8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.7.2 Quy tắc thực hành cam kết dự phòng quốc tế (The International Standby
Standby Practice Rules - ISP)
ISP 9 , được áp dụng cho tín dụng thư dự ph ng và “các cam kết tương tự, dù được gọi hay miêu tả thế nào”, do đó cam kết bảo lãnh, nếu có dẫn chiếu áp dụng, sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của ISP. Mặc dù URDG được soạn thỏa cho bảo lãnh độc lập, nhưng trên thực tế lại không được hoan nghênh tại Mỹ, nên ISP đóng vai trò thay thế trong việc thiết lập một hành lang pháp lý không chỉ cho Tín dụng thư dự phòng mà còn cho cả các cam kết bảo lãnh. Đặc điểm của ISP:
Đặc trưng độc lập, chứng từ và vô điều kiện là những nguyên tắc xuyên suốt toàn bộ bản quy tắc. ISP đi vào các giao dịch cụ thể, rõ ràng và rất thực tế nhằm tạo ra sự chuẩn xác về nghiệp vụ của các mối quan hệ giữa các bên trong cam kết.
Tuy nhiên, ISP lại quy định nội dung quá chi tiết nên tạo ra cảm giác choáng ngợp cho người đọc. Bên cạnh đó, văn phong của ISP mang đậm tính chất pháp luật nên đôi khi gây khó hiểu cho người sử dụng.
Hiện nay, ISP không chỉ được vận dụng tại Mỹ mà còn phát triển sang các nước phụ thuộc vào mậu dịch với Mỹ, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước đang phát triển ở khu vực Mỹ La tinh, Đông Nam Á.
1.1.7.3 Quy tắc và thực hành thống nhất Tín dụng ch ng từ (The Uniform Customs and Practice - UCP), phiên bản hi n hành: UCP600 có hi u lực từ ngày 01/07/2007.
Đây là bộ quy tắc được sử dụng chủ yếu trong giao dịch tín dụng chứng từ. Đối với bảo lãnh ngân hàng, UCP thường được vận dụng trong điều khoản về chứng từ xuất trình khi có yêu cầu đ i tiền, nếu được dẫn chiếu.
1.2 Một số nhân tố t c động đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng
1.2.1 Nh n tố bên trong
Con người
Con người là nhân tố quyết định trong sự thành công của hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh ngân hàng nói riêng. Trước hết, bảo lãnh ngân hàng
là một trong những nghiệp vụ cấp tín dụng của NHTM, do đó, để đảm bảo trong công tác quản trị rủi ro, đ i hỏi trình độ, tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm của nhân viên tác nghiệp. Bên cạnh đó, thái độ phục vụ khách hàng cũng rất quan trọng góp phần xây dựng hình ảnh về ngân hàng đối với khách hàng.
Nghiệp vụ
Cũng như các hoạt động khác của NHTM, nghiệp vụ là nhân tố tác động không nhỏ đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng và phản ánh rõ nhất thông qua quy trình nghiệp vụ và mức phí bảo lãnh. Quy trình bảo lãnh thể hiện sự chặt chẽ trong phân công về tác nghiệp, đồng thời phản ánh cách thức quản lý rủi ro trong hoạt động này. Cùng với đó, mức phí bảo lãnh cũng tác động đến sự mở rộng hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Đối với ngân hàng, phí là nguồn thu của hoạt động bảo lãnh; tuy nhiên, đối với khách hàng, phí bảo lãnh là chi phí khi sử dụng dịch vụ. Vì thế, để giải quyết hài hòa lợi ích của ngân hàng và khách hàng và thúc đẩy hoạt động bảo lãnh phát triển, thì việc xây dựng một chính sách phí phù hợp là rất cần thiết.
Công nghệ
Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển và phục vụ đắc lực trong mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội. Đối với hoạt động bảo lãnh của NHTM cũng vậy. Sử dụng công nghệ hiện đại vừa thể hiện mức độ hiện đại hóa của ngân hàng vừa giúp phục vụ khách hàng tốt hơn, đồng thời giúp nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro của NHTM.
Một số yếu tố nội tại khác của ngân hàng
Một số yếu tố nội tại khác của ngân hàng có tác động đến hoạt động bảo lãnh có thể kể đến là uy tín, quy mô vốn, mạng lưới ngân hàng đại lý, chính sách phát triển và chiến lược marketing của ngân hàng. Đối với hoạt động bảo lãnh, uy tín là yếu tố có ảnh hưởng hàng đầu, đặc biệt là trong hoạt động bảo lãnh nước ngoài. Mặt khác, để đảm bảo an toàn cho NHTM, các quy định của pháp luật thường có giới hạn về tỷ lệ giữa giá trị bảo lãnh đối với một khách hàng và quy mô vốn của ngân hàng; do đó, quy mô vốn của ngân hàng cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh. Bên cạnh đó, mạng lưới ngân hàng đại lý cũng có tác động đến hoạt động bảo
lãnh của một NHTM thông qua việc thu thập thông tin, phối hợp kiểm soát rủi ro và hợp tác với các đối tác quốc tế. Ngoài ra, chính sách phát triển và chiến lược marketing của NHTM cũng tác động đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng thông qua việc định hướng phát triển, chiến lược quảng bá và sự đa dạng về sản phẩm bảo lãnh cung cấp cho khách hàng,... trong sự phát triển chung của NHTM.
1.2.2 Nh n tố bên ngoài
M i trường kinh tế - xã hội
Môi trường kinh tế - xã hội là yếu tố đầu tiên tác động đến mọi hoạt động kinh tế và xã hội. Hoạt động bảo lãnh ngân hàng cũng không ngoại lệ. hi môi trường kinh tế - xã hội ổn định sẽ tác động tích cực đến các hoạt động kinh tế, từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng ngày càng phát triển. Ngược lại, khi môi trường kinh tế - xã hội có những biến động bất lợi, hoạt động kinh tế gặp khó khăn sẽ tác động không tốt đến hoạt động của NHTM, trong đó có bảo lãnh.
Hành lang pháp lý
Hành lang pháp lý tác động không nhỏ đến mọi hoạt động của ngân hàng. Với hoạt động bảo lãnh ngân hàng, hành lang pháp lý tạo nên khung pháp lý cần thiết để các ngân hàng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Một hành lang pháp lý đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong hoạt động bảo lãnh và giúp tránh được rủi ro không đáng có.
1.3 Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động bảo lãnh ngân hàng
1.3.1 Một số chỉ tiêu định lượng
Số dư bảo lãnh
Số dư bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Đây là chỉ tiêu mang tính thời điểm. Sự gia tăng hoặc sụt giảm của chỉ tiêu này cho thấy sự gia tăng hoặc sụt giảm của hoạt động bảo lãnh của ngân hàng so với thời điểm so sánh.
Doanh số bảo lãnh
Doanh số bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh phát sinh trong một thời kỳ. Đây là chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động bảo lãnh của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định.
Doanh thu của hoạt động bảo lãnh
Doanh thu của hoạt động bảo lãnh là một trong các chỉ tiêu quan trọng trong doanh thu hoạt động dịch vụ ngoài lãi vay của ngân hàng. Nguồn thu này đến từ phí mà bên được bảo lãnh phải trả cho NHTM khi sử dụng dịch vụ này. Bên cạnh việc phản ánh tình hình hoạt động bảo lãnh, chỉ tiêu này c n phản ánh chính sách phí của ngân hàng.
Tuy nhiên, để có sự đánh giá toàn diện, người ta thường kết hợp xem xét chỉ tiêu này trong mối quan hệ tương quan với các hoạt động khác thông qua các chỉ số như: tỷ trọng doanh thu của hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu dịch vụ ngoài lãi vay, tỷ trọng doanh thu của hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu. Các chỉ số này phản ánh đóng góp của hoạt động bảo lãnh trong nguồn thu từ dịch vụ ngoài hoạt động cho vay và trong tổng nguồn thu của ngân hàng.
Dư nợ bảo lãnh quá hạn
Đây là dư nợ bảo lãnh NHTM đã trả thay cho khách hàng nhưng khách hàng không trả được nợ cho NHTM. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng của hoạt động bảo lãnh. Các NHTM luôn chú ý kiểm soát chỉ tiêu này bởi khi dư nợ bảo lãnh quá hạn gia tăng cho thấy công tác thẩm định trong hoạt động bảo lãnh không tốt cũng như rủi ro và nguy cơ tổn thất cho NHTM là rất lớn.
1.3.2 Một số chỉ tiêu định tính
Sự đa dạng của sản phẩm bảo lãnh cung cấp
Danh mục bảo lãnh cung cấp cho khách hàng phản ánh mức độ đa dạng về sản phẩm này của một NHTM. Điều này cũng thể hiện sự quan tâm trong việc phát triển hoạt động bảo lãnh của NHTM đó. Đối với các ngân hàng chủ trương đẩy mạnh hoạt động này, doanh mục sản phẩm bảo lãnh sẽ ngày càng phong phú và hướng tới nhiều đối tượng khách hàng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu da
dạng của khách hàng. Ngược lại, các ngân hàng ít quan tâm đến hoạt động này, các sản phẩm bảo lãnh sẽ sơ sài và nghèo nàn.
Mạng lưới ng n hàng đại lý
Mạng lưới ngân hàng đại lý vừa là nhân tố tác động đến hoạt động bảo lãnh vừa là chỉ tiêu để đánh giá vị thế, năng lực và khả năng hợp tác của một NHTM trong giao dịch quốc tế, trong đó có hoạt động bảo lãnh. Một NHTM với mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động bảo lãnh, đặc biệt là bảo lãnh nước ngoài nhờ vị thế nhất định và khả năng hợp tác rộng rãi với các đối tác quốc tế.
1.4 Kinh nghi m phát triển hoạt động bảo lãnh của một số ngân hàng nước ngoài
Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, các hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng được đẩy mạnh. Cùng với đó, hoạt động bảo lãnh ngân hàng ngày càng phát triển. Đây là lĩnh vực được các ngân hàng trong nước cũng như trên thế giới không ngừng đẩy mạnh. Tại Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng đang tích cực thu hút khách hàng và mở rộng thị trường trong hoạt động bảo lãnh và là các đối thủ đáng gờm của các ngân hàng trong nước. Các đại diện nổi bật là HSBC, City Bank, Bank of Tokyo,... Có thể nói việc học hỏi và vận dụng những kinh nghiệm từ các “ông lớn” này vào thực tế tình hình tại các ngân hàng nội địa để phát triển hoạt động này là điều cần thiết. Dưới đây là một số kinh nghiệm phát triển hoạt động bảo lãnh tại các ngân hàng này:
Các ngân hàng này vận dụng nghiệp vụ bảo lãnh rất thuần thục, dựa trên các tiêu chuẩn, quy tắc quốc tế và có tính chuyên nghiệp rất cao. Cùng với đó, họ có quy trình bảo lãnh khá chặt chẽ và rõ ràng. Ngân hàng xem xét rất kỹ các tiêu chí về tính khả thi của một dự án bảo lãnh, khả năng và thời hạn hoàn trả vốn, các yếu tố tác động đến quá trình thực thi dự án này và vấn đề bảo đảm cho việc phát hành cam kết bảo lãnh. Thêm vào đó, việc giải quyết tranh chấp trong thực hiện bảo lãnh được thỏa thuận thống nhất và ghi cụ thể khi ký kết hợp đồng và các ngân hàng này
rất quan tâm đến uy tín của tổ chức đứng ra phân xử, thường là trọng tài quốc tế mà cả hai bên thống nhất lựa chọn ở nước sở tại của ngân hàng, của khách hàng hoặc nước thứ ba.
Trong quy trình bảo lãnh, bên cạnh việc phân cấp nghiệp vụ, việc giám sát luôn được tiến hành, nhằm bảo đảm tính hệ thống chặt chẽ và minh bạch, theo đúng quy trình nghiệp vụ; thể hiện thông qua hệ thống giám sát nột bộ được thiết kế theo hệ thống dọc từ trụ sở chính đến các chi nhánh, trực tiếp do tổng giám đốc chỉ đạo và điều hành. Bộ phận giám sát nằm tại chi nhánh làm việc độc lập với giám đốc chi nhánh, do đó đảm bảo được tính khách quan, hiệu lực và hiệu quả của công tác này. Cùng với đó, các ngân hàng này cũng có bộ phận chuyên trách hỗ trợ về luật pháp trong hoạt động bảo lãnh. Trong quản trị điều hành, các ngân hàng này có sự phân cấp rõ ràng giữa ngân hàng mẹ, hội sở chính, chi nhánh khu vực và chi nhánh phụ trong việc thực hiện hoạt động bảo lãnh.
Mặt khác, với hệ thống rộng khắp tại nhiều quốc gia nên việc tìm hiểu và thu thập thông tin từ các khách hàng tiềm năng rất được các ngân hàng này chú trọng và có kế hoạch săn đón bằng việc gia tăng lợi ích, ưu đãi từ dịch vụ ngân hàng và thực hiện việc bán chéo sản phẩm. Việc phát triển và mở rộng dịch vụ bảo lãnh cũng được các ngân hàng nước ngoài thực hiện theo cách này. Thông qua việc áp dụng các chính sách ưu đãi, các ngân hàng này chủ động thu hút khách hàng, đầu tiên là sử dụng các dịch vụ về tiền gửi, kiều hối, thanh toán, sau đó đến các dịch vụ về cho vay, phát hành bảo lãnh ngân hàng.
Ngoài ra, với lợi thế về mạng lưới và uy tín quốc tế, các ngân hàng này cũng có thế mạnh trong việc thực hiệc xác nhận bảo lãnh theo yêu cầu. Đây là một dịch vụ được đánh giá là ít rủi ro và đem lại nguồn thu đáng kể từ phí. Trong nghiệp vụ này, các ngân hàng nước ngoài cũng rất chú trọng đến uy tín của ngân hàng nhận bảo lãnh cho phía khách hàng và ngược lại. Điều này một lần nữa kh ng định uy tín quốc tế là vấn đề rất quan trọng của khách hàng đề nghị bảo lãnh cũng như ngân hàng đối tác bảo lãnh cho khách hàng của họ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên cơ sở phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài, xác định được nội dung yêu cầu của công tác bảo lãnh ngân hàng, tác giả đã xác định nội dung của công tác bảo lãnh tại ngân hàng VCB. Cụ thể luận văn đã đề cập tới một số vấn đề sau:
- Bảo lãnh ngân hàng là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện nghĩa vụ tài chính giữa các nên tham gia hoạt động bảo lãnh.
- Các khái niệm, các bộ luật, thông tư hướng dẫn, quyết định của Đảng và Nhà nước nêu ở chương 1 là cơ sở khoa học để tác giả khảo sát thực trạng đề xuất giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bảo lãnh.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNHTẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBAN )
2.1 Tổng qu n ề Vietc nk 2.1.1 Lịch sử hình th nh ph t t iển
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam;
Tên đây đủ bằng tiếng Anh: oint Stock Commercial Bank or oreign Trade of Vietnam;
Tên giao dịch: Vietcombank;
Tên viết tắt: Vietcombank;
Website: www.vietcombank.com.vn;
Vốn điều lệ (đến ngày 31/12/2014): 2 . 50.203.340.000 đồng;
Trụ sở chính: 19 Trần Quang hải, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn iếm, Tp. Hà Nội;
Tính đến hết năm 2014, bên cạnh Hội sở chính Vietcombank hiện có 01 Sở giao dịch và 9 chi nhánh với 351 ph ng giao dịch hoạt động tại 4 / 3 tỉnh thành phố trong cả nước. Mạng lưới hoạt động phân bổ: Bắc Trung Bộ ,9%, Đông Bắc Bộ ,9%, đồng bằng Sông Hồng (bao gồm Hà Nội) 2 , %, Đông Nam Bộ và Hồ Chí Minh 25, %, Duyên hải Nam Trung Bộ 11,1%, Tây Nam Bộ 14,4%, Tây Nguyên 4,4%. Vietcombank c n có 1. 53 ngân hàng đại lý tại 1 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Tổ ch c tiền th n củ Vietc nk:
Vietcombank tiền thân là Sở quản ly ngoại hối thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập ngày 20/01/1955 theo Nghi định 443/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Năm 19 1, Sở Quản lý Ngoại hối được đổi tên thành Cục Ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định 171/CP ngày 26/10/1961 của Hội đồng Chính phủ. Cơ quan này vừa là một cục, vụ thuộc thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng tham mưu, nghiên cứu chính sách quản lý nhà