Các gợi ý chính sách khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 83)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

3.4 Các gợi ý chính sách khác

Nhằm đề xuất các kiến nghị đối với các cấp quản lý như Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan hữu quan nhằm khắc phục những ảnh hưởng bất lợi từ bên ngoài từ đó tạo được tác động tổng h a để góp phần thúc đẩy hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank ngày càng phát triển

3.4.1 Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và ngân hàng nội địa trong hội nhập

Hội nhập là xu thế tất yếu, nhưng để không bị động và có thể đứng vững và phát triển đ i hỏi mọi doanh nghiệp phải tự nỗ lực rất nhiều; tuy nhiên, sự hỗ trợ của Nhà nước là rất cần thiết. hi nước ta thực hiện mở cửa theo lộ trình đã cam kết khi gia nhập WTO, bên cạnh cơ hội mở rộng hợp tác với các đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt. Chính phủ và các cơ quan hữu quan có thể hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các hiệp hội để tổ chức các chương trình dành cho doanh nghiệp như: chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành lập quỹ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ xúc tiến thương mại, … Bằng cách này, Nhà nước cũng đã gián tiếp góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh doanh ngân hàng tại các NHTM trong nước, trong đó có Vietcombank.

Đối với ngành tài chính – ngân hàng, thông qua Hiệp hội Ngân hàng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan hữu quan có thể vận động sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong việc hỗ trợ các ngân hàng trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, áp dụng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong kinh doanh và quản lý.

3.4.2 Cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia

Mức xếp hạng tín nhiệm của các ngân hàng nội địa chịu sự khống chế bởi mức trần tín nhiệm của quốc gia, do đó, để cải thiện mức độ tín nhiệm của các ngân hàng trong nước, trong đó có Vietcombank, theo các chuẩn mực quốc tế, Việt Nam cũng cần cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

Theo tiêu chuẩn xếp hạng của S&P, mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia phụ thuộc vào năm gốc độ chủ yếu: áp lực nợ nước ngoài, tài khóa, tiền tệ, tăng trưởng và chính trị. Trong các yếu tố này, môi trường chính trị ổn định là một lợi thế của Việt Nam; tuy nhiên, các yếu tố khác cần phải được cải thiện hơn nữa. Thực hiện chính sách tài khóa lành mạnh, chính sách tiền tệ có hiệu quả và tăng trưởng bền

vững là điều mà Việt Nam cần nỗ lực đạt được để có thể cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

Bên cạnh đó, một trong những yếu tố rất được các tổ chức xếp hạng có uy tín trên thế giới quan tâm trong xếp hạng tín nhiệm quốc gia là mức độ minh bạch hóa. Theo công bố mới nhất của S&P vào cuối năm 200 , xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam hiện ở mức BB; tuy nhiên, theo đánh giá của tổ chức này, mức độ minh bạch của Việt Nam rất thấp, đặc biệt là trong ngành ngân hàng. Do đó, S&P rất khó và rất thận trọng trong xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam. Vì thế, để tạo được uy tín với các tổ chức xếp hạng quốc tế, Chính phủ và các cơ quan chức năng cần có các quy định về minh bạch hóa theo các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đồng thời có các cơ chế giám sát, thanh tra để đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc các quy định này.

3.4.3 Hoàn thiện cơ chế quản lý

Cần sớm hoàn thiện và ban hành quy chế quản lý đối với các ngân hàng được cổ phần hóa và chuyển đổi từ NHTM nhà nước sang NHTM cổ phần, trong đó có Vietcombank. Đây là vấn đề mà Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan hữu quan cần làm ngay bởi cơ chế quản lý có tác động rất lớn đến hoạt động và điều hành của các NHTM dạng này.

Hiện nay, đối với Vietcombank, cơ chế quản lý cần được thực hiện theo hướng mở rộng quyền tự chủ đi kèm với trách nhiệm của ngân hàng này, Nhà nước quản lý ở cấp vĩ mô và không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của ngân hàng bằng mệnh lệnh hành chính. Bên cạnh đó, các quy chế về tài chính như lương, chi phí quảng cáo, tuyên truyền, …nên được cải cách theo hướng mở rộng quyền chủ động cho ngân hàng này thay vì vẫn thực hiện bó buộc như hiện nay. Cùng với đó, Nhà nước nên trao quyền thực sự cho Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị của ngân hàng và thực hiện việc điều hành thông qua đại diện của mình trong bộ máy này. Bằng cách này, Nhà nước sẽ nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của Ban lãnh đạo và Ban điều hành của ngân hàng trong việc giải quyết linh hoạt các vấn đề trong hoạt động kinh doanh, đồng thời vẫn thực hiện được chức năng quản lý và định hướng hoạt động cho ngân hàng này theo các mục tiêu chung trong điều hành

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận và thưc trạng về hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank, chúng tôi đề xuất 6 giải pháp về hoạt động bảo lãnh. Các giải pháp đã nêu đều có cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn được kiểm chứng qua các chuyên gia, các cán bộ ngân hàng đang công tác tại ngân hàng Vietcombank.

Nội dung cụ thể các giải pháp là : - Giải pháp về nhân lực

- Giải pháp về cơ cấu bộ máy - Giải pháp về nghiệp vụ sản phẩm - Giải pháp về công nghệ

- Giải pháp về marketing và củng cố thương hiệu

- Một số giải pháp về phí, quy mô vốn, xếp hạng tín nhiệm

Các giải pháp này có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Muốn hoạt động bảo lãnh đạt hiệu quả cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên. Nếu thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Qua kết quả khảo nghiệm, các biện pháp đề xuất đều nhận được sự đồng tình cao về tính cấp thiết và tính khả thi. Đây là căn cứ để các cấp quản lý xây dựng kế hoạch cải tiến hoạt động bảo lãnh nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao hoạt động kinh doanh tiền tệ, đáp ứng yêu cầu phát triển, thúc đẩy hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển.

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau :

- Luận văn bước đầu nghiên cứu về mặt lý luận về các giải pháp bảo lãnh, đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank từ đó đề xuất giải pháp bảo lãnh.

- Để có những kết luận có cơ sở khoa học, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát, phỏng vấn và đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Vietcombank. Hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Vietcombank hiện nay đã góp phần quan trọng đem lại những hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên các biện pháp đã thực hiện còn bộc lộ một số bất cập, thiếu sự đồng bộ, chưa thật sự tạo được sự tác động mạnh mẽ đem lại hiệu quả cao.

Để khắc phục những hạn chế từ các biện pháp đã thực hiện luận văn đề xuất 6 giải pháp về hoạt động bảo lãnh. Qua khảo sát cho thấy kết quả các giải pháp có tính cấp thiết và khả thi cao, đáp ứng được nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.

Các giải pháp đưa ra có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, tương trợ và bổ sung cho nhau.

Tuy nhiên, tùy từng điều kiện của các chi nhánh, điều kiện về đội ngũ, nguồn vốn đầu tư, thị trường lao động…. mà lựa chọn thứ tự các giải pháp cho phù hợp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Huy Hoàng, 2007, Quản trị ng n h ng hương mại, NXB Lao động Xã hội, Tp. Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Minh Kiều, 2007, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh.

3. Phạm Văn Năng, Trần Hoàng Ngân, TS. Trương Quang Thông, 2005, Ngân h ng hương mại cổ phần thành phố Hồ Chí Minh, nhìn lại một chặng đường phát triển.

4. Trần Hà Minh Thắng,2009, Giải pháp phát triển hoạ động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Ngoạ hương ệt Nam, Luận văn thạc sỹ.

5. Trương Thị Như Ý, 2012, Phát triển hoạ động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoạ hương ệt Nam- CN Quảng Nam”, Luận văn thạc sỹ.

6. Nguyễn Trọng Thùy (2000), Bảo lãnh - Tín dụng dự phòng và những đ ều luật áp dụng, NXB Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh.

7. Tạp chí Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

8. Bản tin Thông tin Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 9. Tạp chí Kinh tế phát triển, Trường Đại học kinh tế.

10. Thông tin Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam. 11. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam các năm 2012, 2013, 2014.

12. Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam các năm 2012, 2013, 2014.

C c t ng thông tin đi n tử:

1. www.cpv.org.vn: Đảng Cộng Sản Việt Nam.

2. www.gov.org.vn: Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 3. www.sbv.gov.vn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

4. www.vietcombank.com.vn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. 5. www.saigontimes.com.vn: Thời báo kinh tế Sài gòn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)