục, (4).

37. Đào Thản (1994), “Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện trong văn xuôi”, Văn học, (2).

38. Đỗ Ngọc Thống (2000), “Vẻ đẹp của văn miêu tả”, Văn học và Tuổi trẻ, (49). 39. Đỗ Ngọc Thống, Phạm Minh Diệu (2003), Văn miêu tả trong nhà trường phổ

thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

40. Nghiêm Toản (1996), Việt Luận, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn.

41. Nguyễn Trí, Nguyễn Nghiệp, Nguyễn Hữu Kiều (1973), Văn miêu tả và kể chuyện chọn lọc, NXB Giáo dục, Hà Nội.

42. Nguyễn Trí (1996), Văn miêu tả và phương pháp dạy học văn miêu tả, NXB Giáo dục, Hà Nội.

43. Nguyễn Trí (1996), “Kĩ năng quan sát trong làm văn miêu tả ở tiểu học”,

Nghiên cứu giáo dục, (9).

44. Nguyễn Quang Uẩn (1997), Tâm lý học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội.

TIẾNG ANH

45. Frederick Crews (1987), Hand - book, The Random House, Newyork.

TIẾNG PHÁP

46. Phillippe Hamon (1981), Introductinon à l’ analyse du descriptif, Classiques Hachette, 79 boulevard Saint-Germain, Paris.

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN (Về tình hình dạy học văn miêu tả ở lớp 6)

- Họ và tên giáo viên: - Hiện đang dạy lớp: - Trường:

- Tỉnh (Thành phố): - Huyện (Thị xã):

1. Theo đồng chí, HS có hứng thú học văn miêu tả không? Vì sao?

2. Trong các bài tập dạy học văn miêu tả, loại bài tập nào đồng chí thấy khó dạy, khó hướng dẫn HS thực hiện nhất? Vì sao?

3. Sau khi học xong phần văn miêu tả, HS lớp 6 đã hình thành và phát triển được các năng lực sau đây như thế nào? (Ghi dấu tích vào cột tương ứng).

STT Các nội dung cơ bản của năng lực TLVB miêu tả

Đánh giá của giáo viên Tốt - Khá T.Bình Yếu 1 Năng lực quan sát, liên tưởng, tưởng tượng,

so sánh và nhận xét

2 Năng lực tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý

3 Năng lực diễn đạt

4 Năng lực phát hiện và sửa lỗi

4. Khi chấm bài văn miêu tả của HS đồng chí thấy HS thường mắc những lỗi viết văn nào? (Ghi dấu tích vào ô tương ứng).

Các loại lỗi trong bài văn miêu tả Thường xuyên

mắc lỗi Ít mắc lỗi

Không mắc lỗi Lỗi về bố cục

Lỗi về nội dung miêu tả Lỗi

diễn đạt

Lỗi dùng từ Lỗi viết câu Lỗi

viết đoạn

Lỗi tách đoạn Lỗi liên kết đoạn

5. Đồng chí đánh giá như thế nào về năng lực TLVB mêu tả của HS lớp 6 sau khi học phần văn miêu tả? (Ghi dấu tích vào ô vuông cho câu trả lời).

a. Tốt - Khá. b. Trung bình. c. Yếu.

6. Chỗ yếu GV khi dạy văn miêu tả là ở chỗ nào? Để dạy văn miêu tả tốt, đồng chí có đề xuất gì về biện pháp nhằm PTNL TLVB miêu tả cho HS lớp 6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 6 (Trang 106 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)