7. Bố cục của luận văn
3.4.2. Thực nghiệm dạy học (kiểm tra đánh giá)
Như đã trình bày ở trên, nội dung chủ yếu của thực nghiệm dạy học là tiến hành dạy học theo 2 loại giáo án khác nhau: giáo án thực nghiệm (áp dụng hệ thống bài tập trong luận án) và giáo án đối chứng (dạy theo giáo án bình thường). Trên thực tế, điều này có nghĩa là: một số GV và HS tiến hành dạy - Học thực nghiệm, số GV và HS còn lại vẫn dạy - Học bình thường. Chúng tôi sẽ giúp đỡ các GV thiết kế bài giảng kĩ lưỡng hơn thường nhật theo tinh thần của SGK và SGV Ngữ văn lớp 6 tập 2. Số lượng các giáo án thực nghiệm gồm các tiết học văn miêu tả (phân môn TLV) như đã nêu ở trên. Trong khuôn khổ có hạn, luận văn không trình bày tất cả các bài soạn thực nghiệm mà chỉ giới thiệu hai bài soạn để minh họa cho quy trình thực nghiệm và làm rõ ý tưởng của người thiết kế (xin xem phần phụ lục).
Sau mỗi học kì thực nghiệm, HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm bài kiểm tra trong cùng một điều kiện để đánh giá kết quả dạy học. Để đảm bảo độ tin cậy, chúng tôi đã xây dụng hai đề kiểm tra:
- Đề 1: kiểm tra bằng đề kiểm tra 15 phút. - Đề 2: Kiểm tra bằng đề kiểm tra LV 1 tiết.
Mục đích của bài kiểm tra tổng hợp là nhằm đánh giá một cách cụ thể từng năng lực viết văn miêu tả của HS. Việc đánh giá kết quả làm bài kiểm tra của HS được thể hiện dưới 2 hình thức: cho điểm theo thang điểm 10 và thống kê số bài làm đúng yêu cầu của bài tập.
Mục đích kiểm tra của bài TLV là nhằm đánh giá một cách tổng thể năng lực viết văn miêu tả của HS nói chung. Việc đánh giá kết quả bài TLV của HS được thể hiện bằng cách cho điểm theo thang điểm 10 và thống kê lỗi của HS (nếu có) trong bài làm.
Việc đối chiếu kết quả thực nghiệm dạy học giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sẽ cho kết luận về tính khả thi của hệ thống bài tập được trình bày trong luận văn. Nếu kết quả của bài kiểm tra của lớp thực nghiệm tốt hơn ở lớp đối chứng thì hệ thống bài tập được đề xuất trong luận văn có thể được triển khai trong quá trình dạy văn miêu tả ở THCS.
Do hạn chế về thời gian làm thực nghiệm và quy định về khuôn khổ luận văn, thực nghiệm chỉ chọn 1 số bài tập được cho là điển hình và có thể phản ánh tường minh mức độ khả thi của hệ thống bài tập trong luận văn. Cụ thể:
Giáo án thực nghiệm:
TIẾT 80, BÀI 19:
QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Định hướng năng lực và kiến thức:
Giúp HS nắm được:
- Một số thao tác cơ bản cần thiết cho việc viết văn miêu tả.
- Mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Giúp HS hiểu được vai trò của các hoạt động nội tâm trong văn miêu tả, đặc biệt là hoạt động quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét; bước đầu rèn luyện các kỹ năng này.
- Thể hiện tinh thần tích hợp: Gắn liền kiến thức, kĩ năng của văn miêu tả với văn bản văn học (Tiết 77: “Sông nước Cà Mau”) và kiến thức Tiếng Việt (Tiết 78: So sánh).
Năng lực:
- Hình thành và phát triển năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả.
- Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản: quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong đọc và viết văn miêu tả.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét.
3. Thái độ:
- Có tinh thần học hỏi, cầu tiến.
- Biết vận dụng các kĩ năng khi làm văn miêu tả. - Biết cách ứng dụng văn miêu tả vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
1. GV: Nghiên cứu soạn bài, SGK, SGV, bảng phụ, phiếu học tập,... 2. HS: Soạn bài mới, học bài cũ, SGK, SBT, chuẩn bị tâm thế,.. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:
- Sĩ số: ...; - Vắng:...
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là văn miêu tả? Người ta cần phải miêu tả trong những tình huống nào? Miêu tả khác với tự sự ở những điểm nào?
3. Bài mới:
* Hoạt động khởi động: Vượt qua thử thách.
- Mục đích: thu hút sự tập trung chú ý, tư duy, nhận thức, gợi hứng thú, chuẩn bị tâm thế, huy động kiến thức liên quan làm hành trang để tiếp nhận kiến thức mới.
- Phương pháp: trực quan. - Thời gian: 5 phút.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV: Chiếu 1 đoạn video về cây hoa phượng. Yêu cầu
HS chú ý xem đoạn phim và trả lời câu hỏi dưới đây: ? Đoạn video trên là hình ảnh cây gì? Em thấy cây ấy như thế nào? Có đặc điểm ra sao? Màu sắc thế nào? Nhìn cây này cho nhớ đến điều gì?
HS: chú ý theo dõi đoạn phim, và nhận biết nội dung
chính, trả lời câu hỏi.
- Đoạn video tả cây phượng vào mùa hè.
- Thân cây to, rễ cây nhô lên mặt đất, cây có nhiều cành lá, lá nhỏ nhiều lá con, hoa phượng kết từng chùm đỏ rực vô cùng đẹp mắt.
GV: Các em vừa miêu tả sơ lược về cây hoa phượng.
Để có một bài văn miêu tả hay, người viết, nói cần có một số năng lực như thế nào hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
* Hoạt động hình thành kiến thức mới:
- Mục đích: hình thành cho HS năng lực quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi làm văn miêu tả.
- Phương pháp: truyền đạt trực tiếp, phân tích mẫu, dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
- Thời gian: 20 phút.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
GV: Treo bảng phụ 3 đoạn văn trong
SGK, gọi HS đọc. HS: Đọc ví dụ. GV: Chia HS làm 3 nhóm: - Nhóm 1: làm đoạn 1. - Nhóm 2: làm đoạn 2. - Nhóm 3: làm đoạn 3.
Yêu cầu: trả lời các câu hỏi:
? Đoạn văn 1,2,3, tả sự vật gì, cảnh gì? ? 3 đoạn văn trên giúp em hình dung ra đặc điểm nổi bật gì của đối tượng được miêu tả?
? Những đặc điểm nổi bật đó thể hiện ở những từ ngữ, hình ảnh nào?
? Hãy tìm câu văn có sự liên tưởng và so sánh? Sự liên tưởng và so sánh ấy có gì độc đáo?
Các nhóm thảo luận
I. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
1. Hãy đọc các đoạn văn dưới đây.
SGK- Tr.27
2. Trả lời câu hỏi:
a. Đoạn 1:
- Tả chàng Dế Choắt gầy ốm, đáng thương.
- Từ ngữ, hình ảnh: gầy gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn, ngơ ngơ. Sử dụng nhiều từ láy.
- Câu văn có sự liên tưởng và so sánh: + Người gầy gò....thuốc phiện.
+ Gã thanh niên.... gi- lê.
- Nét độc đáo: hình dung ra bộ dạng ốm yếu, khó coi, tức cười nhưng cũng hết sức đáng thương, tội nghiệp của Dế Choắt.
b. Đoạn 2:
- Tả cảnh đẹp thơ mộng, hùng vĩ của sông nước Cà Mau.
Suy nghĩ, tư duy làm bài
GV: Gọi đại diện các nhóm trình bày. HS: Lên trình bày bài.
GV: Gọi HS nhóm khác nhận xét. GV: Chốt ý.
HS: Ghi bài
GV: Để viết được các đoạn văn trên,
người viết phải có năng lực tư duy, khiếu thẩm mỹ, tài quan sát độc đáo, phải có khả năng liên tưởng, so sánh nhận xét. GV: Treo bảng phụ. Gọi HS đọc đoạn 3* HS: Đọc đoạn văn trong SGK - Tr.28 ? Em hãy so sánh với đoạn nguyên văn ở mục 1 đoạn 2 để chi ra đoạn này đã bị lược bỏ đi những chữ nào?
màng nhện, trời xanh, nước xanh, rì rào, bất tận, mệnh mông, ầm ầm, đen trũi, cao ngất.
- Câu văn có liên tưởng và so sánh: + Sông ngòi, kênh....mạng nhện. + Nước ầm ầm....như thác. + Cá nước....sóng trắng. + Rừng đước....vô tận.
- Nét độc đáo: tiềm năng dồi dào, phong phú của sông nước Cà Mau mà không nơi nào có được.
c. Đoạn 3:
- Tả cảnh mùa xuân đẹp, vui náo nức như ngày hội.
- Từ ngữ, hình ảnh: ríu rít, sừng sững, khổng lồ, ngọn lửa hồng, ngàn ánh nến trong xanh, lung linh.
- Câu văn có sự liên tưởng, so sánh: + Cây gạo...khổng lồ.
+ Hàng ngàn...lửa hồng.
+ Hàng ngàn búp non...trong xanh.
- Nét độc đáo: tạo nên bức tranh sinh động, tươi vui của ngày hội mùa xuân.
* Đoạn văn 3*:
GV:Gọi HS lên bảng điền vào bảng phụ.
? Những chữ bị lược bỏ đó đã làm ảnh hưởng đến đoạn văn miêu tả này như thế nào?
- Ầm ầm: âm thanh của nươc sông Năm Căn, một khối lượng nước lớn đổ ra biển. - Như thác: lưu lượng nước nhiều, chảy xiết.
- Nhô lên hụp...ếch: động tác bơi của cá theo sưvcs nước mạnh mẽ.
- Như hai dãy...vô tận: rừng đước nhiều, rậm rạp, cao ngất, bảo vệ sự xói mòn của đất.
GV: gọi HS đọc ghi nhớ SGK - Tr.28. ? Theo em, muốn miêu tả một sự vật hay phong cảnh ta phải có những ănng lực cơ bản nào? Nêu tác dụng.
lược bỏ đi 1 số chữ: ầm ầm, như thác, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch, như hai dãy trường thành vô tận.
- Những chữ bị lược bỏ đều là những hình ảnh so sánh, liên tưởng thú vị. Không có những hình ảnh so sánh ấy, đoạn văn mất đi sự sinh động, không gợi liên tưởng cho người đọc.
* Ghi nhớ:
- Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả:
+ Quan sát: giúp chọn những chi tiết nổi bật của đối tượng được miêu tả.
+ Tưởng tượng, so sánh: giúp người đọc hình dung được đối tượng miêu tả một cách sinh động, cụ thể, hấp dẫn.
+ Nhận xét: giúp người đọc hiểu được tình cảm của người viết.
* Hoạt động luyện tập.
- Mục đích: Phát triển năng lực quan sát, tưởng tưởng, so sánh và nhận xét, áp dụng lý thuyết vào vận dụng các năng lực trên vào làm bài tập.
- Phương pháp: thực hành, vấn đáp, phân tích, thảo luận. - Thời gian: 15 phút.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu
bài tập 1.
HS : Xác định yêu cầu bài tập 1 SGK -
Tr.28,29.
? Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
? Miêu tả cảnh Hồ Gươm tác giả đã quan sát và lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu nào? Hình ảnh đó có nổi bật không ? ? Khi miêu tả em cần chú ý điều gì ? Chú ý quan sát, nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh,..
Gọi HS đọc bài tập 4 trong SGK.
? Nếu tả quang cảnh buổi sáng trên quê hương em thì em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh, sự vật như thế nào?
HS: Suy nghĩ - trả lời GV: nhận xét, bổ sung
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1: SGK - Tr.29
- (1) Gương bầu dục; (2) Cong cong; (3) Lấp ló; (4) Cổ kính; (5) Xanh um.
- Đoạn văn tả cảnh Hồ Gươm. + Hồ...sáng, lớn...
+ Cầu Thê Húc cong cong... + Mái đền cổ kính... tường rêu...
Đây là những đặc điểm nổi bật mà hồ khác không có.
2. Bài tập 4: SGK - Tr.29
- Tả quang cảnh buổi sáng trên quê hương em:
+ Mặt trời như một chiếc mâm lửa.
+ Bầu trời sáng trong và mát mẻ như khuôn mặt của bé sau một giấc ngủ dài hoặc bầu trời như một chiếc lồng bàn khổng lồ …nửa quả cầu xanh.
+ Những hàng cây như những bức tường thành cao vút.
+ Núi (đồi) như những hàng bát úp, cua kềnh …
+ Những ngôi nhà xinh xắn mọc lên như nấm, nhiều màu sắc trông thật đẹp mắt.
3. Bài tập 3:
Gợi ý:
Quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi:
GV: Quan sát quang cảnh sân trường giờ
ra chơi và ghi chép theo gợi ý sau:
a. Góc trái sân trường có gì nổi bật? Nhóm bạn nào đang chơi ở đó? Họ chơi trò gì?
b. Góc phải sân trường có gì thú vị? Có bao nhiêu bạn đang chơi ở đó? Có cây gì ?
c. Ở giữa sân trường có gì làm em chú ý? Cột cờ thế nào? Lá cờ ra sao? Các bạn chơi gì ở giữa sân trường? Em chú ý đến bạn nào nhất? Vì sao?
d. Em cảm thấy thế nào về quang cảnh sân trường giờ ra chơi?
HS làm bài tập theo gợi ý của GV.
cầu, nhảy dây,...
- Góc phải: cây phượng, cây bàng, nhóm bạn học bài dưới bóng mát của cây.
- Ở giữa sân trường chơi đá banh, bịt mắt bắt dê,...
- Giờ ra chơi bổ ích và sảng khoái. Giúp chúng em bước vào tiếp học theo tốt hơn,...
* Hoạt động vận dụng.
- Mục đích: phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết những tình huống thực tiễn, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tăng tính thực tiễn cho bài học.
- Phương pháp: tự học. - Thời gian: 5 phút.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản GV: Bài tập bổ sung: Viết một đoạn
văn ngắn tả cảnh mưa rào trong đó có sử dụng các năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
HS: Viết đoạn văn theo hướng dẫn
của GV .
* Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
- Mục đích: giúp học sinh tìm tòi, mở rộng kiến thức. - Phương pháp: tự học, thực hành.
- Thời gian: làm ở nhà.
Nội dung yêu cầu:
- Sưu tầm một số văn bản (hoặc video) miêu tả trên báo, truyền hình, mạng internet và chỉ ra nội dung và các năng lực miêu tả của văn bản (hoặc video) đó.
- Làm nốt bài tập trong SGK và SBT.
- Nhiệm vụ nối tiếp: Chuẩn bị cho bài tiếp theo, soạn bài mới.
IV. Rút kinh nghiệm.
Tiết 84, BÀI 20:
LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Định hướng năng lực và kiến thức:
Giúp HS nắm được:
- Những yêu cầu cần đạt đối với việc luyện nói.
- Những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét.
- Những bước cơ bản để chọn lựa các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể.
Năng lực:
- Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý.
- Phát triển năng lực quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
2. Kĩ năng:
- Nói trước tập thể rõ ràng, mạch lạc, nói đúng nội dung, tác phong tự nhiên.
- Biết trình bày miệng tương đối trôi chảy những nội dung về quan sát, liên tưởng, tượng tượng, so sánh và nhận xét..
3. Thái độ:
- Có tinh thần học hỏi, cầu tiến.
- Biết cách ứng dụng văn miêu tả vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
1. GV: Nghiên cứu soạn bài, SGK, SGV, bảng phụ, phiếu học tập,... 2. HS: Soạn bài mới, học bài cũ, SGK, SBT, chuẩn bị tâm thế,.. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:
- Sĩ số: ...; - Vắng:...
2. Kiểm tra bài cũ:
? Khi làm một bài văn miêu tả ta cần có những kĩ năng, năng lực nào? Trình bày rõ các năng lực đó.
3. Bài mới:
* Hoạt động khởi động: Vượt qua thử thách.