8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
2.2.3.2 Cách thức quản lý
Tại các chi nhánh, bên cạnh phòng Bảo lãnh/Khách hàng chịu trách nhiệm chính trong việc tiếp nhận hồ sơ khách hàng, phát hành cam kết bảo lãnh và xử lý sau khi phát hành cam kết bảo lãnh đối với các bảo lãnh nằm trong mức phán quyết của chi nhánh, còn có phòng/bộ phận Quản lý nợ thực hiện việc quản lý dữ liệu khách hàng và phòng Kiểm tra nội bộ phụ trách việc kiểm tra, kiểm soát sau khi phát hành cam bảo lãnh. Ngoài ra, các chi nhánh cũng có sự phối hợp với các phòng ban có liên quan tại Hội sở như: ph ng Tổng hợp và Thanh toán, Quan hệ Đại lý, Quản lý Rủi ro, Chính sách tín dụng, Đề án Công nghệ, Trung tâm Tin học, … trong việc nhận biết và quản lý rủi ro trong hoạt động này.
Việc quản lý hoạt động bảo lãnh toàn hệ thống Vietcombank được thực hiện tại Hội sở. Trong đó, ph ng Tổng hợp và Thanh toán phụ trách quản lý chung, phòng Chính sách Tín dụng phụ trách việc hướng dẫn việc thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật và của Vietcombank và phòng Quản lý Rủi ro thực hiện việc phê duyệt các hồ sơ và hạn mức bảo lãnh vượt quá mức phán quyết của chi nhánh. Ngoài ra, c n có ph ng Đề án Công nghệ và Trung tâm Tin học phụ trách việc hỗ trợ về công nghệ và tin học; và phòng Quan hệ Đại lý thu thập, tổng hợp thông tin từ các ngân hàng đại lý trên toàn thế giới và các trung tâm an ninh quốc tế, đồng thời phối hợp kiểm tra chữ ký, con dấu và các vấn đề khác có liên quan để góp phần ngăn ngừa các rủi ro do gian lận, lừa đảo và giả mạo trong hoạt động bảo lãnh cho các chi nhánh.
Như vậy, tuy việc phát hành cam kết bảo lãnh được thực hiện tại từng chi nhánh, nhưng nhờ kết nối dữ liệu toàn hệ thống, đồng thời có sự quản lý tập trung, phối hợp và hỗ trợ từ các phòng ban liên quan tại chi nhánh và Hội sở chính đã giúp cho hoạt động bảo lãnh trên toàn hệ thống của Vietcombank khá thông suốt và góp phần trong việc quản lý rủi ro của hoạt động này.
2.2.4Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank từ n 2012-2014
2.2.4.1 Phân tích hoạt động bảo lãnh thông qua một số chỉ tiêu định lượng
Về số dư bảo lãnh Bảng Số dư bả nh ừ năm 0 -2014 Đơn vị tính: triệu đồng N 2012 2013 2014 Số dư bảo lãnh 17,37 3,219 15,631, 846 21,170, 068
Biểu đồ 2.1: Số dư bảo lãnh từ nă 2012-2014
Năm 2013, nền kinh tế thế giới đã bắt đầu hồi phục nhưng chưa rõ ràng. Nhật Bản đang dần hồi sinh sau hàng loạt chính sách kích thích kinh tế, kinh tế Mỹ khởi sắc trong một năm nhọc nhằn nhất là với vấn đề ngân sách, Eurozone tăng tương đương lần đầu sau hơn một năm suy thoái. Trong nước, kinh tế vĩ mô cũng đạt được những kết quả ban đầu đáng khích lệ nhưng chưa thật bền vững, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp hơn năm 2012 (CPI tăng ,04%), trong khi tăng trưởng kinh tế cao hơn (GDP đạt 5,42%). Mặt bằng lãi suất được giữ ổn định ở mức thấp, tín dụng điều hành linh hoạt theo hướng mở rộng đi đôi với an toàn hoạt động với mức tăng trưởng ~12,5% so với năm 2012, nợ xấu tuy c n cao nhưng đã từng bước được kiểm soát một cách chủ động. Nền kinh tế đang dần phục hồi, hoạt động của các doanh nghiệp cũng chưa có nhiều cải thiện đáng kể. Do vậy hoạt động bảo lãnh cũng chịu tác động. Số dư bảo lãnh tại 31/12/2013 chỉ đạt 15.631 tỷ đồng, giảm 1.741 tỷ đồng so với cùng kỳ. Cũng trong năm 2013 này, Vietcombank đã xây dựng được quy trình dành riêng cho hoạt động bảo lãnh, dựa trên cơ sở Thông tư 2 ban hành năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước. Quy trình được ban hành đã góp phần thống nhất hoạt động bảo lãnh trên toàn hệ thống, quản lý rủi ro ở mức toàn diện hơn.
Qua năm 2014, số dư bảo lãnh là 21.170.068 triệu đồng, tăng hơn 35% so với năm 2013 (15. 31. 4 triệu đồng). Có được điều này phải kể đến sự hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế. Năm 2014, kinh tế thế giới đã có dấu hiệu hồi phục. Trong nước, lạm phát đã được kiểm soát ở mức thấp (CPI tăng 1, 4%), tăng trưởng kinh tế đạt cao hơn các năm trước (GD đạt mức tăng 5,9 %). Mặt bằng lãi suất tiếp tục được điều chỉnh giảm nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp; tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ngân hàng đạt ~ 14,5%, cao hơn so với kế hoạch; tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng cao; quá trình tái cơ cấu, xử lý nợ xấu của các TCTD đạt được những kết quả bước đầu. Số dư bảo lãnh gia tăng phần nào phản ánh sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời cũng cho thấy sự quan tâm của các tổ chức cá nhân đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Vietcombank đã đón đầu xu thế này và không ngừng đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh bằng chính sách phí cạnh tranh, đồng thời tích cực phát huy lợi thế là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, có uy tín và giàu kinh nghiệm trong hoạt động ngoại thương.
Về nguồn thu từ phí bảo lãnh
Phí bảo lãnh là một trong những nguồn thu quan trọng của Vietcombank trong nhóm doanh thu dịch vụ và góp phần đa dạng hóa cơ cấu doanh thu. Trong những năm gần đây, nguồn thu này ngày càng được ngân hàng này quan tâm bên cạnh nguồn thu từ lãi của hoạt động cho vay truyền thống.
Bảng 2 D nh hu phí bả nh ừ năm 0 - 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
N 2012 2013 2014
Doanh thu phí bảo lãnh 204,837 291,117 254,554
Doanh thu phí dịch vụ 2,235,6 98 2,745,1 71 3,166,3 04
Tỷ tr ng doanh thu phí bảo lãnh trong doanh thu
phí dịch vụ 9.16% 10.60% 8.04% (Nguồn: Báo cáo tài chính củ e c mb nk năm 0 , 0 3 v 0 4
Biểu đồ 2.2: Doanh thu phí bảo lãnh từ nă 2012 - 2014
Mặc dù số dư bảo lãnh tại thời điểm cuối năm 2013 thấp nhất trong 3 năm trở lại đây nhưng doanh số về phí bảo lãnh trong năm này lại cao nhất 291 tỷ đồng, chiếm hơn 10% doanh thu phí dịch vụ. Năm 2014 số dư bảo lãnh có gia tăng, doanh thu phí dịch vụ tăng nhưng về phí bảo lãnh lại giảm gần 37 tỷ xuống còn 255 tỷ đồng. Trong suốt 3 năm này, chính sách chung về phí của Vietcombank không hề thay đổi. Sự sụt giảm này cho thấy mặc dù số dư tăng nhưng doanh số bảo lãnh không cao, ngoài ra có thể do áp lực cạnh tranh với các ngân hàng khác nên nhiều chi nhánh đã chủ động giảm mức phí đối với các khách hàng truyền thống của mình. Mức phí này được xây dựng từ năm 200 , khá cao so với mặt bằng chung của các ngân hàng bạn, nên đã phần nào tác động đến lượng khách hàng sử dụng sản phẩm này và số lượng cam kết bảo lãnh được phát hành. Trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, mức phí nêu trên đã gây nên những bất lợi trong việc thu hút và giữ chân khách hàng. Ngoài ra mức phí này còn niêm yết phí tối thiểu theo tỷ giá USD đối với cả thư bảo lãnh bằng tiền Đồng hay bằng ngoại tệ, thư bảo lãnh trong nước hay với nước ngoài. Đây là điều bất cập trong khi thực hiện hạch toán thu phí đối với các khách hàng vì tỷ giá chốt tại thời điểm hạch toán trên hệ thống.
Dư nợ bảo lãnh quá hạn
Dư nợ bảo lãnh quá hạn là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng của hoạt động bảo lãnh. Là một NHTM lớn, Vietcombank rất quan tâm đến việc kiểm soát chỉ tiêu này.
Bảng 3: Dư nợ bả nh quá hạn ừ năm 0 - 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
N 2012 2013 2014
Số dư bảo lãnh 17,373,219 15,631,846 21,170,068
Dư nợ bảo lãnh quá hạn 1,528,843 953,543 1,481,905
Tỷ lệ dư nợ bảo lãnh quá hạn/Số dư bảo lãnh 8.80% 6.10% 7.00%
(Nguồn: Báo cáo tài chính củ e c mb nk năm 0 , 0 3 v 0 4
Số dư bảo lãnh năm 2014 tăng hơn 35% so với năm 2013, trong khi dư nợ bảo lãnh quá hạn lại tăng hơn 55%. Mặc dù tỷ lệ này còn thấp so với năm 2012 nhưng cũng là dấu hiệu về việc kiểm soát hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank cần chặt chẽ hơn nữa.
2.2.4.2 Phân tích hoạt động bảo lãnh thông qua một số chỉ tiêu định tính
Với uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động bảo lãnh, Vietcombank là ngân hàng hàng đầu trong việc tư vấn và cung cấp các sản phẩm đa dạng, phong phú, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp về bảo lãnh ngân hàng, giúp doanh nghiệp có thêm năng lực để thực hiện các cơ hội kinh doanh và giảm thiểu rủi ro.
Uy tín của thương hiệu
Vietcombank là ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam với uy tín cao trên thị trường trong nước và quốc tế cùng kinh nghiệm lâu năm trong việc tư vấn và cung cấp các sản phẩm bảo lãnh trong nước cũng như bảo lãnh có yếu tố nước ngoài. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai
trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày này đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án... cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử...
Mạng lưới ng n hàng đại lý
Mạng lưới chi nhánh rộng khắp và quan hệ với tất cả các ngân hàng thương mại trên toàn quốc. Tính đến hết năm 2014, bên cạnh Hội sở chính, Vietcombank hiện có 01 Sở giao dịch và 89 chi nhánh với 351 phòng giao dịch hoạt động tại 46/63 tỉnh thành phố trong cả nước, cùng 1.853 ngân hàng đại lý tại 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Điều này một lần nữa kh ng định vị thế của Vietcombank trong hoạt động đối ngoại và là một thế mạnh của Vietcombank trong hoạt động bảo lãnh.
Sự đa dạng của sản phẩm bảo lãnh
Sản phẩm bảo lãnh đa dạng, phong phú, linh hoạt, đáp ứng mọi nhu cầu về bảo lãnh của doanh nghiệp.
Hiện nay, Vietcombank có khá đầy đủ các loại bảo lãnh được sử dụng trong nước và theo thông lệ quốc tế, từ bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo hành, hoàn trả tiền tạm ứng đến bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, … hông chỉ chú trọng đến khách hàng doanh nghiệp – đối tượng sử dụng loại sản phẩm này khá phổ biến, Vietcombank còn có các sản phẩm bảo lãnh dành cho khách hàng cá nhân được thiết kế chuyên biệt như bộ sản phẩm bảo lãnh trong giao dịch nhà đất, bảo lãnh thanh toán thuế, …
Ngoài ra, với uy tín và vị thế tạo được trong hoạt động bảo lãnh nước ngoài, Vietcombank còn là NHTM có thế mạnh trong phát hành bảo lãnh đối ứng và xác
nhận bảo lãnh. Các sản phẩm bảo lãnh này vừa góp phần làm gia tăng nguồn thu từ phí bảo lãnh, vừa giúp Vietcombank đa dạng hóa đối tượng khách hàng, bởi khách hàng sử dụng các sản phẩm này không chỉ ở trong nước mà còn là khách hàng ở nước ngoài.
Đội ngũ cán bộ nhân viên
Đội ngũ cán bộ cán nhân viên giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến bảo lãnh, giúp doanh nghiệp chủ động trong việc đàm phán với các bên có liên quan và tránh được những rủi ro trong kinh doanh. Bộ phận Khách hàng tại chi nhánh chịu trách nhiệm tiếp nhận và xử lý tất cả các đề nghị bảo lãnh của mọi đối tượng khách hàng. Theo Bộ chức năng chuẩn của chi nhánh đã được Hội đồng quản trị Vietcombank thông qua thì đây là bộ phận kiêm nhiệm nhiều chức năng, phải nắm vững tổng quát các nghiệp vụ. Ngoài việc tuyển dụng chọn lọc rất kỹ ở khâu đầu vào, đào tạo bài bản ban đầu, trong quá trình làm việc,Vietcombank cũng thường xuyên tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, hội nghị chuyên đề chuyên sâu. Thông qua đó đã tổng hợp được những tồn tại từ cơ sở để điều chỉnh, hoàn thiện về quy định, quy trình, giúp cho hoạt động tác nghiệp ngày càng bài bản và thông suốt, sự phối hợp giữa trung ương và địa phương ngày một đồng bộ, mang lại hiệu quả kinh doanh cao trên tất cả lĩnh vực. Do đó, khi tiếp nhận hồ sơ, đội ngũ cán bộ khách hàng sẽ tư vấn cho khách hàng không chỉ về sản phẩm bảo lãnh mà khách hàng đang có nhu cầu phát hành, các rủi ro có thể gặp phải mà còn có thể hỗ trợ khách hàng trong việc sử dụng tổng thể các dịch vụ có liên quan.
2.2.5 Một số ủi t ng h ạt động ả nh ng n h ng tại Vietcombank
Trong hoạt động bảo lãnh, nhận diện và quản lý rủi ro là rất cần thiết, nhấtlà trong bối cảnh các thủ đoạn gian lận, lừa đảo và giả mạo ngày càng nhiều vàtinh vi. Là NHTM có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động bảo lãnh, Vietcombankđã nhận diện được khá nhiều thủ đoạn dẫn đến rủi ro cho khách hàng cũng như ngân hàng và đã kịp thời xử lý. Dưới đây trình bày một số dạng rủi ro đặc thù đã được phát hiện từ thực tế hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank.
2.2.5.1 Các dạng rủi đ c thù trong hoạt động bảo lãnh
2.2.51.1 Rủi ro đến từ Bên được bảo lãnh
Trường hợp 1:
Chi nhánh X của Vietcombank phát hành Thư bảo lãnh thanh toán trị giá 20 tỷ theo yêu cầu của bên được bảo lãnh là Cty A cho bên nhận bảo lãnh là Cty B, bảo lãnh thanh toán theo Hợp đồng cung cấp các loại thức ăn thủy sản, quy định thời hạn thanh toán trên mỗi hóa đơn là 0 ngày.
Trước ngày hết hiệu lực của thư bảo lãnh 01 ngày, Cty B gửi hồ sơ đ i tiền yêu cầu thanh toán số tiền bảo lãnh 11.312.707.1 1 đồng do Cty A không thanh toán theo đúng hợp đồng đã ký, trong đó bao gồm 01 phụ lục hợp đồng được ký trong thời hạn hiệu lực của thư bảo lãnh thanh toán (phụ lục ký sau ngày phát hành bảo lãnh) có điều chỉnh thời hạn thanh toán trên mỗi hóa đơn là 30 ngày thay vì 60 ngày như hợp đồng. Tuy nhiên chi nhánh X không chấp nhận phụ lục này do không được tham chiếu trong thư bảo lãnh. Vì vậy, theo điều khoản thanh toán của hợp đồng cung cấp thức ăn thủy sản nên chi nhánh X chỉ chấp nhận thanh toán các hóa đơn trên 60 ngày với số tiền là .039.092.1 đồng, đồng thời gửi công văn thông báo đến Cty B.
Sau khi Cty B gửi công văn chấp nhận khoản tiền thanh toán của chi nhánh X, chi nhánh tiến hành cho vay bắt buộc đối với Cty A để thanh toán số tiền 7.039.092.186 đồng cho Cty B (sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đ i tiền của Cty B). Đồng thời, chi nhánh đã gửi công văn đến Cty B thông báo về việc thư bảo lãnh đã hết hiệu lực ngay khi chi nhánh X thực hiện nghĩa vụ thanh toán vì bản gốc thư bảo lãnh đã được gửi trả lại cho chi nhánh và tự động sẽ không còn giá trị. Chi nhánh cũng gửi thông báo cho vay bắt buộc đến Cty A đề nghị công ty tập trung tận dụng mọi nguồn vốn để trả nợ vay bắt buộc cho chi nhánh, cũng