Rủi ro do gian lận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 29)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

1.1.6.1 Rủi ro do gian lận

Trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng, gian lận là hành vi đ i tiền vượt quá mức tổn thất của vi phạm, lập chứng từ khống để hợp thức hóa việc xuất trình chứng từ hoặc xuất trình chứng từ không đúng thực tế dù rất hoàn thiện, sửa chữa các số liệu của chứng từ cho phù hợp, … để được thanh toán theo cam kết bảo lãnh.

1.1.6.2 Rủi ro do lừa đảo và giả mạo

Đối với bảo lãnh ngân hàng, lừa đảo và giả mạo là hai vấn đề thường đi liền với nhau và thường gây ra hậu quả lớn. Một số dạng lừa đảo và giả mạo thường gặp là:

 Lập công ty giả, ký hợp đồng mua hàng và yêu cầu đối tác phải có cam kết bảo lãnh tại ngân hàng rồi lợi dụng sự yếu kém nghiệp vụ và thiếu cảnh giác của đối tác, lập chứng từ đ i tiền ngân hàng rồi bỏ trốn.

 Giả mạo cam kết bảo lãnh thanh toán của một ngân hàng lớn trên thế giới để vay tại một ngân hàng khác hoặc hứa cấp vốn cho đối tác trên cơ sở tín dụng thư dự phòng của ngân hàng, rồi dùng công cụ bảo đảm này thương lượng chuyển nhượng cho ngân hàng khác nhưng trên thực tế không phát sinh khoản tín dụng nào.

 Dùng các kỹ thuật tinh vi để làm giả cam kết bảo lãnh của một ngân hàng hoặc thay đổi một số chi tiết trên một cam kết bảo lãnh có thật của một ngân hàng.

Trong các dạng gian lận, lừa đảo và giả mạo, có dạng có thể phát hiện ngay, nhưng cũng có dạng rất tinh vi, đ i hỏi nhân viên ngân hàng phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ và ngân hàng cần có quan hệ đại lý rộng khắp.

1.1.7 Cơ sở ph p ý iên qu n đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng

Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của hoạt động bảo lãnh ngân hàng đã đặt ra yêu cầu phải có các quy tắc thống nhất chung mà các bên có thể sử dụng, từ đó các thông lệ quốc tế ra đời. Đây không phải là luật của riêng một quốc gia hay khu vực; mà là các tập quán quốc tế được chấp nhận rộng rãi và có hiệu lực khi được dẫn chiếu trong cam kết bảo lãnh. Dưới đây là một số thông lệ quốc tế đang được sử dụng phổ biến.

1.1.7.1 Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu (The Uniform Rules for Demand Guarantee – URDG) for Demand Guarantee – URDG)

URDG 758 (Uniform Rules for Demand Guarantees – Bộ quy tắc thống nhất về bảo lãnh trả tiền ngay) là bản sửa đổi đầu tiên sau 1 năm kể từ ngày bản gốc URDG 458 có hiệu lực thi hành. Là một bộ quy tắc rõ ràng hơn, chính xác hơn và toàn diện hơn, bảo đảm sự cân bằng hợp lý về lợi ích của các bên; URDG 758 có những đổi mới chưa từng có ở bộ quy tắc khác của ICC.

Đối với các giao dịch L/C, hầu hết các ngân hàng trên thế giới đều thống nhất dẫn chiếu UCP 600 làm quy tắc điều chỉnh. Tuy nhiên, đối với các giao dịch bảo lãnh, các ngân hàng hiện nay vẫn chưa nhất trí sử dụng một bộ quy tắc thống nhất nào cả. Một số ngân hàng, ch ng hạn, các ngân hàng ở các nước Ả Rập chỉ phát hành bảo lãnh và chấp nhận bảo lãnh đối ứng tuân thủ theo luật quốc gia của mình, bất kể luật quốc gia đó có điều chỉnh giao dịch bảo lãnh hay không, trong khi một số ngân hàng khác sử dụng URDG hay UNCITRAL (United Nations Convention on Independent Guarantees and Letters of Credit – Công ước Liên hiệp quốc về thư tín dụng dự phòng và bảo lãnh độc lập); các ngân hàng ở Mỹ và một số quốc gia khác – nơi thư bảo lãnh không được sử dụng – thường sử dung L/C dự ph ng như một công cụ bảo lãnh và quy tắc áp dụng có thể là UCP 600, ISP98, UNCITRAL.

Các bảo lãnh dẫn chiếu luật/quy tắc điều chỉnh là quốc gia hay một nguồn luật/quy tắc không được phổ biến rộng rãi rất dễ không được người thụ hưởng chấp nhận, nhất là khi người thụ hưởng không rành hoặc không biết nguồn luật/quy tắc đó quy định như thế nào về bảo lãnh. Do vậy, việc các ngân hàng hướng tới sử dụng

một nguồn luật hay một quy tắc thống nhất, ch ng hạn như URDG 5 , để điều chỉnh giao dịch bảo lãnh là cần thiết.

URDG 758 (Bản sửa đổi 2010) nhận được sự đồng thuận rộng rãi trong số các ngân hàng, người sử dụng và tất cả các thành viên của cộng đồng bảo lãnh và được đánh giá là bộ quy tắc rõ ràng hơn, chính xác hơn, toàn diện hơn, bảo đảm cân bằng hợp lý về lợi ích của các bên, do vậy, so với các nguồn luật/quy tắc khác, chắc chắn URDG 758 sẽ tiếp tục chứng tỏ là một nguồn luật điều chỉnh đáng tin cậy và được sử dụng rộng rãi hơn khác trong hoạt động bảo lãnh quốc tế.

Với URDG 758 các bên tham gia giao dịch bảo lãnh đều có thể hưởng lợi từ sự cân bằng về lợi ích mà bộ quy tắc mới này mang lại, đó là: Người thụ hưởng có quyền nhận được thanh toán khi xuất trình yêu cầu đ i tiền hợp lệ mà không cần bên bảo lãnh phải hỏi xin ý kiến chấp thuận của bên có nghĩa vụ.

Bộ quy tắc mới URDG 5 cũng khắc phục tình huống không công bằng đối với người thụ hưởng trong trường hợp ngày chấm dứt hiệu lực rơi vào ngày mà hoạt động kinh doanh của bên bảo lãnh bị gián đoạn do sự kiện bất khả kháng.

Vai tr độc lập của bên bảo lãnh được diễn tả bằng những từ ngữ rõ ràng hơn và mạnh mẽ hơn, và quan trọng hơn, nó được diễn tả bằng ngôn ngữ chứng từ. URDG 758 kỳ vọng bên bảo lãnh sẽ hành động cẩn trọng. Ch ng hạn, bên bảo lãnh chỉ có thể từ chối một yêu cầu đ i tiền bất hợp lệ trong vòng 5 ngày làm việc của ngân hàng bằng cách gửi một thông báo từ chối nêu tất cả các bất hợp lệ; nếu không thì bên bảo lãnh sẽ bị mất quyền tuyên bố yêu cầu đ i tiền bất hợp lệ và buộc phải thanh toán.

URDG 5 cũng ghi nhận quyền được thông báo của bên có nghĩa vụ về diễn biến của các gia đoạn chính trong chu kỳ hiệu lực của bảo lãnh.

Vì những lợi ích nêu trên, các ngân hàng Việt Nam và các bên tham gia bảo lãnh nên lựa chọn URDG 758 là bộ quy tắc điều chỉnh giao dịch bảo lãnh.

1.1.7.2 Quy tắc thực hành cam kết dự phòng quốc tế (The International Standby Practice Rules - ISP) Standby Practice Rules - ISP)

ISP 9 , được áp dụng cho tín dụng thư dự ph ng và “các cam kết tương tự, dù được gọi hay miêu tả thế nào”, do đó cam kết bảo lãnh, nếu có dẫn chiếu áp dụng, sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của ISP. Mặc dù URDG được soạn thỏa cho bảo lãnh độc lập, nhưng trên thực tế lại không được hoan nghênh tại Mỹ, nên ISP đóng vai trò thay thế trong việc thiết lập một hành lang pháp lý không chỉ cho Tín dụng thư dự phòng mà còn cho cả các cam kết bảo lãnh. Đặc điểm của ISP:

 Đặc trưng độc lập, chứng từ và vô điều kiện là những nguyên tắc xuyên suốt toàn bộ bản quy tắc. ISP đi vào các giao dịch cụ thể, rõ ràng và rất thực tế nhằm tạo ra sự chuẩn xác về nghiệp vụ của các mối quan hệ giữa các bên trong cam kết.

 Tuy nhiên, ISP lại quy định nội dung quá chi tiết nên tạo ra cảm giác choáng ngợp cho người đọc. Bên cạnh đó, văn phong của ISP mang đậm tính chất pháp luật nên đôi khi gây khó hiểu cho người sử dụng.

Hiện nay, ISP không chỉ được vận dụng tại Mỹ mà còn phát triển sang các nước phụ thuộc vào mậu dịch với Mỹ, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước đang phát triển ở khu vực Mỹ La tinh, Đông Nam Á.

1.1.7.3 Quy tắc và thực hành thống nhất Tín dụng ch ng từ (The Uniform Customs and Practice - UCP), phiên bản hi n hành: UCP600 có hi u lực từ ngày 01/07/2007.

Đây là bộ quy tắc được sử dụng chủ yếu trong giao dịch tín dụng chứng từ. Đối với bảo lãnh ngân hàng, UCP thường được vận dụng trong điều khoản về chứng từ xuất trình khi có yêu cầu đ i tiền, nếu được dẫn chiếu.

1.2 Một số nhân tố t c động đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng

1.2.1 Nh n tố bên trong

Con người

Con người là nhân tố quyết định trong sự thành công của hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh ngân hàng nói riêng. Trước hết, bảo lãnh ngân hàng

là một trong những nghiệp vụ cấp tín dụng của NHTM, do đó, để đảm bảo trong công tác quản trị rủi ro, đ i hỏi trình độ, tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm của nhân viên tác nghiệp. Bên cạnh đó, thái độ phục vụ khách hàng cũng rất quan trọng góp phần xây dựng hình ảnh về ngân hàng đối với khách hàng.

Nghiệp vụ

Cũng như các hoạt động khác của NHTM, nghiệp vụ là nhân tố tác động không nhỏ đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng và phản ánh rõ nhất thông qua quy trình nghiệp vụ và mức phí bảo lãnh. Quy trình bảo lãnh thể hiện sự chặt chẽ trong phân công về tác nghiệp, đồng thời phản ánh cách thức quản lý rủi ro trong hoạt động này. Cùng với đó, mức phí bảo lãnh cũng tác động đến sự mở rộng hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Đối với ngân hàng, phí là nguồn thu của hoạt động bảo lãnh; tuy nhiên, đối với khách hàng, phí bảo lãnh là chi phí khi sử dụng dịch vụ. Vì thế, để giải quyết hài hòa lợi ích của ngân hàng và khách hàng và thúc đẩy hoạt động bảo lãnh phát triển, thì việc xây dựng một chính sách phí phù hợp là rất cần thiết.

Công nghệ

Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển và phục vụ đắc lực trong mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội. Đối với hoạt động bảo lãnh của NHTM cũng vậy. Sử dụng công nghệ hiện đại vừa thể hiện mức độ hiện đại hóa của ngân hàng vừa giúp phục vụ khách hàng tốt hơn, đồng thời giúp nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro của NHTM.

Một số yếu tố nội tại khác của ngân hàng

Một số yếu tố nội tại khác của ngân hàng có tác động đến hoạt động bảo lãnh có thể kể đến là uy tín, quy mô vốn, mạng lưới ngân hàng đại lý, chính sách phát triển và chiến lược marketing của ngân hàng. Đối với hoạt động bảo lãnh, uy tín là yếu tố có ảnh hưởng hàng đầu, đặc biệt là trong hoạt động bảo lãnh nước ngoài. Mặt khác, để đảm bảo an toàn cho NHTM, các quy định của pháp luật thường có giới hạn về tỷ lệ giữa giá trị bảo lãnh đối với một khách hàng và quy mô vốn của ngân hàng; do đó, quy mô vốn của ngân hàng cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh. Bên cạnh đó, mạng lưới ngân hàng đại lý cũng có tác động đến hoạt động bảo

lãnh của một NHTM thông qua việc thu thập thông tin, phối hợp kiểm soát rủi ro và hợp tác với các đối tác quốc tế. Ngoài ra, chính sách phát triển và chiến lược marketing của NHTM cũng tác động đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng thông qua việc định hướng phát triển, chiến lược quảng bá và sự đa dạng về sản phẩm bảo lãnh cung cấp cho khách hàng,... trong sự phát triển chung của NHTM.

1.2.2 Nh n tố bên ngoài

M i trường kinh tế - xã hội

Môi trường kinh tế - xã hội là yếu tố đầu tiên tác động đến mọi hoạt động kinh tế và xã hội. Hoạt động bảo lãnh ngân hàng cũng không ngoại lệ. hi môi trường kinh tế - xã hội ổn định sẽ tác động tích cực đến các hoạt động kinh tế, từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng ngày càng phát triển. Ngược lại, khi môi trường kinh tế - xã hội có những biến động bất lợi, hoạt động kinh tế gặp khó khăn sẽ tác động không tốt đến hoạt động của NHTM, trong đó có bảo lãnh.

Hành lang pháp lý

Hành lang pháp lý tác động không nhỏ đến mọi hoạt động của ngân hàng. Với hoạt động bảo lãnh ngân hàng, hành lang pháp lý tạo nên khung pháp lý cần thiết để các ngân hàng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Một hành lang pháp lý đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong hoạt động bảo lãnh và giúp tránh được rủi ro không đáng có.

1.3 Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động bảo lãnh ngân hàng

1.3.1 Một số chỉ tiêu định lượng

Số dư bảo lãnh

Số dư bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Đây là chỉ tiêu mang tính thời điểm. Sự gia tăng hoặc sụt giảm của chỉ tiêu này cho thấy sự gia tăng hoặc sụt giảm của hoạt động bảo lãnh của ngân hàng so với thời điểm so sánh.

Doanh số bảo lãnh

Doanh số bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh phát sinh trong một thời kỳ. Đây là chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động bảo lãnh của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định.

Doanh thu của hoạt động bảo lãnh

Doanh thu của hoạt động bảo lãnh là một trong các chỉ tiêu quan trọng trong doanh thu hoạt động dịch vụ ngoài lãi vay của ngân hàng. Nguồn thu này đến từ phí mà bên được bảo lãnh phải trả cho NHTM khi sử dụng dịch vụ này. Bên cạnh việc phản ánh tình hình hoạt động bảo lãnh, chỉ tiêu này c n phản ánh chính sách phí của ngân hàng.

Tuy nhiên, để có sự đánh giá toàn diện, người ta thường kết hợp xem xét chỉ tiêu này trong mối quan hệ tương quan với các hoạt động khác thông qua các chỉ số như: tỷ trọng doanh thu của hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu dịch vụ ngoài lãi vay, tỷ trọng doanh thu của hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu. Các chỉ số này phản ánh đóng góp của hoạt động bảo lãnh trong nguồn thu từ dịch vụ ngoài hoạt động cho vay và trong tổng nguồn thu của ngân hàng.

Dư nợ bảo lãnh quá hạn

Đây là dư nợ bảo lãnh NHTM đã trả thay cho khách hàng nhưng khách hàng không trả được nợ cho NHTM. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng của hoạt động bảo lãnh. Các NHTM luôn chú ý kiểm soát chỉ tiêu này bởi khi dư nợ bảo lãnh quá hạn gia tăng cho thấy công tác thẩm định trong hoạt động bảo lãnh không tốt cũng như rủi ro và nguy cơ tổn thất cho NHTM là rất lớn.

1.3.2 Một số chỉ tiêu định tính

Sự đa dạng của sản phẩm bảo lãnh cung cấp

Danh mục bảo lãnh cung cấp cho khách hàng phản ánh mức độ đa dạng về sản phẩm này của một NHTM. Điều này cũng thể hiện sự quan tâm trong việc phát triển hoạt động bảo lãnh của NHTM đó. Đối với các ngân hàng chủ trương đẩy mạnh hoạt động này, doanh mục sản phẩm bảo lãnh sẽ ngày càng phong phú và hướng tới nhiều đối tượng khách hàng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu da

dạng của khách hàng. Ngược lại, các ngân hàng ít quan tâm đến hoạt động này, các sản phẩm bảo lãnh sẽ sơ sài và nghèo nàn.

Mạng lưới ng n hàng đại lý

Mạng lưới ngân hàng đại lý vừa là nhân tố tác động đến hoạt động bảo lãnh vừa là chỉ tiêu để đánh giá vị thế, năng lực và khả năng hợp tác của một NHTM trong giao dịch quốc tế, trong đó có hoạt động bảo lãnh. Một NHTM với mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động bảo lãnh, đặc biệt là bảo lãnh nước ngoài nhờ vị thế nhất định và khả năng hợp tác rộng rãi với các đối tác quốc tế.

1.4 Kinh nghi m phát triển hoạt động bảo lãnh của một số ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)