Hạn chế đến từ khâu tác nghiệp về phía Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 62)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

2.2.5.1.3 Hạn chế đến từ khâu tác nghiệp về phía Ngân hàng

Việc thu phí, khoanh giữ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn được thực hiện dựa vào phần mềm tin học chuyên dùng cho tài trợ thương mại (Trade Finance – TF). Do đó vẫn xuất hiện sai sót do bộ phận tác nghiệp nhập nhầm số cif (mã quản lý khách hàng) ban đầu hoặc chọn nhầm tài khoản thu phí của khách hàng hoặc trường hợp tính nhầm phí bảo lãnh.

Nội dung về điều kiện hết thời hạn hiệu lực của thư bảo lãnh và yêu cầu về hồ sơ đ i tiền là những nội dung mở, tùy theo từng nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh mà có các điều kiện thích hợp. Nội dung này ngoài được sự thống nhất giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh thì cũng cần có sự tư vấn của phía ngân hàng. Một số trường hợp, cán bộ khách hàng hướng dẫn chung chung, không chủ động tư vấn các trường hợp có thể xảy ra sau khi phát hành thư bảo lãnh với khách hàng, dẫn đến một số bất lợi cho khách hàng về sau khi có nhu cầu giải tỏa thư bảo lãnh hoặc tranh chấp khi thanh toán theo thư bảo lãnh. Thông thường các thư bảo lãnh sẽ hết hiệu lực khi bên nhận bảo lãnh trả bản chính thư bảo lãnh hoặc bên ngân hàng đã thanh toán cho bên nhận bảo lãnh theo nội dung thư bảo lãnh hoặc đến hết một ngày

cụ thể nào đó, tùy theo trường hợp nào đến trước. Tuy nhiên, đối với thư dự thầu, trường hợp không trúng thầu, chủ đầu tư cũng không trả lại bản chính thư bảo lãnh dự thầu cho khách hàng. Như vậy, khách hàng buộc phải chờ hết thời hạn hiệu lực của thư bảo lãnh mới có thể giải tỏa thư bảo lãnh nếu như trong thư không quy định chỉ cần có thông báo không trúng thầu của chủ đầu tư. Hoặc trường hợp khi khách hàng yêu cầu phát hành thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Sau khi đã thực hiện đầy đủ các nội dung hợp đồng, ký biên bản nghiệm thu và chuyển sang nghĩa vụ bảo hành nhưng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng vẫn chưa hết thời hạn hiệu lực.

Một số khách hàng thường yêu cầu phát hành thư bảo lãnh theo mẫu của chủ đầu tư. Đối với những thư bảo lãnh này thường có một số điều kiện ràng buộc bất lợi cho phía ngân hàng. Ch ng hạn như điều kiện Ngân hàng phải cam kết gia hạn hiệu lực thư bảo lãnh khi thư bảo lãnh gần hết hiệu lực. Tuy nhiên, một số thư bảo lãnh loại này có thời hạn dài. Việc cam kết này vô hình chung là Ngân hàng sẽ phải bắt buộc gia hạn thư trong khi có thể thời điểm gần đến ngày hết hạn thư bảo lãnh, Ngân hàng xem xét lại hoạt động kinh doanh của Bên được bảo lãnh có dấu hiệu mất cân đối tài chính hoặc khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không đảm bảo....

Hồ sơ đ i tiền phải gửi đến Ngân hàng trong thời gian hiệu lực của thư bảo lãnh. Tuy nhiên, đối với các thư bảo lãnh ghi ngày hết hạn là “đến hết ngày” thì nếu như trong nội dung thư bảo lãnh không ghi rõ phải gửi hồ sơ trong thời gian làm việc của ngân hàng thì có thể xảy ra tranh chấp do hồ sơ đ i tiền gửi vào ngày hết hạn nhưng sau khi ngân hàng hết thời gian làm việc.

Theo quy trình bảo lãnh của Vietcombank, việc phát hành bảo lãnh phân chia theo các khâu tiếp nhận, thẩm định, tác nghiệp, lưu trữ. Do đó, thời gian phát hành thư bảo lãnh sẽ kéo dài thời gian hơn. Đối với loại thư dự thầu thì Cty có thể chủ động do có thời gian chuẩn bị hồ sơ thầu và thư bảo lãnh dự thầu, nhưng đối với các loại thư khác như thực hiện hợp đồng hay bảo hành, thư bảo lãnh thường phải phát hành ngay sau khi ký hợp đồng hoặc ngay sau khi ký biên bản nghiệm thu. Việc này khiên cả ngân hàng và khách hàng bị động về thời gian để phát hành thư bảo lãnh.

2.2.5.2 Quản lý các rủi đ c thù trong hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank

Vấn đề quản lý rủi ro trong hoạt động bảo lãnh luôn được Vietcombank xem trọng. Bên cạnh mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên toàn cầu, Vietcombank cũng thường xuyên cập nhật thông tin và phối hợp với các tổ chức phòng chống tội phạm trên thế giới như: Cục Điều tra Tội phạm Tài chính (Financial Investigation Bureau – FIB), Cảnh sát quốc tế (Interpol), trong việc quản lý rủi ro trong hoạt động này. Cùng với đó, Vietcombank c n tổ chức một phòng ban chuyên biệt đặt tại Hội sở để phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế, bảo lãnh nước ngoài và các hoạt động hợp tác quốc tế khác – phòng Quan hệ đại lý. Phòng này có chức năng thu thập và xử lý các thông tin về các ngân hàng đại lý và thông qua các ngân hàng đại lý để tìm kiếm thông tin từ các đối tác khác khi được yêu cầu. Mặt khác, ph ng này cũng có nhiệm vụ phối hợp với các chi nhánh trong việc xác thực chữ ký, con dấu trên cam kết bảo lãnh, cung cấp thông tin khi chi nhánh có yêu cầu cũng như phát đi các thông tin cảnh báo toàn hệ thống Vietcombank khi cần thiết.

Bên cạnh đó, tại các chi nhánh, đặc biệt là các chi nhánh lớn có số lượng cam kết bảo lãnh phát hành hàng năm khá lớn và giá trị cao, có tổ chức phòng Bảo lãnh hoạt động độc lập nhằm chuyên môn hóa trong tác nghiệp và tạo thuậnlợi cho việc kiểm soát rủi ro trong hoạt động bảo lãnh. Tuy không thực hiện một cách chính thức nhưng các ph ng Bảo lãnh này thường xuyên trao đổi kinh nghiệm và sẵn sàng hỗ trợ các chi nhánh khác trong hoạt động bảo lãnh.

Ngoài ra, để tạo sự riêng biệt và góp phần kiểm soát rủi ro, các cam kết bảo lãnh do Vietcombank phát hành đều được đánh số theo chương trình mã hóa và đều được in bằng giấy chuyên biệt có logo màu và số seri của ngân hàng, quản lý theo quy trình quản lý phôi giấy tờ có giá. Trong phân công thẩm quyền ký trên thư bảo lãnh/hợp đồng bảo lãnh cũng có những điểm đặc biệt riêng để góp phần tránh bị làm giả. Ngoài ra, trên trang web chính thức của Vietcombank cũng có phần dành riêng cho doanh nghiệp để kiểm tra tính xác thực của các cam kết bảo lãnh đã phát hành. Việc quản lý con dấu đóng trên thư bảo lãnh cũng được kiểm soát chặt chẽ

khi có sổ theo dõi riêng. Tất cả các thư bảo lãnh phát hành trong ngày đều phải gửi bản sao về hội sở chính.

2.3 Đ nh gi thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank

2.3.1 Kết quả đạt được

Nhằm tăng cường năng lực cho doanh nghiệp để thực hiện các cơ hội kinh doanh, hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank hướng đến mục đích giúp doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của đối tác trong trường hợp đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh của ngân hàng, giúp tăng độ tin cậy của doanh nghiệp với đối tác của mình bằng bảo lãnh từ một ngân hàng có uy tín và giúp gia tăng cơ hội vay vốn cho doanh nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, từ năm 2012 đến nay, hoạt động bảo lãnh của Vietcombank đã có sự tăng trưởng qua các năm, đóng góp ngày càng nhiều vào doanh thu của ngân hàng. Khi có những biến động bất lợi từ nền kinh tế, Vietcombank vẫn chủ động điều chỉnh hoạt động này để bảo đảm công tác quản trị rủi ro. Nếu như trước đây, hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank chưa có quy trình, văn bản hướng dẫn cụ thể, thực hiện theo kinh nghiệm thực tế, “người trước truyền nghề cho người sau” , chưa có sự phân định giữa khâu thẩm định và xét duyệt, tác nghiệp thì từ năm 2013, hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank chịu sự chi phối của quy trình bảo lãnh được ban hành bởi Hội đồng quản trị. Theo đó, chất lượng hoạt động bảo lãnh ngày càng được đảm bảo. Đồng thời với thời điểm có hiệu lực của Thông tư 0 của Ngân hàng Nhà nước (hiệu lực từ ngày 09/8/2015), Hội đồng quản trị Vietcombank ban hành quy trình bảo lãnh mới để phù hợp với Thông tư mới cuả Ngân hàng Nhà nước. Quy trình mới đã đáp ứng được các quy định mới của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời có sự phân tách rõ ràng ở các khâu thẩm định, xét duyệt, tác nghiệp, lưu trữ, phù hợp theo các bộ chức năng chuẩn mà Vietcombank mới ban hành. Điều này cho thấy sự linh hoạt và định hướng phát triển bền vững trong chính sách kinh doanh của ngân hàng này.

Sản phẩm bảo lãnh của Vietcombank khá phong phú, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động bảo lãnh, Vietcombank đã có sự vận dụng các thông lệ quốc tế phù hợp với luật pháp Việt Nam trong việc phát

hành cam kết bảo lãnh để tạo ra các cam kết bảo lãnh đảm bảo tính chặt chẽ, chuẩn xác, góp phần hạn chế rủi ro cho bên được bảo lãnh và làm giảm các tranh chấp không đáng có giữa các bên khi thực hiện. Bên cạnh đó, với uy tín tạo dựng được cả trong và ngoài nước, cam kết bảo lãnh do Vietcombank phát hành đã tạo được sự tin tưởng cao, đặc biệt là trong hoạt động quốc tế. Cá biệt có trường hợp bên nhận bảo lãnh yêu cầu phải là bảo lãnh do Vietcombank phát hành hoặc xác nhận bảo lãnh. Ngoài ra, khi lựa chọn ngân hàng tại Việt Nam để phát hành bảo lãnh đối ứng, các ngân hàng nước ngoài cũng thường chọn Vietcombank. Đây là một lợi thế rất lớn cho Vietcombank trong việc phát triển hoạt động bảo lãnh.

Với vốn điều lệ 26.650.203 triệu đồng (tính đến thời điểm 31/12/2014), Vietcombank là ngân hàng TMCP có vốn lớn tại Việt Nam hiện nay. Điều này giúp Vietcombank cạnh tranh được với các ngân hàng nội địa khác trong việc phát hành các cam kết bảo lãnh có giá trị lớn, từ đó góp phần gia tăng kết quả hoạt động bảo lãnh.

Với Quan niệm con người là nhân tố cốt lõi, hoạt động đào tạo rất được quan tâm tại Vietcombank. Hoạt động bảo lãnh là hoạt động tiềm ẩn rủi ro, do vậy đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, nắm vững nghiệp vụ tín dụng, thông thạo ngoại ngữ. Do vậy, khi có sự chuyển đổi mô hình hoặc các thay đổi trong chính sách, quy trình của Nhà nước hoặc từ phía Ngân hàng, đội ngũ nhân viên đều có thể nhanh nhạy nắm bắt quy trình mới, giảm thiểu được các sự bất cập khi thay đổi, đảm bảo quyh trình vận hàng thông suốt, giữ uy tín với khách hàng. Hoạt động bảo lãnh cũng thường xuyên có sự trao đổi, phối hợp hỗ trợ giữa các chi nhánh, giữa chi nhánh và phòng ban liên quan tại Hội sở chính, góp phần xây dựng quy trình bảo lãnh ngày càng chặt chẽ, đảm bảo công tác quản trị rủi ro. Không chỉ xây dựng đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, Vietcombank hướng đến xây dựng môi trường “Văn hóa Vietcombank” với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong nghiệp vụ đến thái độ phục vụ khách hàng, môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Hiện nay, Vietcombank đã quan hệ đại lý với hơn 1. 53 ngân hàng tại hơn 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho

Vietcombank trong các hoạt động thanh toán quốc tế, bảo lãnh nước ngoài và các hoạt động hợp tác khác. Không những thế, với mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp, Vietcombank có nhiều cơ hội trong việc hợp tác quốc tế cũng như nâng cao khả năng quản trị trong hoạt động bảo lãnh nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung.

Cùng với đó, từ sau khi được cổ phần hóa, Vietcombank có thêm nhiều thuận lợi để phát triển. Đó là sự gia tăng về quy mô vốn và cải cách trong chế độ đãi ngộ, ... Đây là những tiền đề rất quan trọng, góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững của Vietcombank trong thời gian tới.

2.3.2 Những hạn chế cần khắc phục

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank cũng c n những hạn chế cần khắc phục.

Hoạt động bảo lãnh ngày càng gặp sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng khác, không chỉ là các ngân hàng nội địa mà còn là các ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Đa dạng trong các sản phẩm bảo lãnh cung cấp cho khách hàng, tuy nhiên mức phí dịch vụ bảo lãnh công bố tại Vietcombank còn khá cao so với các ngân hàng khác. Đối với các khách hàng đã có mối quan hệ giao dịch, các chi nhánh thường chủ động trình giảm mức phí bảo lãnh cho các khách hàng có nhu cầu phát sinh bảo lãnh thường xuyên. Tuy nhiên đối với các khách hàng mới tìm đến dịch vụ bảo lãnh của Vietcombank lần đầu thì đây có thể là một điểm hạn chế trong khâu tiếp thị sản phẩm. Mức phí phản ánh phần nào chất lượng dịch vụ cung cấp, do vậy, Vietcombank cần phải xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp trong cung cách phục vụ và chất lượng dịch vụ cung cấp thì mới có thể thỏa mãn khách hàng về mức phí họ bỏ ra để sử dụng dịch vụ tại Vietcombank.

Hoạt động bảo lãnh thường đi kèm với hoạt động cho vay. Thực tế hoạt động cho thấy, phần lớn doanh số bảo lãnh là từ các khách hàng bán buôn và SME đang có quan hệ tín dụng tại Vietcombank. Do vậy, việc phát triển hoạt động cho vay sẽ kéo theo các nhu cầu khác của khách hàng như bảo lãnh, thanh toán xuất nhập khẩu... Và để giữ chân các khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo lãnh thường

xuyên thì cũng cần phải có một chính sách ưu đãi nhất quán trong tất cả các dịch vụ cung cấp tổng thể cho khách hàng.

Quy trình phát hành bảo lãnh tại Vietcombank đã được chuẩn hóa thành Quy định. Theo đó, có sự phân tách rõ ràng giữa các khâu thẩm định, xét duyệt, tác nghiệp, lưu trữ....Việc phân định tách bạch các khâu đảm bảo được việc quản trị rủi ro nhưng đồng thời cũng sẽ làm gia tăng thời gian tác nghiệp. Do vậy, cần sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận, sự nhanh nhạy và cẩn thận của các nhân viên giao dịch để đảm bảo đúng thời hạn giao kết với khách hàng nhưng vẫn đảm bảo yếu tố an toàn.

Ngoài Sở giao dịch (Hà Nội) và Tp. Hồ Chính Minh là những nơi có ph ng bảo lãnh hoạt động độc lập, các chi nhánh còn lại thường là nhân viên kiêm nhiệm nên dễ dẫn đến bở ngỡ, lúng túng khi nhận được các yêu cầu bảo lãnh có độ phức tạp nhất định; điều này làm giảm chất lượng phục vụ khách hàng.Hoạt động kiêm nhiệm cho vay và phát hành bảo lanh tại

2.4 Nguyên nh n củ hạn chế t ng h ạt động ả nh tại Vietc nk 2.4.1 Nguyên nhân bên trong

Trong hoạt động bảo lãnh, tuy phần đông nhân viên tác nghiệp được đào tạo bài bản và có trình độ, nhưng thường thiếu các kiến thức chuyên sâu về bảo lãnh. Bên cạnh đó, tuy đã có Trung tâm Đào tạo đặt tại Hội sở, nhưng công tác đào tạo chưa được chú trọng đúng mức. Mặt khác, công tác trao đổi kinh nghiệm giữa các chi nhánh tuy có nhưng theo kiểu tự phát, riêng lẻ; chưa có chủ trương khuyến khích và chưa tổ chức rộng rãi dù đây là hoạt động rất hữu ích và góp phần quan trọng trong việc hạn chế rủi ro về tác nghiệp và quản lý. Ngoài ra, đối với nghiệp vụ bảo lãnh, bên cạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình đặt ra thì cũng cần phải có kinh nghiệm thực tế được tích lũy, trau dồi từ đó mới có thể tiếp thị đầy đủ tới khách hàng. Đây là điều hạn chế đối với các nhân viên mới ít được đào tạo lại một cách bài bản sau khi được tuyển dụng nên không nắm được tổng quát các sản phẩm ngân hàng hiện có.

Mặt khác, Vietcombank cũng chưa thực hiện chuyên môn hóa rộng rãi trong hoạt động bảo lãnh. Hiện nay, Vietcombank chỉ mới thực hiện chuyên môn hóa hoạt động bảo lãnh tại Sở Giao dịch (Hà Nội) và chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh bằng việc tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)