1.3.1. Bài học kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng từ Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) là NHTM Nhà nƣớc đƣợc thành lập năm 1957, sau này đã đƣợc cổ phần hóa. Tuy trong hoạt động khó tránh khỏi những rủi ro nhất định, tuy nhiên cho đến nay việc quản lý RRTD của BIDV cũng có những ƣu điểm nhất định có thể tham khảo để rút kinh nghiệm. Cụ thể, hệ thống quản trị RRTD của BIDV đƣợc đánh giá tốt thể hiện ở những điểm chính sau:
- Mô hình quản trị RRTD của BIDV có sự tách bạch giữa khâu thẩm định và khâu quản lý tín dụng
- Phân loại khách hàng là một trong những điểm quan trọng trong quản lý nhằm hạn chế RRTD; BIDV thực hiện phân loại khách hàng dựa trên hai nhóm chỉ tiêu đó là nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính.
- BIDV thực hiện phân loại các khoản vay, theo đó dựa trên điểm số khách hàng đạt đƣợc mà chia thành 7 nhóm khách hàng: A+, A, B, C, D, E, F. Việc phân loại khách hàng bằng chấm điểm do hệ thống chấm điểm nội bộ thực hiện, hệ thống này dựa trên hai yếu tố là định lƣợng và định tính; theo đó tƣơng ứng với từng nhóm khách hàng đƣợc phân loại gồm: chất lƣợng cao, chất lƣợng tốt, chất lƣợng đạt yêu cầu, cần theo dõi, kém chất lƣợng, khó đòi, mất vốn .
Từ việc phân loại khách hàng và phân loại khoản vay, BIDV áp dụng chính sách tín dụng đối với từng nhóm khách hàng cụ thể, đƣa ra mức cho vay tối đa, tài sản đảm bảo, lộ trình thu nợ,…
Ƣu điểm của mô hình quản trị RRTD của BIDV là tách bạch giữa khâu thẩm định cho vay và khâu quản lý món vay. Việc thẩm định xem xét cho vay dựa trên kết quả phân loại khách hàng theo các nhóm, từ đó có chính sách với từng nhóm khách hàng cụ thể để có phƣơng thức quản lý phù hợp.
1.3.2. Kinh nghiệm về hạn chế rủi ro tín dụng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan (BAAC) Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan (BAAC)
Thái Lan là một nƣớc cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, có các điều kiện khá tƣơng đồng với Việt Nam. Do đó, kinh nghiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan về rủi ro tín dụng rất cần thiết nghiên cứu để áp dụng vào Việt Nam.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 – 1998, các ngân hàng Thái Lan đã tiến hành hàng loạt các thay đổi trong việc quản trị rủi ro tín dụng, trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan. Ngân hàng này đã thực hiện những bƣớc cơ bản trong quản trị rủi ro tín dụng, cụ thể có những nội dung sau:
Một, tuân thủ chặt chẽ sự giám sát của Ngân hàng Trung ƣơng Thái Lan. Hai, phân công rõ chức năng các bộ phận trong quy trình tín dụng
Ngân hàng thƣơng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan xây dựng mô hình tín dụng theo nguyên tắc tách bạch chức năng tìm kiếm, quan hệ khách hàng với chức năng thẩm định cho vay.
Ba, tuân thủ nghiêm các nguyên tắc tín dụng
Một số ngân hàng Thái Lan, trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan trƣớc đây cho vay chỉ chú trọng đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng và hậu quả là tỷ lệ nợ xấu lên đến 40% ( năm 1997 – 1999). Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan đã quan tâm và thi hành đầy đủ, chặt chẽ các nguyên tắc tín dụng.
Bốn, công tác kiểm soát sau khi cho vay đƣợc tăng cƣờng để đánh giá xếp loại khách hàng và xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.
Năm, thực hiện khách quan việc chấm điểm khách hàng
Các ngân hàng Thái Lan, trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan hiện đang chấm điểm để quyết định cho vay đối với khách hàng theo mô hình điểm số Z và mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng.
Kết quả, Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan đã tăng cƣờng đƣợc việc quản lý RRTD của mình.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng từ Ngân hàng Bank Rakyat Indonesia Indonesia
Ngân hàng Bank Rakyat Indonesia (BRI) chính thức đi vào hoạt động từ 16/12/1895, hoạt động nhƣ một ngân hàng hợp tác xã. Năm 2003, BRI hoàn thành xong quá trình cổ phần hoá và trở thành một ngân hàng thƣơng mại cổ phần, trong đó Chính phủ nắm giữ 70% vốn, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. BRI đã có những thành công đáng kể trong phát triển nhất là thành tựu trong hạn chế RRTD. Đạt đƣợc kết quả tốt đó là nhờ vào việc BRI chú trọng thực hiện những nội dung chủ yếu sau:
Một là, tuân thủ chặt chẽ các quy định của Chính phủ về hoạt động ngân hàng, nhất là hoạt động tín dụng.
Hai là, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng phẩm chất nghề nghiệp.
Ba là, chú trọng phân loại khách hàng, nắm chắc khách hàng vay vốn.
Bốn là, chú trọng huy động hiệu quả nguồn vốn trong khu vực nông nghiệp, nông thôn là cơ sở vững chắc cho phát triển tín dụng nhằm hỗ trợ hữu hiệu cho nông nghiệp, nông thôn và nền kinh tế.
Năm là, coi trọng công tác quản trị ngân hàng đặc biệt là quản trị rủi ro, chú trọng nghiêm ngặt quy trình tín dụng; chú trọng công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ đảm bảo tính hiệu quả trong công tác quản lý rủi ro và tính độc lập, công khai, minh bạch trong hoạt động kiểm tra, kiểm toán; thiết lập và duy trì mô hình Uỷ ban Quản lý rủi ro và Uỷ ban kiểm tra, kiểm toán đứng độc lập hoàn toàn với các phòng ban, bộ phận khác và chịu sự quản lý trực tiếp của Hội đồng quản trị.
Sáu là, chú trọng phát triển đồng bộ công nghệ mới.
Bảy là, tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát, xử lý triệt để, nhanh chóng các phát sinh rủi ro.
1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang
Trong thực tế vấn đề quản lý rủi ro nhằm hạn chế RRTD của mỗi ngân hàng có những điểm khác nhau, nhƣng nhìn chung đó là việc tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng và nâng cao năng lực, bản lĩnh, nhất là phẩm chất của ngƣời cán bộ ngân hàng nhất là cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó còn là những chính sách từ Chính phủ, từ cơ quan chủ quản. Tuy nhiên từ những tham khảo của các ngân hàng nêu trên trong chừng mực nhất định có thể rút ra những bài học kinh nghiệm chung đối với Agribank Chi nhánh Tiền Giang trên một số nội dung chủ yếu sau:
Một là, khi thẩm định cho vay phải nhất thiết dựa vào khả năng trả nợ của khách hàng, không nên hạ chuẩn hay căn cứ quá nhiều vào tài sản thế chấp để ra quyết định cho vay.
Hai là, danh mục cho vay cần phải đa dạng để phân tán rủi ro và đặc biệt là chú trọng đến những ngành có rủi ro cao nhƣ cho vay đầu tƣ bất động sản.
Ba là, cần áp dụng mô hình tín dụng phân chia rõ chức năng tìm kiếm khách hàng và chức năng thẩm định cho vay để hạn chế rủi ro về đạo đức.
Bốn là, thực hiện nghiêm quy trình tín dụng và giám sát khoản vay.
Năm là, tuân thủ chặt chẽ quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Rủi ro tín dụng là mối quan tâm hàng đầu trong hoạt động của một ngân hàng hiện nay. Hạn chế đƣợc rủi ro tín dụng sẽ làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của ngân hàng, giảm thiểu nguy cơ đỗ vỡ ngân hàng. Chƣơng 1 đã khái quát những khái niệm cơ bản về rủi ro tín dụng, chế rủi ro tín dụng và kinh nghiệm về rủi ro tín dụng từ BIDV; từ Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan và từ Ngân hàng Bank Rakyat Indonesia (BRI). Đây là cơ sở lý luận quan trọng để vận dụng vào tìm hiểu thực trạng rủi ro tín dụng và tìm ra các biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH TIỀN GIANG
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG
2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tiền thân là Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam, thành lập ngày 26/03/1988. Sau hơn 20 năm hoạt động, Agribank ngày càng phát triển và là NHTM lớn nhất Việt Nam, có mạng lƣới rộng khắp trên toàn quốc với gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch. Agribank giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và nền kinh tế Việt Nam – quốc gia có đến 70% lực lƣợng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, 80% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, nông nghiệp đóng góp khoảng 22% GDP và chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu.
Đến nay, Agribank tiếp tục dẫn đầu các ngân hàng thƣơng mại với tổng tài sản đạt trên 874.000 tỷ đồng, nguồn vốn đạt trên 825.000 tỷ đồng, tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 678.000 tỷ đồng. Trong đó với dƣ nợ đầu tƣ cho "Tam nông" chiếm 73%/tổng dƣ nợ, Agribank giữ vai trò chủ đạo trên thị trƣờng tài chính nông thôn, tiên phong triển khai chính sách tiền tệ, các chƣơng trình tín dụng, cùng ngành Ngân hàng có nhiều đóng góp tích cực đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc. Nguồn vốn của Agribank đã và đang góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, tăng thu nhập cho khách hàng, ổn định các vấn đề kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn Việt Nam. Agribank tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo đề án tái cơ cấu, tập trung vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ƣu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN: cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Chƣơng trình cho vay ngành lƣơng thực, thủy sản, cà phê, chăn nuôi, cho vay trồng cây cao su, tiêu, điều; chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; cho vay thí điểm các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp và mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; Một số chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ; tái canh cà phê… khẳng định vai trò tiên phong, chủ lực triển khai tín dụng chính sách, tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam. (Nguồn: Agribank 2016) [2]
2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Tiền Giang chi nhánh tỉnh Tiền Giang
Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang là chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang đƣợc thành lập từ năm 1988 với tên ban đầu là “Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang”, kể từ đó ngân hàng chính thức đi vào hoạt động.
2.1.2.1. Mạng lưới hoạt động
Đến nay, Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang có mạng lƣới rộng khắp và lớn nhất so với các NHTM khác trong tỉnh. Đối tƣợng phục vụ của Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang là các doanh nghiệp và nhân dân trong toàn tỉnh.
Hiện nay, Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang có 27 điểm giao dịch trong đó có 1 chi nhánh loại 1, 11 chi nhánh loại 3 và 15 phòng giao dịch.
- 1 Hội sở Tỉnh đặt tại số: 01, đƣờng Lê Lợi, Phƣờng 1, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang (Chi nhánh loại 1).
- 11 Chi nhánh loại 3 tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phƣớc, Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, Khu công nghiệp Mỹ Tho, Thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công.
- 15 phòng giao dịch trực thuộc các chi nhánh loại 3.
Mạng lƣới của Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang mở rộng khắp để phục vụ tốt cho khách hàng đặc biệt là khách hàng thuộc khu vực nông thôn.
2.1.2.2. Thị phần vốn huy động
Thị phần huy động vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang giai đoạn năm 2013 – 2015 thể hiện qua bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1: Thị phần vốn huy động của
Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang giai đoạn năm 2013 - 2015
Đơn vị tính : Tỷ đồng TÊN NGÂN HÀNG Năm 2013 2014 2015 Dƣ nợ Thị phần (%) Dƣ nợ Thị phần (%) Dƣ nợ Thị phần (%) NHNo và PTNT 8.258 31,93 10.059 31,85 11.880 31,08 Ngân hàng thƣơng mại khác 17.601 68,07 21.523 68,15 26.346 68,92
Tổng Cộng 25.859 100 31.582 100 38.226 100
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của NHNN năm 2013, 2014, 2015. [7] Thị phần vốn huy động của Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang và các NHTM khác trên địa bàn đƣợc biểu diễn qua biểu đồ sau:
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Biểu đồ 2.1: Thị phần vốn huy động của Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang giai đoạn năm 2013 - 2015
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của NHNN năm 2013, 2014, 2015. [7] Từ bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 cho thấy vốn huy động của Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang đều tăng qua các năm. Năm 2013 vốn huy động của Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang là 8.258 tỷ đồng, đến năm 2014 là 10.059 tỷ đồng, tăng 1.801 tỷ so năm 2013, tốc độ tăng 21,81%. Năm 2015, vốn huy động của chi nhánh là 11.880 tỷ đồng, tăng so năm 2014 là 1.821 tỷ đồng, tốc độ tăng là 18,1%. Thị phần vốn huy động của Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang cuối năm 2013 là 31,93%, đến cuối năm 2014 là 31,85%, giảm 0,08% so năm 2013. Đến cuối năm 2015 là 31,08%, giảm so năm 2014 là 0,77%. Nguyên nhân giảm thị phần là do các ngân hàng trên địa bàn tăng cƣờng cạnh tranh huy động vốn bằng nhiều các nhƣ
NHNo 31,93 % NH khác 68,07 % NHNo 31,85 % NH khác 68,15 % NHNo 31,08 % NH khác 68,92 %
tăng lãi suất, khuyến mãi. Do đó, để giữ vững đƣợc thị phần huy động vốn, trong thời gian tới Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang phải làm tốt công tác tiếp thị, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, thƣờng xuyên nghiên cứu thị trƣờng để có chính sách lãi suất và khuyến mãi linh hoạt, những sản phẩm tiền gửi phù hợp với khách hàng.
2.1.2.3. Thị phần tín dụng
Thu nhập từ tín dụng là nguồn thu nhập có tỷ trọng lớn nhất và quan trọng nhất của Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang. Bảng 2.2 sau đây cung cấp số liệu về thị phần tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2013 – 2015.
Bảng 2.2: Thị phần tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang giai đoạn năm 2013 - 2015
Đơn vị tính: Tỷ đồng TÊN NGÂN HÀNG Năm 2013 2014 2015 Dƣ nợ Thị phần (%) Dƣ nợ Thị phần (%) Dƣ nợ Thị phần (%) NHNo và PTNT 6.739 34,37 7.431 32,05 8.468 29,51 Ngân hàng thƣơng mại khác 12.870 65,63 15.754 67,95 20.229 70,49 Tổng Cộng 19.609 100 23.185 100 28.697 100
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của NHNN năm 2013, 2014, 2015 [7] Thị phần tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang và các NHTM khác trên địa bàn đƣợc biểu diễn qua biểu đồ sau:
Năm 2013 Năm 2014 Năm2015
Biểu đồ 2.2: Thị phần tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang giai đoạn năm 2013 đến 2015
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của NHNN năm 2013, 2014, 2015 [7] NHN o 34,37 % NH Khác 65,63 % NHN o 32,05 % NH khác 67,95 % NHN o 29,51 % NH Khác 70,49 %
Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.2 cho thấy dƣ nợ của Agribank Chi nhánh tỉnh