Tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 59 - 61)

2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa

2.3.2.1. Tổ chức bộ máy

Bộ máy tổ chức quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay DNVVN tại NHCT được tổ chức tuân thủ theo nguyên tắc tách biệt giữa bộ phận tạo rủi ro với bộ phận phê duyệt và giám sát rủi ro với điểm trung bình 2.9/3.

NHCT Việt Nam đã xây dựng chiến lược quản trị rủi ro, trong đó Hội đồng quản trị có trách nhiệm xem xét và thơng qua các chiến lược và chính sách quản trị rủi ro

của NHCT Việt Nam, trong khi Ban điều hành có trách nhiệm thực hiện và phát triển các chiến lược và chính sách đã được thơng qua đó.

Chức năng quản trị rủi ro của NHCT Việt Nam do Khối quản lý rủi ro thực hiện. Khối quản lý rủi ro gồm các phòng ban: Phòng Quản lý rủi ro thị trường, Phịng Quản lý rủi ro tín dụng, Phịng Quản lý rủi ro hoạt động, Phịng Quản lý vốn và kế hoạch tài chính và Phịng Pháp chế có trách nhiệm quản lý các loại rủi ro khác nhau.

Trước đây, NHCT Gia Lai được giao mức thẩm quyền phán quyết tín dụng DNVVN rất cao, điều này tạo ra nhiều rủi ro trong việc cấp tín dụng cho DNVVN. Khi chuyển đổi mơ hình kinh doanh, theo xếp loại của NHCT Gia Lai được NHCT Việt Nam xem xét định kỳ hàng năm, NHCT Gia Lai sẽ có một mức kiểm sốt thẩm định cho vay DNVVN và kiểm sốt giải ngân nhất định. Do đó, hầu hết các hồ sơ cấp tín dụng và giải ngân của DNVVN NHCT Gia Lai thẩm định, đề xuất cấp tín dụng và giải ngân được chuyển lên Phòng đánh giá xếp hạng và phê duyệt GHTD và Phịng kiểm sốt giải ngân thơng qua hệ thống luân chuyển hồ sơ nội bộ để thực hiện đánh giá, kiểm sốt và phê duyệt thơng qua đề xuất của NHCT Gia Lai. Việc chuyển đổi mơ hình doanh này đã giúp NHCT Gia Lai kiểm soát và hạn chế được rất nhiều rủi ro trong quá trình cho vay DNVVN.

Hiện nay, NHCT Gia Lai đang áp dụng theo mơ hình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay DNVVN theo 3 lớp phòng vệ.

Lớp bảo vệ thứ nhất: Các đơn vị, cá nhân thuộc khối kinh doanh chịu trách nhiệm đề xuất cấp tín dụng đáp ứng điều kiện tiêu chí cấp tín dụng đối với DNVVN và chịu trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay DNVVN tại đơn vị của mình đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, của NHCT, cân bằng lợi nhuận và rủi ro phù hợp với khẩu vị rủi ro, các định hướng tín dụng và các quy định, quy trình quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay DNVVN của NHCT.

Lớp bảo vệ thứ hai: Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng và kiểm soát tuân thủ chịu trách nhiệm giám sát độc lập lớp bảo vệ thứ nhất và quản lý rủi ro tín dụng. Chức năng cơ bản của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng bao gồm xây dựng chính sách

tín dụng trong cho vay DNVVN và quản lý rủi ro danh mục tín dụng DNVVN; tái thẩm định đề xuất cấp tín dụng từ các đơn vị kinh doanh trình lên, xây dựng các mơ hình đo lường rủi ro tín dụng là cơng cụ trợ giúp các đơn vị kinh doanh và lựa chọn khách hàng.

Lớp bảo vệ thứ ba: Bộ phận kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm đánh giá độc lập về tính phù hợp và hiệu quả của quy trình cấp tín dụng DNVVN, quy trình quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay DNVVN, bao gồm cả tính tuân thủ đối với các quy định, quy trình này. Kiểm tốn nội bộ giám sát độc lập lớp bảo vệ thứ nhất và thứ hai.

(Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2013)

Khi triển khai mơ hình mới, sự tách bạch các bộ phận tạo nên những khối chức năng độc lập nhưng lại chưa hoạt động thật sự nhịp nhàng, đơi khi cịn cản trở nhau trong tác nghiệp. Trong mơ hình này bộ phận quản lý rủi ro tín dụng là đầu mối và có trách nhiệm kiểm sốt tồn bộ các rủi ro về mặt tín dụng cũng như các rủi ro khác. Trong q trình cấp tín dụng bộ phận này sẽ tái thẩm định đề xuất cấp tín dụng từ chi nhánh gửi lên điều này dẫn đến nhiều trường hợp mâu thuẫn giữa bộ phận kinh doanh đề xuất tín dụng với bộ phận quyết định tín dụng. Nguyên nhân là do trách nhiệm của các bộ phận liên quan đến q trình cho vay DNVVN cịn chưa thật rõ ràng dẫn đến những e ngại trong việc quyết định cấp tín dụng và làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngồi ra, trong mơi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, phòng quản lý rủi ro tín dụng chịu áp lực từ chi nhánh và thẩm định dựa trên thơng tin phịng khách hàng chi nhánh cung cấp, hệ quả là kết quả thẩm định sẽ khơng đạt được tính khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)