Giải pháp về nghiệp vụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 79 - 80)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

3.3.3 Giải pháp về nghiệp vụ sản phẩm

Đối với dịch vụ bảo lãnh, sẽ có một nhóm khách hàng có nhu cầu phát sinh thường xuyên với các mẫu thư và nghĩa vụ phát sinh bảo lãnh không thay đổi nhiều như nhóm khách hàng ngành dược, nhóm khách hàng điện lực...Đối với các khách hàng ngành dược, nhu cầu phát hành bảo lãnh thường xuyên khi các sở y tế, bệnh viện tổ chức đầu thầu rộng rãi. Với nhóm khách hàng này, giá trị thư bảo lãnh thường rất nhỏ và phát sinh thường xuyên. Còn với các khách hàng điện lực, tuy giá trị thư bảo lãnh có lớn hơn nhưng nếu tính theo số ngày hiệu lực thì phí cũng thường dưới mức phí tối thiểu. Vietcombank đã có xây dựng các sản phẩm cho vay riêng biệt dành cho các đối tượng khách hàng theo mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Vì vậy, cũng cần thiết xây dựng các sản phẩm trọn gói dành cho nhóm khách hàng theo lĩnh vực inh doanh. Theo đó, sản phẩm chuyên biệt này sẽ xây dựng dựa trên định hướng tổng thể về chăm sóc nhóm khách hàng theo từng lĩnh vực. Việc quản lý khách hàng theo nhóm như vậy sẽ tạo điều kiện trong việc đưa ra dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn, bám sát với nhu cầu thực tế của công ty.

Theo quy trình hiện nay, Vietcombank có đưa ra một số loại mẫu thư bảo lãnh căn bản để các chi nhánh có căn cứ khi phát hành thư bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng, đồng thời vẫn có một mẫu thư bảo lãnh mở với nội dung là các điều kiện bắt buộc phải có trong thư bảo lãnh. Thực tế việc phát hành mẫu thư bảo lãnh mở theo mẫu của chủ đầu tư hiện nay thường có nhiều chi nhánh cùng phát hành cho chủ đầu tư này. Do đó, quá trình thương thảo thống nhất mẫu thư bảo lãnh giữa các chi nhánh và khách hàng nhiều khi sẽ đưa đến nhiều mẫu thư cho cùng một chủ đầu tư (như lĩnh vực xây dựng, hãng hàng không...). Do vậy cần thiết có một sự cập nhật trong hệ thống về các loại mẫu thư bảo lãnh mở mà các chi nhánh đã mở. Theo đó, chi nhánh sau nếu phát hành thư bảo lãnh cho cùng chủ đầu tư này sẽ dựa vào mẫu thư của chi nhánh đã phát hành trước để làm tương tự, tránh trường hợp cùng một chủ đầu tư mà các chi nhánh lại có các điều kiện bảo lãnh khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)