KINH NGHIỆM VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 32 - 36)

1.3.1. Bài học kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng từ Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) là NHTM Nhà nƣớc đƣợc thành lập năm 1957, sau này đã đƣợc cổ phần hóa. Tuy trong hoạt động khó tránh khỏi những rủi ro nhất định, tuy nhiên cho đến nay việc quản lý RRTD của BIDV cũng có những ƣu điểm nhất định có thể tham khảo để rút kinh nghiệm. Cụ thể, hệ thống quản trị RRTD của BIDV đƣợc đánh giá tốt thể hiện ở những điểm chính sau:

- Mơ hình quản trị RRTD của BIDV có sự tách bạch giữa khâu thẩm định và khâu quản lý tín dụng

- Phân loại khách hàng là một trong những điểm quan trọng trong quản lý nhằm hạn chế RRTD; BIDV thực hiện phân loại khách hàng dựa trên hai nhóm chỉ tiêu đó là nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính.

- BIDV thực hiện phân loại các khoản vay, theo đó dựa trên điểm số khách hàng đạt đƣợc mà chia thành 7 nhóm khách hàng: A+, A, B, C, D, E, F. Việc phân loại khách hàng bằng chấm điểm do hệ thống chấm điểm nội bộ thực hiện, hệ thống này dựa trên hai yếu tố là định lƣợng và định tính; theo đó tƣơng ứng với từng nhóm khách hàng đƣợc phân loại gồm: chất lƣợng cao, chất lƣợng tốt, chất lƣợng đạt yêu cầu, cần theo dõi, kém chất lƣợng, khó địi, mất vốn .

Từ việc phân loại khách hàng và phân loại khoản vay, BIDV áp dụng chính sách tín dụng đối với từng nhóm khách hàng cụ thể, đƣa ra mức cho vay tối đa, tài sản đảm bảo, lộ trình thu nợ,…

Ƣu điểm của mơ hình quản trị RRTD của BIDV là tách bạch giữa khâu thẩm định cho vay và khâu quản lý món vay. Việc thẩm định xem xét cho vay dựa trên kết quả phân loại khách hàng theo các nhóm, từ đó có chính sách với từng nhóm khách hàng cụ thể để có phƣơng thức quản lý phù hợp.

1.3.2. Kinh nghiệm về hạn chế rủi ro tín dụng từ Ngân hàng Nơng nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan (BAAC) Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan (BAAC)

Thái Lan là một nƣớc cùng nằm trong khu vực Đơng Nam Á, có các điều kiện khá tƣơng đồng với Việt Nam. Do đó, kinh nghiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan về rủi ro tín dụng rất cần thiết nghiên cứu để áp dụng vào Việt Nam.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 – 1998, các ngân hàng Thái Lan đã tiến hành hàng loạt các thay đổi trong việc quản trị rủi ro tín dụng, trong đó có Ngân hàng Nơng nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan. Ngân hàng này đã thực hiện những bƣớc cơ bản trong quản trị rủi ro tín dụng, cụ thể có những nội dung sau:

Một, tuân thủ chặt chẽ sự giám sát của Ngân hàng Trung ƣơng Thái Lan. Hai, phân công rõ chức năng các bộ phận trong quy trình tín dụng

Ngân hàng thƣơng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan xây dựng mơ hình tín dụng theo ngun tắc tách bạch chức năng tìm kiếm, quan hệ khách hàng với chức năng thẩm định cho vay.

Ba, tuân thủ nghiêm các nguyên tắc tín dụng

Một số ngân hàng Thái Lan, trong đó có Ngân hàng Nơng nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan trƣớc đây cho vay chỉ chú trọng đến tài sản thế chấp, khơng quan tâm đến dịng tiền của khách hàng và hậu quả là tỷ lệ nợ xấu lên đến 40% ( năm 1997 – 1999). Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan đã quan tâm và thi hành đầy đủ, chặt chẽ các nguyên tắc tín dụng.

Bốn, cơng tác kiểm sốt sau khi cho vay đƣợc tăng cƣờng để đánh giá xếp loại khách hàng và xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

Năm, thực hiện khách quan việc chấm điểm khách hàng

Các ngân hàng Thái Lan, trong đó có Ngân hàng Nơng nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan hiện đang chấm điểm để quyết định cho vay đối với khách hàng theo mơ hình điểm số Z và mơ hình điểm số tín dụng tiêu dùng.

Kết quả, Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan đã tăng cƣờng đƣợc việc quản lý RRTD của mình.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng từ Ngân hàng Bank Rakyat Indonesia Indonesia

Ngân hàng Bank Rakyat Indonesia (BRI) chính thức đi vào hoạt động từ 16/12/1895, hoạt động nhƣ một ngân hàng hợp tác xã. Năm 2003, BRI hồn thành xong q trình cổ phần hố và trở thành một ngân hàng thƣơng mại cổ phần, trong đó Chính phủ nắm giữ 70% vốn, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho khu vực nơng nghiệp, nơng thơn. BRI đã có những thành cơng đáng kể trong phát triển nhất là thành tựu trong hạn chế RRTD. Đạt đƣợc kết quả tốt đó là nhờ vào việc BRI chú trọng thực hiện những nội dung chủ yếu sau:

Một là, tuân thủ chặt chẽ các quy định của Chính phủ về hoạt động ngân hàng, nhất là hoạt động tín dụng.

Hai là, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng phẩm chất nghề nghiệp.

Ba là, chú trọng phân loại khách hàng, nắm chắc khách hàng vay vốn.

Bốn là, chú trọng huy động hiệu quả nguồn vốn trong khu vực nông nghiệp, nông thôn là cơ sở vững chắc cho phát triển tín dụng nhằm hỗ trợ hữu hiệu cho nông nghiệp, nông thôn và nền kinh tế.

Năm là, coi trọng công tác quản trị ngân hàng đặc biệt là quản trị rủi ro, chú trọng nghiêm ngặt quy trình tín dụng; chú trọng cơng tác kiểm tra kiểm tốn nội bộ đảm bảo tính hiệu quả trong cơng tác quản lý rủi ro và tính độc lập, cơng khai, minh bạch trong hoạt động kiểm tra, kiểm tốn; thiết lập và duy trì mơ hình Uỷ ban Quản lý rủi ro và Uỷ ban kiểm tra, kiểm tốn đứng độc lập hồn tồn với các phòng ban, bộ phận khác và chịu sự quản lý trực tiếp của Hội đồng quản trị.

Sáu là, chú trọng phát triển đồng bộ công nghệ mới.

Bảy là, tăng cƣờng kiểm tra, kiểm sốt, xử lý triệt để, nhanh chóng các phát sinh rủi ro.

1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang

Trong thực tế vấn đề quản lý rủi ro nhằm hạn chế RRTD của mỗi ngân hàng có những điểm khác nhau, nhƣng nhìn chung đó là việc tn thủ chặt chẽ quy trình tín dụng và nâng cao năng lực, bản lĩnh, nhất là phẩm chất của ngƣời cán bộ ngân hàng nhất là cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó cịn là những chính sách từ Chính phủ, từ cơ quan chủ quản. Tuy nhiên từ những tham khảo của các ngân hàng nêu trên trong chừng mực nhất định có thể rút ra những bài học kinh nghiệm chung đối với Agribank Chi nhánh Tiền Giang trên một số nội dung chủ yếu sau:

Một là, khi thẩm định cho vay phải nhất thiết dựa vào khả năng trả nợ của khách hàng, không nên hạ chuẩn hay căn cứ quá nhiều vào tài sản thế chấp để ra quyết định cho vay.

Hai là, danh mục cho vay cần phải đa dạng để phân tán rủi ro và đặc biệt là chú trọng đến những ngành có rủi ro cao nhƣ cho vay đầu tƣ bất động sản.

Ba là, cần áp dụng mơ hình tín dụng phân chia rõ chức năng tìm kiếm khách hàng và chức năng thẩm định cho vay để hạn chế rủi ro về đạo đức.

Bốn là, thực hiện nghiêm quy trình tín dụng và giám sát khoản vay.

Năm là, tuân thủ chặt chẽ quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Rủi ro tín dụng là mối quan tâm hàng đầu trong hoạt động của một ngân hàng hiện nay. Hạn chế đƣợc rủi ro tín dụng sẽ làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của ngân hàng, giảm thiểu nguy cơ đỗ vỡ ngân hàng. Chƣơng 1 đã khái quát những khái niệm cơ bản về rủi ro tín dụng, chế rủi ro tín dụng và kinh nghiệm về rủi ro tín dụng từ BIDV; từ Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan và từ Ngân hàng Bank Rakyat Indonesia (BRI). Đây là cơ sở lý luận quan trọng để vận dụng vào tìm hiểu thực trạng rủi ro tín dụng và tìm ra các biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tiền Giang.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH TIỀN GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tiền giang (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)