ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 86)

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.1. ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Một là, Agribank Việt Nam nên sớm ban hành việc thực hiện mơ hình tín dụng tập trung, trong đó chia ra ba bộ phận: quan hệ khách hàng, bộ phận thẩm định tín dụng và bộ phận hổ trợ tín dụng để Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang có cơ sở pháp lý trong việc điều chỉnh mơ hình hoạt động tín dụng.

Hai là, Agribank Việt Nam cần hoàn thiện quy chế khen thƣởng và xử lý trách nhiệm của cá nhân đối với cán bộ tham gia quy trình tín dụng tín dụng để vừa

tạo động lực cho họ hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả vừa nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ tham gia vào quy trình tín dụng.

Ba là, Agribank Việt Nam cần tăng cƣờng hơn nữa công tác kiểm tra giám sát, kiểm toán nội bộ theo hƣớng chủ động phát hiện, ngăn ngừa, phòng ngừa và sửa chữa kịp thời những thiếu sót, vi phạm nếu có để tránh hậu quả thiệt hại cả về tài chính và con ngƣời khi đã trở thành vụ án.

3.3.1. Đối với Ngân hàng nhà nƣớc

3.3.1.1. Xây dựng hệ thống phân tích, xếp loại doanh nghiệp thống nhất toàn ngành ngành

Kể từ khi quyết định 493/2005/QĐ-NHNN “V/v phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng“ ngày 22/04/2005 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành thì các tổ chức tín dụng đã nổ lực hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của riêng mình. Tuy nhiên, do mỗi ngân hàng có một hệ thống xếp hạng tín dụng nội riêng nên khi đem ra áp dụng lại không thống nhất, mỗi ngân hàng đánh giá một khách hàng theo các tiêu chí khác nhau do đó điểm số cũng khác nhau và dẫn đến kết quả phân loại khách hàng khác nhau. Trong thời gian tới NHNN nên tìm hiểu tất cả các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng đang sử dụng, tìm ra những điểm chung, mặt mạnh, mặt yếu của từng hệ thống để xây dựng một hệ thống xếp hạng chung cho tất cả các ngân hàng tại Việt Nam.

3.3.1.2. Ngân hàng nhà nước đưa ra thông tin cảnh báo về nợ xấu

Hiện nay, định kỳ hàng tháng các ngân hàng đều phải gửi thông tin về dƣ nợ, nhóm nợ, tài sản thế chấp cho ngân hàng nhà nƣớc để NHNN tổng hợp và cung cấp lại thông tin về khách hàng cho những ngân hàng có yêu cầu. Do đó, NHNN có đầy đủ thơng tin về tình hình nợ xấu của toàn hệ thống. NHNN nên đƣa ra thông tin cảnh báo về những ngành nghề, lĩnh vực đang có tỷ lệ phát sinh nợ xấu cao để các ngân hàng xem xét, đánh giá lại các khách hàng đang hoạt động trong ngành có cảnh báo.

Ngồi ra, ngân hàng nhà nƣớc cũng cần ra quy định về việc cung cấp thơng tin cho CIC hàng tuần để NHNN có thể cập nhật thơng tin tín dụng của khách hàng đầy đủ, kịp thời cho các NHTM có nhu cầu.

3.3.2. Đối với Chính phủ

3.3.2.1. Tạo mơi trường kinh tế ổn định

Sự ổn định của môi trƣờng kinh tế có ảnh hƣởng rất lớn khơng những đối với các doanh nghiệp mà còn đối với ngân hàng. Các doanh nghiệp có mở rộng quy mơ kinh doanh thì ngân hàng mới có thể mở rộng cho vay, tăng thu dịch vụ và tình hình tài chính của doanh nghiệp có tốt thì ngân hàng mới thu hồi đƣợc nợ vay. Nhà nƣớc cần nâng cao hiệu quả công tác dự báo và công tác xây dựng kế hoạch vĩ mô để doanh nghiệp kịp điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, hệ thống các chính sách phải nhất qn, đảm bảo tính hệ thống, khơng đƣợc mâu thuẩn với nhau và nhất là phải tạo ra sự tác động cùng chiều. Đồng thời, các chính sách cần minh bạch, rõ ràng để doanh nghiệp dể triển khai thực hiện.

3.3.2.2. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi

Các NHTM Việt Nam nói chung và Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang nói riêng gặp phải nhiều khó khăn trong vấn đề xử lý tài sản bảo đảm khi món vay gặp rủi ro. Những văn bản hƣớng dẫn liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm còn chƣa cụ thể, chồng chéo do đó ngân hàng chƣa tự chủ động xử lý đƣợc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay.

Do đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay, góp phần làm lành mạnh hóa tình hình tài chính ngân hàng, Nhà nƣớc cần hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản Luật và văn bản dƣới luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng phải đƣợc ban hành một cách đồng bộ, đầy đủ, hƣớng dẫn cụ thể để luật thực sự đi vào thực tiển của hoạt động ngân hàng.

3.3.2.3. Ban hành quy định bắt buộc kiểm toán đối với các doanh nghiệp

số liệu tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, Chính phủ nên ban hành quy định tất cả các doanh nghiệp hoạt động ổn định từ 3 năm trở lên bắt buộc phải kiểm tốn báo cáo tài chính.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ những lý luận chung về rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng trong chƣơng 1 và về thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang trong chƣơng 2, tác giả đã đƣa ra những giải pháp nhằm giúp hạn chế những rủi ro tín dụng tại chi nhánh đối với từng địa phƣơng cụ thể thuộc tỉnh Tiền Giang nhƣ thành phố Mỹ Tho, các huyện là Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè, Gị Cơng Đơng, Gị Công Tây, Tân Phƣớc ... Những giải pháp đƣa ra sẽ có hiệu quả cao nhất nếu chúng đƣợc thực hiện đồng bộ. Trong những giải pháp tác giả đƣa ra thì giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân sự có vai trị quan trọng nhất và quyết định đến các giải pháp cịn lại. Ngồi ra, trong chƣơng 3, tác giả đã đƣa ra những kiến nghị đến ngân hàng nhà nƣớc và chính phủ để có những giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và của Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang nói riêng.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng là một hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, tín dụng lại là một hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng cũng đã làm cho nhiều ngân hàng tại Việt Nam gần đây gặp nhiều khó khăn phải sáp nhập, tự tái cơ cấu hay bị NHNN mua lại. Do vậy, vấn đề về rủi ro tín dụng và làm sao để hạn chế nó đang đƣợc các ngân hàng đặc biệt quan tâm. Luận văn: “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tiền Giang” đã tập trung nghiên cứu về những rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang với những mục tiêu sau:

- Khái quát những nét cơ bản của lý luận về rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM; kinh nghiệm về rủi ro tín dụng tại một số nƣớc và sau đó rút ra bài học cho Việt Nam.

- Phân tích, đánh giá tình hình rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang trong 5 năm từ năm 2011 đến 2015. Qua đó, đƣa ra những thành tựu, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong việc hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang.

- Từ thực tế hoạt động tín dụng tại chi nhánh tác giả đã đƣa ra những giải pháp, kiến nghị để nhằm phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới.

Mặc dù trong quá trình thực hiện tác giả đã có nhiều cố gắng nhƣng cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tác giả mong nhận đƣợc sự đóng góp của những ngƣời quan tâm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Agribank Tiền Giang, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015.

2. Agribank 2016, Agribank – Những cột mốc và chặng đƣờng lịch sử, truy cập tại< http://www.agribank.com.vn/101/784/gioi-thieu/lich-su.aspx>, [ truy cập ngày 15/06/2016].

3. Hoàng Huy Hà (2012), “Việc áp dụng những tiêu chuẩn an toàn hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành 2012, NHNN Việt Nam, Hà Nội.

4. Nguyễn Hùng Tiến (2016), “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nơng Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Tuấn Anh (2012), “Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

7. NHNN Tiền Giang, Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2013-2015.

8. NHNN Việt Nam, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về “Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng”.

9. NHNN Việt Nam, Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng nhà nƣớc về “Ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phịng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi”.

10. NHNN Việt Nam, Thông tƣ số 09/2014/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng nhà nƣớc về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN” của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành.

11. NHNo&PTNT Việt Nam, Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 Về việc “Ban hành Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phịng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Agribank”.

12. NHNo&PTNT Việt Nam, Quyết định số 8298/NHNo-HSX ngày 08/12/2014 về việc “Hƣớng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Agribank”

13. NHNo&PTNT Việt Nam, Quyết định số 836/NHNo-HSX ngày 07/08/2014 về việc “Ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng hộ sản xuất, cá nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”

14. NHNo&PTNT Việt Nam, quyết định số 766 /QĐ-NHNo-KHDN ngày 01/08/2014 về việc ” Ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”

Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)