Kiểm tra nội bộ ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công tác hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng, đặt biệt là trong hoạt động tín dụng. Kiểm tra, kiểm soát nội bộ không chỉ phát hiện ra những thiếu sót, sơ hở, sự bất hợp lý trong cơ chế điều hành và hoạt động, mà còn giúp lãnh đạo ngân hàng hoạch định tốt chiến lƣợc kinh doanh, góp phần đƣa hoạt động tín dụng đi vào nề nếp, đúng pháp luật. Sự kiểm tra, kiểm soát đánh giá thƣờng xuyên và định kỳ của kiểm soát nội bộ giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng an toàn và hiệu quả hơn.
Do đó, để nâng cao vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế rủi ro tín dụng thì:
- Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải thuộc biên chế trung ƣơng, hội sở chính, hoạt động độc lập với ban điều hành tại Chi nhánh.
- Cán bộ của phòng kiểm tra, kiểm soát cần đƣợc tuyển chọn một cách kỹ lƣỡng, họ phải là ngƣời có năng lực thật sự, có đạo đức am hiểu nghiệp vụ kiểm tra, nghiệp vụ tín dụng.
- Trong quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng cần tăng cƣờng thêm cán bộ tín dụng trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc cán bộ làm công tác thẩm định và quản lý tín dụng cùng phối hợp kiểm tra.
- Thƣờng xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và luật pháp cho cán bộ phòng kiểm soát. Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phƣơng pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tƣợng và mục đích kiểm tra.
Trong bối cảnh hiện nay, khi dƣ nợ tín dụng có xu hƣớng ngày càng tăng, diển biến của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc rất phức tạp, cạnh tranh khách hàng giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt… Vì vậy, công tác kiểm tra giám sát cần đƣợc tăng cƣờng nhiều hơn. Chi nhánh có thể xây dựng quy trình tự kiểm tra tại các Phòng tín dụng, cho các cán bộ tín dụng giữa các Phòng tín dụng kiểm tra chéo lẫn nhau sau đó lập báo cáo trình lãnh đạo ngân hàng. Đây cũng là công cụ để phòng ngừa rủi ro.
- Hợp tác và trao đổi thông tin của khách hàng với các ngân hàng khác trên địa bàn.