Tuân thủ chặt chẽ việc giám sát khi giải ngân và sau khi giải ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 78)

3.2. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CH

3.2.5.1. Tuân thủ chặt chẽ việc giám sát khi giải ngân và sau khi giải ngân

Trong quá trình giải ngân và sử dụng vốn vay nếu ngân hàng khơng giám sát thì có thể làm phát sinh rủi ro do khách hàng sử dụng vốn khơng đúng mục đích hoặc khi khách hàng kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh khơng trả nợ mà sử dụng vốn vào mục đích khác. Để phòng ngừa trƣờng hợp này cần phải kiểm soát chặt chẽ trong và sau khi cho vay.

Khi giải ngân: thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân với cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo có đầy đủ chứng từ hợp lệ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt và tăng cƣờng giải ngân bằng chuyển khoản để thanh tốn các chi phí của khách hàng. Chỉ giải ngân bằng tiền mặt đối với những ngành kinh doanh đặc thù mà ngƣời bán hàng khơng có mở tài

khoản nhƣ thanh tốn chi phí thu mua nơng lâm thủy sản của hộ nông dân, thanh toán lƣơng cho lao động thời vụ…

Sau khi giải ngân khoản vay: tùy thuộc vào dƣ nợ của khoản vay, chất lƣợng khoản vay và uy tín của khách hàng vay mà có kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn phù hợp đảm bảo an toàn cho ngân hàng và tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên, phải đảm bảo sau khi giải ngân trong thời hạn một tháng phải kiểm tra sử dụng vốn đối với cho vay ngắn hạn và ba tháng đối với cho vay trung, dài hạn. Đối với khách hàng đã có nợ xấu thì phải kiểm tra ít nhất mỗi tháng một lần để nắm đƣợc tình hình tài chính của khách hàng và có hƣớng xử lý kịp thời, hạn chế phát sinh rủi ro.

Khi kiểm tra sử dụng vốn có thể sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau nhƣ kiểm tra trực tiếp tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng, kiểm tra hàng tồn kho, kiểm tra chứng từ sổ sách của khách hàng…để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thƣờng của khách hàng để có cách xử lý.

Hiện nay, có một thực tế là cán bộ tín dụng hoặc là cơng việc q nhiều nên khơng có thời gian đi kiểm tra sử dụng vốn hoặc là sợ làm phiền hà khách hàng nên khi khách hàng làm hồ sơ vay vốn thì cho khách hàng ký nhiều biên bản kiểm tra sử dụng vốn rồi sau đó cán bộ tín dụng sẽ ghi nội dung để hợp thức hóa hồ sơ. Do đó, khi khách hàng gặp khó khăn làm suy giảm khả năng trả nợ thì cán bộ tín dụng khơng năm kịp thời để có những biện pháp thích hợp làm giảm thiểu thiệt hại cho ngân hàng. Để hạn chế tình trạng này xảy ra thì cần phải ra quy định mỗi biên bản kiểm tra cần có hai chữ ký của hai cán bộ tín dụng hoặc của cán bộ tín dụng quản lý khoản vay và lãnh đạo phòng cùng đi kiểm tra và ngƣời cùng đi kiểm tra sẽ cùng chịu trách nhiệm nếu có rủi ro xảy ra.

3.2.5.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Trong giai đoạn hiện nay khi mà những món vay ngày càng lớn, mục đích kinh doanh của khách hàng ngày càng đa dạng và sự biến động của thị trƣờng ngày càng phức tạp thì việc thẩm định món vay càng trở nên quan trọng. Đây là bƣớc cực kỳ quan trọng đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng với hiệu quả cao nhất.

Mục tiêu của thẩm định tín dụng là đánh giá khả năng tài chính của khách hàng ở hiện tại, sự khả thi của dự án đầu tƣ, những rủi ro có thể xảy ra và khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng và những biện pháp để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra. Q trình phân tích cần đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng và thời gian đƣa ra quyết định để vừa ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Chất lƣợng thẩm định là tổng hợp của ba yếu tố sau: trình độ của cán bộ thẩm định, chất lƣợng thông tin và các công cụ sử dụng để thẩm định. Nâng cao chất lƣợng của thẩm định chính là nâng cao chất lƣợng của các yếu tố trên.

Muốn thẩm định tốt món vay trƣớc tiên ngƣời thẩm định món vay phải có đầy đủ năng lực và kiến thức để thẩm định. Điều đó, phụ thuộc vào sự tự trao dồi của bản thân cán bộ tín dụng và q trình đào tạo, tái đào tạo của ngân hàng.

Trong quá trình thẩm định, điều quan trọng nhất là phải thu thập đầy đủ thông tin để thẩm định. Các nguồn thông tin để thẩm định từ các nguồn phổ biến sau:

- Thơng tin từ chính khách hàng trong quá trình phỏng vấn hoặc do khách hàng tự cung cấp hoặc do trong quá trình cán bộ đi thẩm định tại cơ sở kinh doanh của khách hàng.

- Thông tin từ những khách hàng, ngƣời bán hàng cho khách hàng. - Thơng tin từ trung tâm thơng tin tín dụng.

- Ngồi ra, cán bộ tín dụng cịn cần tham khảo những thông tin về thị trƣờng đầu ra, đầu vào có liên quan đến ngành nghề kinh doanh của khách hàng, các số liệu thống kê về tỷ suất lợi nhuận trung bình của ngành, nhu cầu về sản phẩm trên thị trƣờng. Do vậy, cán bộ tín dụng phải là ngƣời có kiến thức rộng, bao quát để có thể nhận định thị trƣờng từ đó mới thẩm định đƣợc dự án của khách hàng.

Hiện nay, việc thẩm định tình hình tài chính của Doanh nghiệp theo các quy định thì cán bộ tín dụng căn cứ vào báo cáo tài chính của khách hàng 2 năm trƣớc liền kề và báo cáo tài chính của quý gần nhất. Tuy nhiên, đa số các Doanh nghiệp

có kiểm tốn. Khi nộp báo cáo tài chính các Doanh nghiệp nộp cho cơ quan thuế bảng báo cáo tài chính với Doanh thu thấp và lợi nhuận thấp để tránh nộp nhiều thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp cho ngân hàng một báo cáo tài chính với Doanh thu cao và lợi nhuận cao để vay vốn. Do vậy, khi ngân hàng chỉ căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính để cho vay thì đơi khi khơng phản ánh đúng tình hình tài chính của Doanh nghiệp. Muốn biết đƣợc tƣơng đối chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp đó, cán bộ tín dụng phải u cầu doanh nghiệp in sao kê chi tiết những tài khoản chủ yếu nhƣ hàng tồn kho, nợ phải thu, nợ phải trả và đối chiếu với chứng từ, sổ sách kế toán, kiểm tra thực tế hàng tồn kho về số lƣợng và giá trị thực tế để xác định tính trung thực của báo cáo tài chính. Muốn thực hiện đƣợc điều này địi hỏi cán bộ tín dụng phải cập nhật các kiến thức về kế toán doanh nghiệp thƣờng xuyên. Đối với thị trƣờng đầu ra và thị trƣờng đầu vào của doanh nghiệp cần yêu cầu doanh nghiệp cung cấp những hợp đồng đặt hàng và mua hàng cụ thể và cán bộ tín dụng phải xác minh lại tính xác thực của những hợp đồng này đặc biệt là xem xét xem những chủ thể đứng tên trên hợp đồng có quan hệ với doanh nghiệp đề nghị vay vốn khơng vì có khi những doanh nghiệp đó là do chính doanh nghiệp vay vốn lập nên để hợp thức hóa chứng từ, hóa đơn để vay vốn ngân hàng.

Đối với khách hàng có vay nợ tại nhiều ngân hàng thì nên cần lƣu ý bởi vì sự đổ vỡ của bất kỳ khoản vay nào cũng ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng. Đối với những món vay này khi cấp tín dụng cần kèm thêm những điều kiện tín dụng khác nhƣ về tổng dƣ nợ vay và cơ cấu tài chính của khách hàng nhằm đảm bảo mức độ an toàn trong kinh doanh.

Đối với những dự án đòi hỏi nhiều kiến thức về kỹ thuật nhƣ thẩm định về mua dây chuyền máy móc thiết bị…… ngồi khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng thì ngân hàng cần thuê chuyên gia để thẩm định. Điều này là cần thiết vì cán bộ tín dụng chỉ có thể thẩm định về mặt tài chính của dự án cịn về phƣơng diện kỹ thuật nhƣ các thơng số kỹ thuật của máy móc, cơng suất máy, cơng nghệ, định mức tiêu hao nhiên liệu….thì ngồi khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng và cán bộ tín dụng cần có ngƣời trợ giúp có đầy đủ chun mơn trong trƣờng hợp này.

Khi thẩm định ngoài thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng thì cũng cần thẩm định thiện chí khả nợ của khách hàng. Điều này phụ thuộc nhiều vào quá khứ trả nợ của khách hàng, uy tín của khách hàng hiện tại, ngƣời bảo lãnh vay vốn cho khách hàng.

Ngoài ra, khi thẩm định tài sản thế chấp thì cũng cần nghiên cứu kỹ giá của bất động sản, làm chính xác và đầy đủ các thủ tục về pháp lý để hạn chế rủi ro về pháp lý. Khi giá của các tài sản thế chấp, bảo lãnh có biến động lớn thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản hoặc giảm dƣ nợ đối với khách hàng. Khi thẩm định tài sản thì cần thẩm định thật đầy đủ hiện trạng của tài sản bảo đảm, về khả năng thanh lý nếu có xảy ra rủi ro. Theo quy định của Agribank hiện nay thì đối với bất động sản là quyền sử dụng đất nơng nghiệp thì chỉ cho định giá theo giá của nhà nƣớc quy định tại từng thời điểm. Còn đối với quyền sử dụng đất là đất ở hoặc đất cơ sở sản xuất kinh doanh thì có thể định giá theo giá thị trƣờng nhƣng phải có các căn cứ có tính thuyết phục nhƣ các hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất có cùng vị trí và gần vị trí thửa đất cần định giá hay chứng thƣ thẩm định giá của các tổ chức thẩm định giá có uy tín. Việc thẩm định giá theo giá thị trƣờng nêu trên còn phải đƣợc hội đồng định giá tài sản tại chi nhánh thông qua.

3.2.6. Nâng cao hiệu quả của hệ thống thơng tin tín dụng

Chất lƣợng của công tác thẩm định phụ thuộc rất nhiều vào chất lƣợng của nguồn thông tin thu thập. Muốn nâng cao chất lƣợng thẩm định thì phải nâng cấp hệ thống thơng tin. Chỉ khi có đƣợc những thơng tin đầy đủ, nhanh và chính xác thì mới có thể ra những quyết định nhanh và chuẩn xác đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng. Do đó, việc thu thập thơng tin về khách hàng và về ngành nghề của khách hàng và vô cùng quan trọng và cấp thiết.

Hiện nay, mặc dù nguồn cung cấp thông tin từ Trung tâm thơng tin tín dụng đã có tuy nhiên nội dung và tính cập nhật cịn hạn chế. Thơng tin tín dụng từ trung tâm thơng tin tín dụng thơng thƣờng đƣợc cập nhật theo định kỳ 15 ngày, còn tƣơng đối chậm so với nhu cầu cung cấp thông tin của ngân hàng thƣơng mại. Nội dung của thơng tin tín dụng từ CIC cũng cịn nghèo nàn nhƣ chỉ cung cấp thông tin về dƣ

nợ của khách hàng, tài sản thế chấp tại các tổ chức tín dụng. Trong khi đó, nguồn thơng tin tín dụng trên hệ thống IPICAS của Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang hiện nay chỉ cung cấp đƣợc lịch sử tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang và thông tin về tài sản thế chấp. Do vậy, để nâng cao hiệu quả của hệ thống thơng tin tín dụng, Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang cần:

- Xây dựng một kho dữ liệu tập trung phân theo từng ngành nghề để phục vụ lại cho cơng tác tín dụng. Nguồn dữ liệu để nhập vào kho dữ liệu này lấy từ những thông tin về các ngành nghề, dự án mà khách hàng vay vốn cung cấp và từ thu thập từ các nguồn thông tin khác để cán bộ khi thẩm định các dự án tƣơng tự có thể vào lấy dữ liệu để tham khảo.

- Thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu về thị trƣờng để dự báo về xu hƣớng của các ngành nghề để định hƣớng cho cơng tác tín dụng đƣợc hiệu quả.

- Tăng cƣờng chia sẻ dữ liệu của khách hàng giữa các đơn vị trong chi nhánh với nhau.

3.2.7. Hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Kiểm tra nội bộ ngày càng khẳng định vai trị quan trọng trong cơng tác hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng, đặt biệt là trong hoạt động tín dụng. Kiểm tra, kiểm sốt nội bộ khơng chỉ phát hiện ra những thiếu sót, sơ hở, sự bất hợp lý trong cơ chế điều hành và hoạt động, mà còn giúp lãnh đạo ngân hàng hoạch định tốt chiến lƣợc kinh doanh, góp phần đƣa hoạt động tín dụng đi vào nề nếp, đúng pháp luật. Sự kiểm tra, kiểm soát đánh giá thƣờng xuyên và định kỳ của kiểm soát nội bộ giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng an tồn và hiệu quả hơn.

Do đó, để nâng cao vai trị của cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ nhằm hạn chế rủi ro tín dụng thì:

- Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải thuộc biên chế trung ƣơng, hội sở chính, hoạt động độc lập với ban điều hành tại Chi nhánh.

- Cán bộ của phòng kiểm tra, kiểm soát cần đƣợc tuyển chọn một cách kỹ lƣỡng, họ phải là ngƣời có năng lực thật sự, có đạo đức am hiểu nghiệp vụ kiểm tra, nghiệp vụ tín dụng.

- Trong q trình kiểm tra hoạt động tín dụng cần tăng cƣờng thêm cán bộ tín dụng trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc cán bộ làm cơng tác thẩm định và quản lý tín dụng cùng phối hợp kiểm tra.

- Thƣờng xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và luật pháp cho cán bộ phịng kiểm sốt. Khơng ngừng hồn thiện và đổi mới phƣơng pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tƣợng và mục đích kiểm tra.

Trong bối cảnh hiện nay, khi dƣ nợ tín dụng có xu hƣớng ngày càng tăng, diển biến của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc rất phức tạp, cạnh tranh khách hàng giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt… Vì vậy, cơng tác kiểm tra giám sát cần đƣợc tăng cƣờng nhiều hơn. Chi nhánh có thể xây dựng quy trình tự kiểm tra tại các Phịng tín dụng, cho các cán bộ tín dụng giữa các Phịng tín dụng kiểm tra chéo lẫn nhau sau đó lập báo cáo trình lãnh đạo ngân hàng. Đây cũng là cơng cụ để phịng ngừa rủi ro.

- Hợp tác và trao đổi thông tin của khách hàng với các ngân hàng khác trên địa bàn.

3.2.8. Giải pháp thành lập tổ xử lý nợ

Hiện nay, tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang cán bộ tín dụng quản lý khoản vay cũng đồng thời là ngƣời xử lý nợ nếu món vay phát sinh rủi ro và chuyển nợ quá hạn, nợ xấu. Do cán bộ tín dụng quản lý khoản vay có quen biết với khách hàng nên đôi khi biện pháp xử lý khơng kiên quyết cịn mang tính chất nể nang nên có thể hiệu quả chƣa cao. Trong thời gian tới cần thành lập tổ xử lý nợ để xử lý các món nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh. Thành phần của tổ xử lý nợ bao gồm một Giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách tín dụng làm tổ trƣởng, lãnh đạo phịng tín dụng làm tổ phó, các cán bộ tín dụng làm tổ viên. Khi xử lý nợ xấu của món vay do cán bộ tín dụng nào quản lý thì cán bộ tín dụng đó khơng tham gia vào thành phần của tổ xử lý nợ mà chỉ báo cáo tình hình món vay cho tổ xử lý nợ để tổ xủ lý nợ có biện pháp giải quyết. Tổ xử lý nợ thực hiện xử lý nợ theo nguyên tắc sau:

+ Đối với nợ nhóm 2 (nợ q hạn): Phân tích ngun nhân để từ đó có biện pháp tháo gỡ. Đối với những khách hàng có nợ q hạn mang tính chất tạm thời do những sự cố khách quan, hoạt động sản xuất kinh doanh bình thƣờng, ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)