Nguyên nhân từ bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 70 - 73)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

2.4.2 Nguyên nhân từ bên ngoài

Hội nhập kinh tế toàn cầu đặt mọi doanh nghiệp dưới áp lực cạnh tranh gay gắt. Yêu cầu về hội nhập đ i hỏi các quốc gia phải mở cửa kinh tế, phải có cơ chế bình đ ng cho các doanh nghiệp nước ngoài. Khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bên cạnh những cơ hội về hợp tác và phát triển, các doanh nghiệp trong nước cũng đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt và nguy cơ tụt hậu. Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, áp lực này còn lớn hơn rất nhiều. Các ngân hàng nước ngoài với năng lực tài chính, công nghệ và kinh nghiệm hơn h n ra đời ngày càng nhiều, đã phần nào ảnh hưởng đến thị phần và vị thế cạnh tranh của các ngân hàng nội địa, trong đó có Vietcombank.

Cũng như các ngân hàng nội địa khác, mức xếp hạng tín nhiệm của Vietcombank bị khống chế bởi mức trần tín nhiệm của quốc gia. Điều này cho thấy sự tầm quan trọng và sự tác động của mức tín nhiệm quốc gia đến hạng tín nhiệm của các ngân hàng trong nước theo các chuẩn mực quốc tế. Khi mức tín nhiệm của quốc gia được cải thiện sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng nội địa gia tăng thứ hạng tín nhiệm. Ngược lại, khi mức tín nhiệm quốc gia bị tụt giảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hạng tín nhiệm của các ngân hàng nội địa bất chấp nỗ lực của các ngân hàng này.

Hiện nay, về lý thuyết Vietcombank đang chịu sự quản lý theo cơ chế ngân hàng cổ phần, tuy nhiên, trên thực tế Vietcombank vẫn c n bị bó buộc bởi các quy định của doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là trong các quy chế về tài chính. Bên cạnh đó, là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc cổ phần hóa các NHTM

nhà nước theo chủ trương của Chính phủ nên được thực hiện theo kiểu “vừa làm vừa rút kinh nghiệm”, do đó thường gặp phải những vướng mắc nhưng chậm được tháo gở. Điều này làm giảm tính chủ động của bộ máy lãnh đạo ngân hàng trong điều hành hoạt động kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Vietcombank, tác giả nhận thấy việc bảo lãnh thực hiện tại ngân hàng Vietcombank trong thời gian qua đã đạt được một số hiệu quả nhất định. Các chi nhánh đã quan tâm đến hoạt động bảo lãnh. Hàng năm các giao dịch thông qua hoạt động bảo lãnh đã được thực hiện và đạt được một số kết quả. Tuy nhiên hiệu quả c n chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, chưa thể hiện được tính chuyên nghiệp. hoạt động bảo lãnh còn xảy ra những vướng mắc và rủi ro nhất định. Đội ngũ làm công tác bảo lãnh chưa được đào tạo và bồi dưỡng đúng mức, kỹ năng nghề nghiệp chưa tinh thông.

Để nâng cao hiệu quả, hoạt động bảo lãnh cần có những giải pháp hữu hiệu, thiết thực có tác động thúc đẩy tạo nên bước đột phá trong hoạt động kinh doanh.

Xuất phát từ những điểm mạnh điểm yếu, thuận lợi, khó khăn nêu trên, dựa trên cơ sở phân tích hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank, các cấp quản lý cần nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

Thực trạng nghiên cứu trên là cơ sở thực tiễn làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Vietcombank.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

(VIETCOMBANK)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)