Các sản phẩm bảo lãnh của Vietcombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 47)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

2.2.2 Các sản phẩm bảo lãnh của Vietcombank

2.2.2.1 Các loại bảo lãnh ietco bank đang phát hành

Thông tư 2 trước đây có quy định và định nghĩa về các loại bảo lãnh: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước và các loại bảo lãnh khác. Tuy nhiên, đến thông tư 0 lại không có quy định về các loại bảo lãnh cụ thể mà chỉ cần nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp. Do đó, tháng 9/2015, Hội đồng quản trị của Vietcombank ra quyết định số 995/QĐ- HĐQT-CSTD quy định về bảo lãnh đối với khách hàng, theo đó không quy định chi tiết về các loại hình bảo lãnh mà chỉ giới hạn các mục đích được xem xét cấp bảo lãnh như: vay và trả nợ vay; thanh toán (bao gồm cả thanh toán thuế, phí, các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước); tham gia dự thầu; tham gia quan hệ hợp đồng như thực hiện hợp đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo hành sản phẩm/công trình, nhận và hoàn trả tiền ứng trước/ tiền giữ lại; bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai và các mục đích hợp pháp khác.

Việc quy định mở về các nghĩa vụ được xem xét cấp bảo lãnh sẽ tránh được các quy định cứng nhắc đóng khung trong từng loại hình thư bảo lãnh như trước đây. Có thể lấy ví dụ như thư bảo lãnh phát hành để đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Theo Thông tư 2 trước đây, bảo lãnh thực hiện hợp đồng được định nghĩa là “Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh để bảo đảm việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của bên được bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng bị phạt hoặc phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không

thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay”. Như vậy có nghĩa là việc Ngân hàng phát hành cam kết bảo lãnh sẽ phải thực hiện trên cơ sở hợp đồng đã ký kết giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Thực tế phát sinh ở đa số các công ty thuộc nhóm ngành dược phẩm khi tham gia cung cấp thuốc, vật tư y tế... cho các bệnh viện, sở y tế đều thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi. Sau khi được lựa chọn trúng thầu thì các công ty ngành dược phải cung cấp bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho các bệnh viện, sở y tế. Tuy nhiên, theo Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ban hành ngày 2 /11/2013, điều quy định về

Bả đảm thực hiện hợp đồng như sau:

“1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng.

2. Nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

3. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá trúng thầu.

4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp có quy định về bảo hành. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

5. Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực; b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.”

Các bệnh viện, sở y tế căn cứ vào luật đấu thầu nên đều yêu cầu các công ty dược phải cung cấp bảo lãnh thực hiện hợp đồng trước khi ký hợp đồng. Điều này vô hình chung là ngân hàng sẽ phát hành thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng khi mà hợp đồng chưa được ký kết và chỉ mới có thông báo trúng thầu của bệnh viện, sở y tế, vi phạm quy định về định nghĩa bảo lãnh thực hiện hợp đồng của Thông tư 2 . Để linh động cho khách hàng, Ngân hàng thường sẽ cho khách hàng ký trực tiếp và cam kết ngay trên thông báo trúng thầu và coi đó là một “dạng hợp đồng” có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan. Vì vậy, việc thông tư 0 không đóng khung các loại hình bảo lãnh đã mở ra hướng mở trong việc xác định nghĩa vụ được phép cấp bảo lãnh.

Quyết định số 995 của HĐQT Vietcombank ra đời theo Thông tư 0 đã đáp ứng được nhu cầu phát hành thư bảo lãnh đa dạng của các cá nhân, tổ chức. Theo đó, nhiều loại hình thư bảo lãnh được xây dựng dựa trên tiêu chí về mục đích bảo lãnh nhưng vẫn đảm bảokhông trái với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

2.2.2.2 Khách hàng trong hoạt động bảo lãnh của Vietcombank

Khách hàng trong hoạt động bảo lãnh của Vietcombank là các khách hàng có nhu cầu bảo lãnh hợp pháp và đáp ứng được các quy định về phát hành cam kết bảo lãnh của Vietcombank, bao gồm:

 Khách hàng là tổ chức (bao gồm cả TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, TCTD ở nước ngoài;

 Khách hàng là cá nhân trong quan hệ bảo lãnh với VCB.

2.2.3 Phương ph p quản lý hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank

2.2.3.1 Cách thức thực hiện

Các chi nhánh Vietcombank trên toàn quốc được xem xét phát hành bảo lãnh theo các mục đích đã được Hội đồng quản trị phê duyệt. Việc phát hành bảo lãnh được thực hiện tập trung tại trụ sở các chi nhánh và tuân thủ theo quy định về các mức thẩm quyền phê duyệt (chi nhánh -> phê duyệt qua Phòng Quản lý rủi ro tín dụng tại Hôi sở chính hoặc Bộ phận Quản lý rủi ro tín dụng tại Tp.HCM theo phân

công khu vực quản lý -> trình Tổng giám đốc/Phó Tổng Giám đốc phụ trách quản lý rủi ro tín dụng theo khu vực địa lý). Quy trình bảo lãnh được ban hành một cách cụ thể bằng các văn bản hướng dẫn thực hiện hoặc quy định sản phẩm cụ thể (như sản phẩm bảo lãnh trong bán cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, bảo lãnh thanh toán thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu..). Hoạt động bảo lãnh được khai báo trên hệ thống thông qua phần mềm tin học chuyên dụng với chức năng hỗ trợ và quản lý việc phát hành các cam kết bảo lãnh, đồng thời phối hợp với nhiều biện pháp quản lý khác, đảm bảo về tính khớp đúng giữa hồ sơ lưu trữ và dữ liệu trên hệ thống. Tại các chi nhánh có quy mô lớn và nhiều kinh nghiệm như Sở Giao dịch và chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, hoạt động bảo lãnh rất đa dạng và được tổ chức thành phòng Bảo lãnh hoạt động độc lập. Với những chi nhánh nhỏ và ít kinh nghiệm hơn, việc thực hiện hoạt động bảo lãnh do nhân viên phòng Khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc phòng thể nhân phụ trách trên nguyên tắc bộ phận khách hàng thực hiện chức năng khách hàng nào thì xử lý đề nghị bảo lãnh của đối tượng khách hàng đó, đồng thời có sự phân định rõ ràng giữa khâu thẩm định và xét duyệt cấp bảo lãnh. Điều này cũng phù hợp với quy định mới của Thông tư 0 về quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về bảo lãnh (Thông tư 2 trước đây không có quy định về điều này).

Đối với các khoản bảo lãnh thuộc đối tượng phải chuyển về tác nghiệp tập trung tại TT TTTM HSC, các Chi nhánh phải thực hiện theo quy trình luân chuyển chứng từ theo quy định.

Bộ phận Khách hàng và các phòng giao dịch tại chi nhánh đều có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị bảo lãnh từ tất cả đối tượng khách hàng, bao gồm cả khách hàng vãng lai, khách hàng có quan hệ tín dụng và không có quan hệ tín dụng khi được khách hàng yêu cầu.

Khi nhận được Hồ sơ đề nghị bảo lãnh, phòng giao dịch kiểm tra danh mục hồ sơ tiếp nhận, ký nhận hồ sơ với khách hàng và chuyển hồ sơ về bộ phận khách hàng

để xử lý. Bộ phận khách hàng chịu trách nhiệm tiếp nhận và xử lý tất cả các đề nghị bảo lãnh của mọi đối tượng khách hàng.

Bộ phận khách hàng định chế tài chính chịu trách nhiệm thẩm định, đề xuất cấp tín dụng theo yêu cầu giao dịch của bộ phận khách hàng theo Quy trình tín dụng định chế tài chính; hỗ trợ bộ phận khách hàng trong trường hợp phát hành bảo lãnh đối ứng.

Bộ phận tác nghiệp chịu trách nhiệm cài đặt hạn mức giao dịch, nhập dữ liệu khoản bảo lãnh vào hệ thống, phát hành cam kết bảo lãnh có nội dung phù hợp với chỉ thị tại Thông báo tác nghiệp của bộ phận khách hàng để trình Lãnh đạo chi nhánh ký duyệt và chịu trách nhiệm về tính khớp đúng giữa hồ sơ lưu trữ và dữ liệu trên hệ thống.

Trung tâm tài trợ thương mại...: các khoản bảo lãnh thuộc đối tượng chuyển về tác nghiệp tập trung tại Trung tâm tài trợ thương mại: bảo lãnh ngân hàng/bảo lãnh đối ứng có bên nhận bảo lãnh/bên nhận bảo lãnh đối ứng ở nước ngoài; bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của tổ chức tín dụng ở nước ngoài mà bảo lãnh đối ứng được gửi tới VCB dưới dạng văn bản giấy và/hoặc bảo lãnh ngân hàng mà VCB được chỉ thị phát hành có Bên nhận bảo lãnh ở nước ngoài; xác nhận bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh ở nước ngoài hoặc đề nghị xác nhận bảo lãnh xuất phát từ Tổ chức tín dụng ở nước ngoài gửi đến VCB bằng văn bản giấy.

2.2.3.2 Cách thức quản lý

Tại các chi nhánh, bên cạnh phòng Bảo lãnh/Khách hàng chịu trách nhiệm chính trong việc tiếp nhận hồ sơ khách hàng, phát hành cam kết bảo lãnh và xử lý sau khi phát hành cam kết bảo lãnh đối với các bảo lãnh nằm trong mức phán quyết của chi nhánh, còn có phòng/bộ phận Quản lý nợ thực hiện việc quản lý dữ liệu khách hàng và phòng Kiểm tra nội bộ phụ trách việc kiểm tra, kiểm soát sau khi phát hành cam bảo lãnh. Ngoài ra, các chi nhánh cũng có sự phối hợp với các phòng ban có liên quan tại Hội sở như: ph ng Tổng hợp và Thanh toán, Quan hệ Đại lý, Quản lý Rủi ro, Chính sách tín dụng, Đề án Công nghệ, Trung tâm Tin học, … trong việc nhận biết và quản lý rủi ro trong hoạt động này.

Việc quản lý hoạt động bảo lãnh toàn hệ thống Vietcombank được thực hiện tại Hội sở. Trong đó, ph ng Tổng hợp và Thanh toán phụ trách quản lý chung, phòng Chính sách Tín dụng phụ trách việc hướng dẫn việc thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật và của Vietcombank và phòng Quản lý Rủi ro thực hiện việc phê duyệt các hồ sơ và hạn mức bảo lãnh vượt quá mức phán quyết của chi nhánh. Ngoài ra, c n có ph ng Đề án Công nghệ và Trung tâm Tin học phụ trách việc hỗ trợ về công nghệ và tin học; và phòng Quan hệ Đại lý thu thập, tổng hợp thông tin từ các ngân hàng đại lý trên toàn thế giới và các trung tâm an ninh quốc tế, đồng thời phối hợp kiểm tra chữ ký, con dấu và các vấn đề khác có liên quan để góp phần ngăn ngừa các rủi ro do gian lận, lừa đảo và giả mạo trong hoạt động bảo lãnh cho các chi nhánh.

Như vậy, tuy việc phát hành cam kết bảo lãnh được thực hiện tại từng chi nhánh, nhưng nhờ kết nối dữ liệu toàn hệ thống, đồng thời có sự quản lý tập trung, phối hợp và hỗ trợ từ các phòng ban liên quan tại chi nhánh và Hội sở chính đã giúp cho hoạt động bảo lãnh trên toàn hệ thống của Vietcombank khá thông suốt và góp phần trong việc quản lý rủi ro của hoạt động này.

2.2.4Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank từ n 2012-2014

2.2.4.1 Phân tích hoạt động bảo lãnh thông qua một số chỉ tiêu định lượng

Về số dư bảo lãnh Bảng Số dư bả nh ừ năm 0 -2014 Đơn vị tính: triệu đồng N 2012 2013 2014 Số dư bảo lãnh 17,37 3,219 15,631, 846 21,170, 068

Biểu đồ 2.1: Số dư bảo lãnh từ nă 2012-2014

Năm 2013, nền kinh tế thế giới đã bắt đầu hồi phục nhưng chưa rõ ràng. Nhật Bản đang dần hồi sinh sau hàng loạt chính sách kích thích kinh tế, kinh tế Mỹ khởi sắc trong một năm nhọc nhằn nhất là với vấn đề ngân sách, Eurozone tăng tương đương lần đầu sau hơn một năm suy thoái. Trong nước, kinh tế vĩ mô cũng đạt được những kết quả ban đầu đáng khích lệ nhưng chưa thật bền vững, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp hơn năm 2012 (CPI tăng ,04%), trong khi tăng trưởng kinh tế cao hơn (GDP đạt 5,42%). Mặt bằng lãi suất được giữ ổn định ở mức thấp, tín dụng điều hành linh hoạt theo hướng mở rộng đi đôi với an toàn hoạt động với mức tăng trưởng ~12,5% so với năm 2012, nợ xấu tuy c n cao nhưng đã từng bước được kiểm soát một cách chủ động. Nền kinh tế đang dần phục hồi, hoạt động của các doanh nghiệp cũng chưa có nhiều cải thiện đáng kể. Do vậy hoạt động bảo lãnh cũng chịu tác động. Số dư bảo lãnh tại 31/12/2013 chỉ đạt 15.631 tỷ đồng, giảm 1.741 tỷ đồng so với cùng kỳ. Cũng trong năm 2013 này, Vietcombank đã xây dựng được quy trình dành riêng cho hoạt động bảo lãnh, dựa trên cơ sở Thông tư 2 ban hành năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước. Quy trình được ban hành đã góp phần thống nhất hoạt động bảo lãnh trên toàn hệ thống, quản lý rủi ro ở mức toàn diện hơn.

Qua năm 2014, số dư bảo lãnh là 21.170.068 triệu đồng, tăng hơn 35% so với năm 2013 (15. 31. 4 triệu đồng). Có được điều này phải kể đến sự hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế. Năm 2014, kinh tế thế giới đã có dấu hiệu hồi phục. Trong nước, lạm phát đã được kiểm soát ở mức thấp (CPI tăng 1, 4%), tăng trưởng kinh tế đạt cao hơn các năm trước (GD đạt mức tăng 5,9 %). Mặt bằng lãi suất tiếp tục được điều chỉnh giảm nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp; tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ngân hàng đạt ~ 14,5%, cao hơn so với kế hoạch; tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng cao; quá trình tái cơ cấu, xử lý nợ xấu của các TCTD đạt được những kết quả bước đầu. Số dư bảo lãnh gia tăng phần nào phản ánh sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời cũng cho thấy sự quan tâm của các tổ chức cá nhân đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Vietcombank đã đón đầu xu thế này và không ngừng đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh bằng chính sách phí cạnh tranh, đồng thời tích cực phát huy lợi thế là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, có uy tín và giàu kinh nghiệm trong hoạt động ngoại thương.

Về nguồn thu từ phí bảo lãnh

Phí bảo lãnh là một trong những nguồn thu quan trọng của Vietcombank trong nhóm doanh thu dịch vụ và góp phần đa dạng hóa cơ cấu doanh thu. Trong những năm gần đây, nguồn thu này ngày càng được ngân hàng này quan tâm bên cạnh nguồn thu từ lãi của hoạt động cho vay truyền thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)