Hệ thống bài tập PTNL liên kết đoạn trong bài văn miêu tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 6 (Trang 74 - 77)

7. Bố cục của luận văn

2.5.4. Hệ thống bài tập PTNL liên kết đoạn trong bài văn miêu tả

Liên kết có tác dụng biến một chuỗi câu thành văn bản. Liên kết của văn bản được chia làm 2 phương diện: liên kết nội dung và liên kết hình thức; hai phương diện này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do vấn đề này đã được những người đi trước bàn khá kĩ nên trong phạm vi của luận văn chúng tôi chỉ tập trung bàn đến một số phương tiện được dùng để liên kết hình thức giữa các đoạn văn trong bài văn miêu tả.

2.5.4.1. Bài tập sử dụng từ ngữ để liên kết các đoạn văn miêu tả

Đối với văn miêu tả, việc lựa chọn các từ ngữ để liên kết đoạn có liên quan đến việc lựa chọn trình tự miêu tả trong bài văn. Để giúp HS nhận biết trình tự miêu tả được sử dụng trong bài văn, phát hiện và thấy được vai trò của các từ ngữ chỉ thời gian, không gian, chúng ta cần rèn luyện cho các em những bài tập phân tích, nhận diện. Sau đó, có thể PTNL dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn miêu tả cho HS qua 1 số hình thức bài tập sau:

- Bài tập điền từ ngữ vào chỗ trống:

Bài tập minh họa: Em hãy chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong bài văn miêu tả sau:

(..1..), nước từ thượng nguồn sông Hồng đổ về, gây ra cảnh ngập lụt kéo dài. Ruộng vườn, nhà cửa, trường học, trạm y tế... của bao làng xóm ven sông bị nhấn chìm trong biển nước.

(..2..), mưa tầm tã. Bầu trời xám xịt, chớp rạch nhoang nhoáng, sấm sét đì đùng. Gió quật tơi tả những vườn chuối, vườn ngô xanh tốt. Nước lũ dâng cao đã đến mức báo động số 3. Tình hình rất nguy cấp. Chính quyền xã đã kịp thời sơ tán dân chúng vào phía trong đê. Mấy chục dãy lán dựng tạm cho bà con có chỗ trú thân. Trâu bò cũng được tập trung trên gò đất cao ở gần điếm canh. Đội thanh niên xung kích đi tuần liên tục đến phát hiện những chỗ rò rỉ ở thân đê.

(..3..), tình nghĩa xóm giềng gắn bó hơn bao giờ hết. Mọi người san sẻ cho nhau từng cân gạo, bát ngô, bó củi, mớ rau, con cá...Tình cảm đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ nhau lúc hiểm nguy, hoạn nạn đã trở thành một truyền thống tốt đẹp từ bao đời của dân tộc Việt Nam ta”.

(Trích bài làm của HS) - Bài tập sử dụng các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn để viết bài văn miêu tả:

Bài tập minh họa: Em hãy viết bài văn tả quang cảnh thành phố sau cơm mưa bão theo trình tự thời gian. Trong đó, mỗi khoảng thời gian viết thành một đoạn văn (lưu ý: sử dụng từ ngữ chỉ thời gian vào buổi sáng, đến buổi trưa, khi trời chiều đặt ở câu mở đầu mỗi đoạn).

2.5.4.2. Bài tập dùng câu để liên kết các đoạn văn miêu tả

Bên cạnh việc sử dụng từ để liên kết đoạn, còn có thể dùng câu chủ đề của đoạn văn hoặc câu chuyển đoạn để liên kết. Việc PTNL dùng câu để liên kết đoạn trước hết cần bắt đầu từ những bài tập phân tích, nhận diên, sau đó có thể luyện tập qua một số hình thức bài tập sau:

- Bài tập điền vào chỗ trống câu văn thích hợp:

Bài tập minh họa 1: Đoạn văn dưới đây thiếu câu mở đầu, em hãy lựa chọn câu mở đầu bên dưới điền vào đoạn văn cho phù hợp.

“... Dưới mái nhà xanh ngọc của cây, họa mi thỏa thích vui đùa. Có lúc, họa mi nhảy nhót làm lá cành cũng rung rinh hòa theo điệu múa. Có lúc chú lại vươn cổ buông tiếng hót say mê như một ca sĩ thực sự. Tiếng hót trong trẻo, ríu ran không ngớt làm rộn cả không gian yên lặng.

Lần nào, nghe tiếng hót lảnh lót mừng nắng sớm của họa mi, em lại cảm thấy vui vẻ hơn. Với em, tiếng hót ấy luôn là lời chúc tốt đẹp của mỗi buổi sớm mai”.

(Trích chú chim họa mi - Cô Ngân) a. Họa mi là người bạn thân thiết của em.

b. Họa mi là bạn thân thiết của cây lộc vừng.

Bài tập minh họa 2: Hai đoạn văn dưới đây miêu tả chú công an đang làm nhiệm vụ. Em hãy viết câu mở đoạn ho đoạn văn thứ nhất và câu liên kết đoạn cho đoạn văn thứ 2 để 2 đoạn văn này liên kết chặt chẽ với nhau.

“(...) Bỗng nhiên em thấy thấp thoáng bóng dáng một chú công an. Chú mặc bộ quần áo công an màu vàng rất đẹp. Bên ngoài khoác một chiếc áo mưa màu xanh. Tay chú cầm một chiếc dùi cui. Đầu chú đội một chiếc mũ công an ngay ngắn. Làn da hơi ngăm đen lộ vẻ rắn rỏi, khoe mạnh, trên ngực chú đeo một chiếc biển hiệu đề tên và chức vụ. Chú đeo một chiếc còi, vừa đi vừa thổi, tay cầm chiếc dùi cui chỉ hướng cho xe đi.

(...). Mọi người ai nấy cũng nhìn chú và nở một nụ cười thật tươi như thầm cảm ơn. Giao thông Việt Nam hiện tại vẫn còn là nỗi lo cho người dân và các nhà chức trách, để giải toả một vụ ách tắc là rất vất vả và mất nhiều thời gian, công sức. Các chú công an phải có tinh thần trách nhiệm rất cao mới có thể hoàn thành xuất sắc được công việc. Em thầm cảm ơn tất cả những chú công an. Nhờ có các chú mà đường phố trở nên thông thoáng hơn, an toàn trật tự xã hội được đảm bảo”.

(Trích văn mẫu lớp 6) - Bài tập sử dụng các câu có tác dụng liên kết đoạn để viết bài văn miêu tả:

Bài tập minh họa: Một bạn HS viết bài văn miêu tả về cây đào, nhưng bài bạn viết chưa hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn viết hoàn chỉnh bài văn.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào.

Cây đào được cắt tỉa gọn gàng, có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy.

(...). Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp.

(...). Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh.

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. (...)”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 6 (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)