Đánh giá xếp loại và đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 64)

2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa

2.3.3.2. Đánh giá xếp loại và đo lường rủi ro tín dụng

Hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ

NHCT xây dựng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ đối với DNVVN nhằm mục đích đo lường rủi ro tín dụng của DNVVN thông qua thang điểm thống nhất dựa trên chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Theo Ngân hàng TMCP

Cơng thương Việt Nam 2012, hệ thống chấm điểm xếp hạng nội bộ doanh nghiệp gồm 87 tiêu chí trong đó 73 tiêu chí phi tài chính và 14 tiêu chí tài chính. Nhân viên tín dụng bắt buộc phải kiểm tra và cập nhật thơng tin chấm điểm xếp hạng tín dụng tại thời điểm xét duyệt khoản vay để xem khách hàng có đáp ứng điều kiện hạng để tiếp tục thẩm định cho vay. Hiện NHCT Gia Lai đang thực hiện xếp hạng tín dụng theo bảng mơ tả hạng khách hàng DNVVN tại phụ lục 6.

NHCT Gia Lai xác định hệ thống chấm điểm tín dụng là một công cụ quan trọng để nâng cao tính khách quan, nâng cao chất lượng tín dụng DNVVN và hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay DNVVN. Các khách hàng DNVVN được phân loại theo đúng hạng của mình sau đó được áp dụng những chính sách tín dụng với những điều kiện cụ thể: xác định giới hạn tín dụng phù hợp với DNVVN, quyết định cấp tín dụng (thời hạn, mức lãi suất, tài sản bảo đảm), đánh giá khách hàng trong quá trình theo dõi sử dụng vốn vay, quản lý danh mục tín dụng và trích lập dự phịng rủi ro. Qua đó thể hiện hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng chính là cơ sở để xác định chính sách tín dụng với những điều kiện cụ thể khi cho vay DNVVN, NHCT Gia Lai đã tuân thủ nội dung này, điểm trung bình 2.93/3.

Theo quy định của NHCT Việt Nam, khách hàng DNVVN phải được chấm điểm tại thời điểm xét cấp tín dụng và phải thực hiện định kỳ xem xét lại 6 tháng một lần. Trường hợp nhân viên tín dụng tại NHCT Gia Lai khơng thực hiện chấm điểm theo định kỳ thì khách hàng DNVVN lập tức bị điều chỉnh thành hạng D và tự động chuyển nợ sang nhóm 5. NHCT Gia Lai yêu cầu cán bộ tín dụng phải thực hiện chấm điểm ngay khi DNVVN có những thay đổi bất thường vì hạng khách hàng giảm sẽ liên quan đến việc quản lý giới hạn tín dụng (giảm giới hạn tín dụng), tăng tài sản bảo đảm và có thể bị chuyển nhóm nợ. Kết quả khảo sát thể hiện nhân viên tại NHCT Gia Lai tuân thủ chặt chẽ quy định này với điểm trung bình 2.97/3. Tuy có nhiều ưu điểm nhưng hệ thống xếp hạng nội bộ tại NHCT Gia Lai được kết quả khảo sát thể hiện là chưa đủ độ tin cậy, các kết quả chưa được đánh giá khách quan (không tuân thủ, điểm trung bình 1/3). Nguyên nhân là do mặc dù chấm điểm tín dụng được thực hiện bởi phần mềm, tuy nhiên các khâu nhập liệu vào hệ thống

vẫn được thực hiện trực tiếp bởi cán bộ quản lý DNVVN chưa có bộ phận độc lập. Ngồi ra, các dữ liệu phi tài chính cũng chiếm lượng lớn nên rất dễ bị thay đổi theo mong muốn chủ quan của cán bộ quản lý DNVVN.

Mơ hình đo lƣờng rủi ro

Khi khảo sát về mơ hình đo lường rủi ro với 2 câu hỏi cho thấy kết quả là điểm số trung bình 2/3, ở mức tn thủ một phần. Ngồi những công cụ quản trị rủi ro truyền thống, NHCT Việt Nam đã nghiên cứu và triển khai xây dựng công cụ quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay DNVVN theo Basel 2. Thừa hưởng lộ trình của NHCT Việt Nam, NHCT Gia Lai đang áp dụng phương pháp đo lường dựa vào mức xếp hạng tín dụng nội bộ (IRB cơ bản). Trong thời gian tới NHCT Việt Nam sẽ tiến hành xây dựng mơ hình ước tính tổn thất tín dụng. NHCT Việt Nam hiện chưa xây dựng được trung tâm tra cứu thông tin riêng cho DNVVN nhằm cung cấp các thông tin về ngành, các chỉ số trung bình ngành, dữ liệu tín dụng DNVVN…. Thông tin chủ yếu NHCT Gia Lai thu thập là từ trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) của NHNN với các thông tin chưa đầy đủ và thiếu sự cập nhật.

2.3.3.3. Kiểm sốt rủi ro tín dụng

Tất cả các điều kiện cho vay DNVVN đều phải được giám sát trước, trong và sau cho vay bởi chính nhân viên tín dụng; được kiểm sốt chéo bởi bộ phận kiểm soát khu vực để xác định đúng chất lượng của khoản vay từ đó có mức trích lập dự phịng cụ thể với từng trường hợp. Đó là về mặt quy định cịn trên thực tế qua khảo sát thì nội dung này chưa được tuân thủ, điểm trung bình 1.16/3. Các khoản cho vay DNVVN mới chỉ là giám sát trên bề mặt giấy tờ, chứ chưa đi sâu vào thực tế. Việc giải ngân tiền mặt đối với DNVVN vẫn còn phổ biến do đặc thù cho vay DNVVN trên địa bàn tỉnh Gia Lai chủ yếu là cho vay phục vụ kinh doanh nông sản dẫn đến việc giám sát việc sử dụng vốn vay cũng như giám sát dòng tiền của DNVVN gặp khó khăn.

Nhân viên tín dụng là người chịu trách nhiệm cao nhất về khoản vay đối với DNVVN của mình. Nhân viên tín dụng có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra giám sát các khoản cho vay DNVVN nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng

mục đích đã cam kết, hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, có khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Ngoài giám sát khoản vay, cán bộ tín dụng cịn phải theo dõi tài sản bảo đảm của khách hàng vay và của bên thứ ba để đảm bảo giá trị tài sản khơng có biến động lớn ảnh hưởng đến tính an tồn của khoản vay. Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản, trường hợp khoản cho vay DNVVN có dấu hiệu rủi ro ảnh hưởng đến khả năng thu nợ, lãnh đạo phịng có trách nhiệm báo cáo lên ban lãnh đạo NHCT Gia Lai để có biện pháp xử lý kịp thời. Cán bộ tín dụng khi thực hiện việc kiểm tra giám sát cần kết hợp các phương thức kiểm tra khác nhau để kết quả kiểm tra đạt chất lượng cao nhất: Kiểm tra trực tiếp tại các địa điểm liên quan đến DNVVN, kiểm tra gián tiếp thông qua các hệ thống phần mềm của NHCT (incas, Mis…), kiểm tra gián tiếp thông qua thu thập thông tin từ DNVVN và các nguồn thơng tin khác. Tại NHCT Gia Lai, tình trạng kiểm tra, giám sát mà không đi thực tế mà chỉ làm biên bản đối phó cho đủ hồ sơ hoặc chỉ làm khi món vay bị chọn mẫu kiểm tra là khá phổ biến. Nguyên nhân của điều này xuất phát từ tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng hoặc từ việc quá tải số lượng DNVVN một cán bộ phải quản lý. Điều này thể hiện rõ khi tổng hợp câu trả lời khảo sát ở mức điểm trung bình 1.98/3, tuân thủ một phần.

Để góp phần kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay DNVVN, NHCT đã tổ chức hệ thống kiểm toán nội bộ chặt chẽ, đảm bảo tính an tồn cho các hoạt động của NHCT Gia Lai. Cụ thể, cứ 3 chi nhánh sẽ thuộc sự giám của một phịng kiểm sốt khu vực. Định kỳ hàng năm bộ phận kiểm toán sẽ tổ chức kiểm tốn tồn diện hoạt động tín dụng, hoạt động huy động vốn, hoạt động ngân quỹ, hoạt động kế tốn nội bộ…. Ngồi ra, các cuộc kiểm tra theo các chuyên đề như chấm điểm xếp hạng tín dụng DNVVN, kiểm tra theo lĩnh vực cho vay được tiến hành đột xuất nhằm đánh giá tính tuân thủ quy trình của NHCT Gia Lai cũng như đánh giá danh mục tín dụng DNVVN của chi nhánh. Do đó, điểm trung bình ở nội dung này rất cao 2.91/3, đạt mức tuân thủ. Với câu hỏi khảo sát về mức độ độc lập và đánh giá khách quan của bộ phận kiểm tốn, kết quả là điểm trung bình 2.95/3, mức độ tuân thủ. Nhân viên bộ phận kiểm toán nội bộ nhận lương trực tiếp từ hội sở chính, làm

việc độc lập với NHCT Gia Lai, không chịu sự chi phối của Ban giám đốc chi nhánh để đảm bảo họ có thể làm việc cơng tâm, hiệu quả. Ngoài ra, nhân viên kiểm toán nội bộ và bộ phận kiểm tra, kiểm sốt nội bộ cũng được u cầu phải có kinh nghiệm thực tiễn, nắm vững quy trình nghiệp vụ của NHCT Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế nhiều nhân viên kiểm tốn lĩnh vực cho vay DNVVN chưa có một ngày nào làm cán bộ tín dụng nên việc kiểm tra mang tính giáo điều, sách vở, ít có giá trị thực tiễn, cảnh báo rủi ro.

2.3.4. Điều chỉnh sau giám sát

2.3.4.1. Trích lập dự phịng rủi ro

NHCT Gia Lai tuân thủ thực hiện phân loại nợ theo quy định Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam 2014 với điểm trung bình 2.8/3. Việc tuân thủ đúng theo quy định của NHCT Việt Nam là biện pháp tốt trong quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay DNVVN tại NHCT Gia Lai, đảm bảo chi nhánh luôn ở thế chủ động chuẩn bị tốt để ứng phó nếu rủi ro tín dụng xảy ra. Bên cạnh đó, việc tuân thủ này giúp NHCT Gia Lai áp dụng chính sách điều chỉnh sau giám sát quyết liệt, nhanh chóng thơng qua việc nâng cao khả năng chịu đựng, khả năng cạnh tranh và có nhiều phân khúc lựa chọn khách hàng.

2.3.4.2. Xử lý nợ có vấn đề

Đối với công tác xử lý các khoản nợ có vấn đề, NHCT chỉ mới đưa ra quy định về công tác quản lý nợ xấu theo quy định Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2009 chứ chưa đưa ra hướng dẫn cụ thể từng biện pháp khắc phục nên được sử dụng trong trường hợp nào (điểm trung bình 1.99/3, tuân thủ một phần- kết quả khảo sát).

Với kết quả khảo sát không tuân thủ, điểm trung bình 1/3, NHCT Gia Lai chưa có bộ phận hoặc cá nhân chun trách cơng tác xử lý nợ xấu mà chủ yếu khi nợ xấu phát sinh thì cán bộ tín dụng quản lý khoản vay sẽ là người theo dõi, quản lý và thu hồi nợ xấu.

Điểm sáng trong cơng tác quản lý/khắc phục nợ có vấn đề đối với từng khách hàng DNVVN tại NHCT Gia Lai là việc đề xuất phương án cụ thể theo tình hình

thực tế của từng khách hàng với kết quả khảo sát tuân thủ, điểm trung bình 2.95/3. NHCT Gia Lai thực hiện quản lý nợ có vấn đề của DNVVN như sau: Phân tích tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của DNVVN để đưa ra hướng xử lý phù hợp; xem xét hồ sơ, tình trạng tài sản bảo đảm; hướng xử lý đối với khoản nợ có vấn đề; đưa ra các biện pháp thực hiện để thu hồi nợ; báo cáo thường xun tình hình khoản nợ có vấn đề và q trình xử lý khoản nợ có vấn đề đồng thời phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cá nhân/bộ phận tham gia trong quá trình xử lý nợ có vấn đề. Các biện pháp xử lý nợ có vấn đề được NHCT Gia Lai sử dụng gồm: cho vay duy trì hoạt động kinh doanh; bổ sung tài sản bảo đảm; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; khoanh nợ; xử lý tài sản bảo đảm (đối với trường hợp khoản nợ của DNVVN có tài sản bảo đảm); Giảm/miễn lãi; bán nợ; khởi kiện; đề nghị Nhà nước, chính phủ cấp nguồn xử lý hoặc xóa nợ; xử lý rủi ro; chuyển nợ thành vốn góp; xóa nợ ngoại bảng/xuất tốn xử lý rủi ro; các biện pháp khác.

Đối với việc xây dựng/đề xuất các biện pháp xử lý khi danh mục quá tập trung vào một ngành/lĩnh vực nào đó và/hoặc vào một số ít DNVVN/ một nhóm khách hàng DNVVN, NHCT chỉ đạt mức tuân thủ một phần, điểm trung bình 2.01/3. NHCT mới đưa ra các quy định về công tác quản lý danh mục tín dụng trong theo quy định Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2013, chứ chưa đưa ra hướng dẫn cụ thể về biện pháp xử lý khi danh mục tập trung vào một ngành/lĩnh vực, một số ít DNVVN/một nhóm khách hàng DNVVN. NHCT Việt Nam chỉ dừng lại ở việc nêu các định nghĩa và quy định trách nhiệm quản lý danh mục tín dụng đến từng bộ phận cụ thể. Ngoài ra, đối với việc sử dụng các cơng cụ phái sinh, chứng khốn hóa nhằm phân tán, hạn chế rủi ro tập trung trong danh mục tín dụng DNVVN, NHCT Việt Nam chỉ mới đưa ra các định nghĩa về các công cụ này, hồn tồn khơng có cơng văn hướng dẫn quy trình áp dụng các công cụ này vào hoạt động thực tế.

2.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH GIA LAI

2.4.1. Đánh giá chung

Bảng 2.7: Tổng hợp kết quả đánh giá quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam- chi nhánh Gia Lai

Nội dung Điểm

1. Hoạch định 2.62

1.1 Chính sách tín dụng 2.33

1.2 Khung lãi suất 2.9

2. Tổ chức thực hiện 2.42

2.1 Tổ chức bộ máy 2.9

2.2 Báo cáo QTRR 1.94

3. Giám sát 2.06

3.1 Nhận diện dấu hiệu rủi ro 1.77 3.2 Đánh giá xếp loại và đo lường rủi ro tín

dụng 2.15

3.2.1 Hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ 2.3 3.2.2 Mơ hình đo lường rủi ro tín dụng 2 3.3 Kiểm sốt rủi ro tín dụng 2.25

4. Điều chỉnh sau giám sát 2.4

4.1 Trích lập dự phịng rủi ro 2.8

4.2 Xử lý nợ có vấn đề 1.99

Trung bình 2.38

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần đánh giá thực trạng)

Tổng hợp kết quả khảo sát, điểm trung bình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Gia Lai đạt 2.38 điểm/3 điểm. Từ đó có thể thấy Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam- chi nhánh Gia Lai đã tương đối tuân thủ nội dung của quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay DNVVN và những tiêu chí trong bộ nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng của Basel 2. Trong đó nội dung quản trị tuân thủ cao nhất là ở mảng hoạch định (2.62 điểm) và tuân thủ thấp nhất là ở mảng giám sát (2.06 điểm).

2.4.2. Những thành công đạt đƣợc trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam- chi nhánh Gia Lai

2.4.2.1. Bước đầu đã áp dụng mơ hình quản trị rủi ro tập trung theo chuẩn mực quốc tế

NHCT Gia Lai đã áp dụng cơ cấu tổ chức độc lập giữa các khâu trong quá trình xét duyệt cấp tín dụng, đã tách bạch chức năng bán hàng, tác nghiệp và quản trị rủi ro trong mơ hình tổ chức tín dụng. Mỗi khâu do mỗi bộ phận phụ trách điều này làm tăng tính khách quan trong q trình cấp tín dụng, tăng khả năng kiểm sốt chéo giữa các khâu.

2.4.2.2. Cơng tác nhận diện rủi ro trong cho vay DNVVN mang đến dấu hiệu tích cực

Định kỳ cập nhật các dấu hiệu rủi ro từ quá trình thực tế để đưa ra hệ thống dấu hiệu nhận diện sớm rủi ro xuất phát từ nội bộ ngân hàng.

NHCT ln có các bản tin quản trị rủi ro cập nhật liên tục các rủi ro phân theo từng ngành hàng để đưa ra các cảnh bảo tránh tập trung tín dụng quá mức vào một/một số lĩnh vực, ngành nghề.

NHCT Gia Lai thường xuyên cập nhật, phân tích, đánh giá nhằm nhận biết các dấu hiệu rủi ro đối với cho vay DNVVN: Vd: yêu cầu các DNVVN định kỳ cung cấp các số liệu tài chính qua đó có thể nhận diện, phát hiện các dấu hiệu rủi ro sớm của DNVVN để có các biện pháp tiếp theo trong quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay DNVVN.

2.4.2.3. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã hỗ trợ cho quá trình cho vay DNVVN

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là cơng cụ giúp NHCT Gia Lai phân loại DNVVN ban đầu cũng như trong toàn bộ quá trình vay vốn. Các DNVVN tại NHCT Gia Lai được đánh giá xếp hạng định kỳ (6 tháng/lần), từ sự định hạng này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)