7. Bố cục của luận văn
3.4.1. Thực nghiệm thăm dò
Trên cơ sở các bài tập PTNL tạo lập văn bản miêu tả đã được xây dựng trong luận văn, chúng tôi đã lựa chọn các bài tập để thiết kế một số đề kiểm tra dưới hình thức phiếu bài tập. Sau đó, tổ chức dạy học ngoài giờ theo thời lượng phù hợp với yêu cầu của chương trình. Trước khi lựa chọn các bài tập để đưa vào thực nghiệm thăm dò, chúng tôi đã ra các yêu cầu cần đảm bảo đó là: tính tiêu biểu, tính mới mẻ, tính toàn diện và tính phù hợp.
Dưới đây là các nhóm bài tập được sử dụng để thực nghiệm thăm dò:
1. Nhóm bài tập PTNL quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
2. Nhóm bài tập PTNL tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý cho bài văn miêu tả.
3. Nhóm bài tập PTNL diễn đạt trong bài văn miêu tả.
4. Nhóm bài tập PTNL phát hiện và sửa chữa lỗi trong bài văn miêu tả.
Cụ thể là chúng tôi đã thiết kế các phiếu bài tập sau đây:
Phiếu bài tập số 1
Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây: Đề bài: “Hãy viết bài văn miêu tả về hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè”.
“Mùa hè, thứ đẹp nhất là những cây phượng vĩ và tiếng ve. Và đến mùa hè, những cây phượng vĩ khoe vẻ đẹp rực rỡ của mình với những chú ve đang hòa mình vào một dàn đồng ca mùa hạ. Từ xa nhìn lại, hàng phượng vĩ như dải lụa đỏ thắm đang uốn lượn giữa bầu trời. Lại gần mới thấy các cây phượng vĩ thật cao lớn, chúng xếp thành từng hàng đều tăm tắp như khi chúng em xếp hàng chào cờ. Thân hình nó vạm vỡ, to lớn đến nổi vòng tay của hai bạn học sinh mới ôm được. Ở ngoài nó mặc một lớp áo giáp dày như một chàng hiệp sĩ đang che chắn những nàng công chúa hoa phượng khoe sắc thắm với những cậu lá non xanh tươi. Trên những cành phượng, những nghệ sĩ ve đang hòa tấu thành một dàn đồng ca mùa hạ. Trên cao, những cây phượng thỉnh thoảng lại tạo thành một khúc nhạc hay nhờ gió. Cả sân trường như ngập tràn tiếng ve ngân. Những nhạc sĩ ve dùng các bản nhạc của mình để đánh thức những nụ hoa phượng còn e thẹn giấu mình dưới tán lá xanh non cùng khoe sắc và hòa vào không khí rộn ràng trên hàng hoa phượng vĩ. Hàng phượng vĩ và tiếng ve như những người bạn thân của màu hè, chúng cùng làm nỗi bật vẽ đẹp của nhau. Tiếng ve kêu: “Ve…Ve…Ve…”, âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến. Mùa hè nhờ có hoa phượng và tiếng ve nên thật rộn ràng, rực rỡ tươi thắm. Hoa phượng và tiếng ve là những người bạn thân thiết với tuổi học trò chúng em”.
(Bài làm của bạn Hoàng Anh Phúc) a. Bài văn trên miêu tả đối tượng nào?
b. Người viết miêu tả nhằm mục đích gì?
c. Người viết đã quan sát và miêu tả hoa phượng và tiếng ve bằng những giác quan nào?
d. Tác giả đã có liên tưởng, tưởng tượng thú vị như thế nào hoa phượng và tiếng ve?
e. Em thích nhất câu văn nào trong bài? Vì sao?
g. Em hãy khôi phục lại dàn ý chi tiết cho bài văn trên.
Phiếu bài tập số 2
Bài tập 1: Quan sát chiếc nónlá và trả lời các câu hỏi sau:
Chiếc nón lá của ai? Nón như thế nào? Ấn tượng chung của em về chiếc nón lá?
Em hãy viết một đoạn mở bài giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện, hoặc nói lên suy nghĩ, ấn tượng chung của em về chiếc nón lá.
Bài tập 2: Viết một đoạn văn miêu tả em bé mà em có dịp được quan sát theo gợi ý sau:
- Câu mở đoạn: Giới thiệu về em bé hoặc nêu ấn tượng chung của em về em bé.
- Câu thân đoạn: Miêu tả ngoại hình, nét đáng yêu của em bé. - Câu kết đoạn: Nói lên tình cảm hoặc suy nghĩ của em về em bé.
Phiếu bài tập số 3
Bài tập 1: Chỉ ra lỗi trong các câu văn miêu tả sau: a. Cây hoa hồng ở vườn nhà em đẹp quá đi mất thôi. b. Thầy giáo em xinh trai nhất trường.
c. Mai đây dù có đi xa, hình ảnh ngôi trường xinh xắn vẫn in sâu nặng trong lòng dạ em.
Bài tập 2: Em hãy đọc kĩ đoạn văn dưới đây và chỉ ra những câu văn miêu tả không phù hợp. Hãy sửa lại sao cho hợp lý.
“Tiếng trống trường rộn rã vang lên báo hiệu giờ vào lớp đã đến. Các bạn học sinh không còn nô đùa nữa mà chạy nhanh như thỏ ngồi ngay ngắn vào vị trí của
mình. Cô giáo bước vào lớp với khuôn mặt vui tươi roi rói và hỏi lớp trường báo cáo sĩ số. Chiếc bảng xanh rêu nổi bật màu phấn trắng được viết bởi bàn tay ngọc ngà của cô giáo, những con chữ như rồng múa phượng bay in đậm trên bảng như đang nhảy múa. Giờ học đã đến, cả lớp im phăng phắc chăm chú lắng nghe cô giáo giảng bài. Em thấy buổi học này thật bổ ích”.