8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.3.2 Một số chỉ tiêu định tính
Sự đa dạng của sản phẩm bảo lãnh cung cấp
Danh mục bảo lãnh cung cấp cho khách hàng phản ánh mức độ đa dạng về sản phẩm này của một NHTM. Điều này cũng thể hiện sự quan tâm trong việc phát triển hoạt động bảo lãnh của NHTM đó. Đối với các ngân hàng chủ trương đẩy mạnh hoạt động này, doanh mục sản phẩm bảo lãnh sẽ ngày càng phong phú và hướng tới nhiều đối tượng khách hàng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu da
dạng của khách hàng. Ngược lại, các ngân hàng ít quan tâm đến hoạt động này, các sản phẩm bảo lãnh sẽ sơ sài và nghèo nàn.
Mạng lưới ng n hàng đại lý
Mạng lưới ngân hàng đại lý vừa là nhân tố tác động đến hoạt động bảo lãnh vừa là chỉ tiêu để đánh giá vị thế, năng lực và khả năng hợp tác của một NHTM trong giao dịch quốc tế, trong đó có hoạt động bảo lãnh. Một NHTM với mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động bảo lãnh, đặc biệt là bảo lãnh nước ngoài nhờ vị thế nhất định và khả năng hợp tác rộng rãi với các đối tác quốc tế.
1.4 Kinh nghi m phát triển hoạt động bảo lãnh của một số ngân hàng nước ngoài
Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, các hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng được đẩy mạnh. Cùng với đó, hoạt động bảo lãnh ngân hàng ngày càng phát triển. Đây là lĩnh vực được các ngân hàng trong nước cũng như trên thế giới không ngừng đẩy mạnh. Tại Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng đang tích cực thu hút khách hàng và mở rộng thị trường trong hoạt động bảo lãnh và là các đối thủ đáng gờm của các ngân hàng trong nước. Các đại diện nổi bật là HSBC, City Bank, Bank of Tokyo,... Có thể nói việc học hỏi và vận dụng những kinh nghiệm từ các “ông lớn” này vào thực tế tình hình tại các ngân hàng nội địa để phát triển hoạt động này là điều cần thiết. Dưới đây là một số kinh nghiệm phát triển hoạt động bảo lãnh tại các ngân hàng này:
Các ngân hàng này vận dụng nghiệp vụ bảo lãnh rất thuần thục, dựa trên các tiêu chuẩn, quy tắc quốc tế và có tính chuyên nghiệp rất cao. Cùng với đó, họ có quy trình bảo lãnh khá chặt chẽ và rõ ràng. Ngân hàng xem xét rất kỹ các tiêu chí về tính khả thi của một dự án bảo lãnh, khả năng và thời hạn hoàn trả vốn, các yếu tố tác động đến quá trình thực thi dự án này và vấn đề bảo đảm cho việc phát hành cam kết bảo lãnh. Thêm vào đó, việc giải quyết tranh chấp trong thực hiện bảo lãnh được thỏa thuận thống nhất và ghi cụ thể khi ký kết hợp đồng và các ngân hàng này
rất quan tâm đến uy tín của tổ chức đứng ra phân xử, thường là trọng tài quốc tế mà cả hai bên thống nhất lựa chọn ở nước sở tại của ngân hàng, của khách hàng hoặc nước thứ ba.
Trong quy trình bảo lãnh, bên cạnh việc phân cấp nghiệp vụ, việc giám sát luôn được tiến hành, nhằm bảo đảm tính hệ thống chặt chẽ và minh bạch, theo đúng quy trình nghiệp vụ; thể hiện thông qua hệ thống giám sát nột bộ được thiết kế theo hệ thống dọc từ trụ sở chính đến các chi nhánh, trực tiếp do tổng giám đốc chỉ đạo và điều hành. Bộ phận giám sát nằm tại chi nhánh làm việc độc lập với giám đốc chi nhánh, do đó đảm bảo được tính khách quan, hiệu lực và hiệu quả của công tác này. Cùng với đó, các ngân hàng này cũng có bộ phận chuyên trách hỗ trợ về luật pháp trong hoạt động bảo lãnh. Trong quản trị điều hành, các ngân hàng này có sự phân cấp rõ ràng giữa ngân hàng mẹ, hội sở chính, chi nhánh khu vực và chi nhánh phụ trong việc thực hiện hoạt động bảo lãnh.
Mặt khác, với hệ thống rộng khắp tại nhiều quốc gia nên việc tìm hiểu và thu thập thông tin từ các khách hàng tiềm năng rất được các ngân hàng này chú trọng và có kế hoạch săn đón bằng việc gia tăng lợi ích, ưu đãi từ dịch vụ ngân hàng và thực hiện việc bán chéo sản phẩm. Việc phát triển và mở rộng dịch vụ bảo lãnh cũng được các ngân hàng nước ngoài thực hiện theo cách này. Thông qua việc áp dụng các chính sách ưu đãi, các ngân hàng này chủ động thu hút khách hàng, đầu tiên là sử dụng các dịch vụ về tiền gửi, kiều hối, thanh toán, sau đó đến các dịch vụ về cho vay, phát hành bảo lãnh ngân hàng.
Ngoài ra, với lợi thế về mạng lưới và uy tín quốc tế, các ngân hàng này cũng có thế mạnh trong việc thực hiệc xác nhận bảo lãnh theo yêu cầu. Đây là một dịch vụ được đánh giá là ít rủi ro và đem lại nguồn thu đáng kể từ phí. Trong nghiệp vụ này, các ngân hàng nước ngoài cũng rất chú trọng đến uy tín của ngân hàng nhận bảo lãnh cho phía khách hàng và ngược lại. Điều này một lần nữa kh ng định uy tín quốc tế là vấn đề rất quan trọng của khách hàng đề nghị bảo lãnh cũng như ngân hàng đối tác bảo lãnh cho khách hàng của họ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên cơ sở phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài, xác định được nội dung yêu cầu của công tác bảo lãnh ngân hàng, tác giả đã xác định nội dung của công tác bảo lãnh tại ngân hàng VCB. Cụ thể luận văn đã đề cập tới một số vấn đề sau:
- Bảo lãnh ngân hàng là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện nghĩa vụ tài chính giữa các nên tham gia hoạt động bảo lãnh.
- Các khái niệm, các bộ luật, thông tư hướng dẫn, quyết định của Đảng và Nhà nước nêu ở chương 1 là cơ sở khoa học để tác giả khảo sát thực trạng đề xuất giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bảo lãnh.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNHTẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBAN )
2.1 Tổng qu n ề Vietc nk 2.1.1 Lịch sử hình th nh ph t t iển
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam;
Tên đây đủ bằng tiếng Anh: oint Stock Commercial Bank or oreign Trade of Vietnam;
Tên giao dịch: Vietcombank;
Tên viết tắt: Vietcombank;
Website: www.vietcombank.com.vn;
Vốn điều lệ (đến ngày 31/12/2014): 2 . 50.203.340.000 đồng;
Trụ sở chính: 19 Trần Quang hải, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn iếm, Tp. Hà Nội;
Tính đến hết năm 2014, bên cạnh Hội sở chính Vietcombank hiện có 01 Sở giao dịch và 9 chi nhánh với 351 ph ng giao dịch hoạt động tại 4 / 3 tỉnh thành phố trong cả nước. Mạng lưới hoạt động phân bổ: Bắc Trung Bộ ,9%, Đông Bắc Bộ ,9%, đồng bằng Sông Hồng (bao gồm Hà Nội) 2 , %, Đông Nam Bộ và Hồ Chí Minh 25, %, Duyên hải Nam Trung Bộ 11,1%, Tây Nam Bộ 14,4%, Tây Nguyên 4,4%. Vietcombank c n có 1. 53 ngân hàng đại lý tại 1 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Tổ ch c tiền th n củ Vietc nk:
Vietcombank tiền thân là Sở quản ly ngoại hối thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập ngày 20/01/1955 theo Nghi định 443/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Năm 19 1, Sở Quản lý Ngoại hối được đổi tên thành Cục Ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định 171/CP ngày 26/10/1961 của Hội đồng Chính phủ. Cơ quan này vừa là một cục, vụ thuộc thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng tham mưu, nghiên cứu chính sách quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngoại hối, đồng thời tiến hành các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của một ngân hàng thương mại đối ngoại.
1963 – 1975
Ngày 01/04/1963, Vietcombank chính thức khai trương hoạt động theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong giai đoạn 1963 – 1975, thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ác liệt, Vietcombank đã đảm đương thành công nhiệm vụ lịch sử lớn lao là một ngân hàng thương mại đối ngoại duy nhất tại Việt Nam góp phần xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc, đồng thời hỗ trợ chi viện cho chiến trường miền Nam.
Để tiếp nhận nguồn vốn viện trợ ngoại tệ, tháng 4/1965 theo chỉ thị của Bộ Chính trị, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập một tổ chức chuyên trách nghiệp vụ thanh toán đặc biệt với bí danh B29 tại Vietcombank. Ra đời với một cơ cấu tổ chức rất gọn nhẹ, B29 hoạt động đơn tuyến và bảo mật đến mức tối đa được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị và Thường vụ Trung ươngCục Miền Nam. Với trên 10 người hoạt động trong thời gian 10 năm, Quỹ Ngoại tệ đặc biệt B29 đã tham gia vận chuyển và chuyển khoản một lượng lớn ngoại tệ, chi viện chochiến trường miền Nam.
1976 – 1990
Thời kỳ này, Vietcombank đã trở thành Ngân hàng Đối ngoại duy nhất của Việt Nam trên cả 3 phương diện: nắm giữ ngoại hối của quốc gia, thanh toán quốc tế, cung ứng tín dụng xuất nhập khẩu. Sau 1975, Vietcombank tiếp quản hệ thống ngân hàng của chế độ cũ, tham gia đàm phán giảm, hoãn thành công nợ Nhà nước tại Câu lạc bộ Paris, London. Trong điều kiện bị bao vây cấm vận kinh tế, Vietcombank tiếp tục nhận viện trợ, tìm kiếm các nguồn vay ngoại tệ, đẩy mạnh thanh toán quốc tế để phục vụ sự nghiệp khôi phục đất nước sau chiến tranh và xây dựng Chủ nghĩa Xã hội.
1991 – 2007
Vietcombank đã chính thức chuyển từ Ngân hàng chuyên doanh Đối ngoại trở thành một Ngân hàng Thương mại Nhà nước có hệ thống mạng lưới trên toàn quốc và quan hệ ngân hàng đại lý trên khắp thế giới. Vietcombank cũng là Ngân hàng
đầu tiên triển khai và hoàn thành Đề án Tái cơ cấu (2000 - 2005) mà trọng tâm là nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đóng góp cho sự ổn định và phát triển kinh tế, đồng thời tạo dựng uy tín đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
2007 – 2014
Năm 200 , Vietcombank tiên phong cổ phần hóa trong ngành ngân hàng và thực hiện thành công kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 02/0 /200 , Vietcombank đã chính thức hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần. Ngày 30/6/2009, Vietcombank chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 09/2011, Vietcombank ký kết Hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank.
Ngày 01/04/2013, Vietcombank đã tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập (1963-2013) và đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Nhất do Đảng và Nhà nước trao tặng. Nhân sự kiện đặc biệt này, Vietcombank cũng đã chính thức công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới cùng thông điệp/ lời hứa của thương hiệu “Chung niềm tin vững tương lai”, kh ng định cam kết của Vietcombank luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng trên con đường hướng tới tương lai, kh ng định sự đổi mới toàn diện của Vietcombank cả về hình ảnh và chất lượng hoạt động để tiếp tục phát triển bền vững, giữ vững vị thế là ngân hàng hàng đầu trong nước và từng bước vươn xa trên trường quốc tế.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai tr của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng,
tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng.
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có gần 14.000 cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Ph ng Giao dịch/Văn ph ng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 9 chi nhánh và hơn 350 ph ng giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn ph ng đại diện tại nước ngoài, công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank c n phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.100 máy ATM và trên 49.500 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng c n được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1. 00 ngân hàng đại lý tại trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân.
Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, trên nhiều lĩnh vực hoạt động quan trọng, Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn và đánh giá là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”.
2.1.2 Mô hình tổ ch c
Hiện nay, mô hình tổ chức hiện tại của Vietcombank được chia thành nhiều ph ng ban, các ph ng ban thực hiện chức năng riêng biệt và có sự tương trợ giữa phòng ban này với ph ng ban khác, theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu ộ y quản ý
Cơ cấu này giúp Vietcombank phân cấp quản lý từng mảng dịch vụ một cách chuyên môn hóa hơn tiết kiệm được chi phí quản lý cũng như sử dụng nguồn nhân sự có hiệu quả hơn, đồng thời giúp phân loại được nhóm khách hàng để có những chính sách thích hợp về sản phẩm và dịch vụ, từ đó tạo được uy tín và giữ chân được khách hàng một cách lâu dài.
Nhìn chung, Vietcombank đang thực hiện việc tái cấu trúc cơ cấu tổ chức phù hợp với qui mô và mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính – ngân hàng hiện đại và có vị thế trong khu vực cũng như trên thế giới. Đây là mô hình tổ chức tạm thời áp dụng tại thời điểm hiện nay. Trong tương lai, tùy theo tình hình kinh doanh từng thời kỳ, Vietcombank sẽ điều chỉnh mô hình cơ cấu tổ chức cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình theo hướng của một tập đoàn tài chính – ngân hàng mang tầm vóc quốc tế
2.2 Thực t ạng h ạt động ả nh tại Vietc ank
2.2.1 Cơ sở ph p ý t ng nước khi thực hi n hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank
Bên cạnh các văn bản pháp lý theo thông lệ quốc tế, hoạt động bảo lãnh ngân hàng của các NHTM ở Việt Nam được điều chỉnh bởi các quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Các tổ chức tín dụng và được cụ thể hóa trong Quy