Nhận diện dấu hiệu rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 62 - 64)

2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa

2.3.3.1. Nhận diện dấu hiệu rủi ro

Khi tổng hợp kết quả trả lời câu hỏi NHCT có đưa ra các tiêu chí nhận diện trong trường hợp cho vay DNVVN quá tập trung vào một ngành nghề/lĩnh vực và/hoặc vào một số ít DNVVN/ một nhóm khách hàng DNVVN, thì điểm trung bình là 1.9/3, ở mức tuân thủ một phần. Quản lý danh mục tín dụng tại NHCT Việt Nam là quá trình từ việc thiết lập cơ cấu danh mục tín dụng mục tiêu, định hướng tín dụng (trên cơ sở chiến lược kinh doanh, chiến lược rủi ro, khẩu vị rủi ro) đến phân tích, đánh giá, giám sát danh mục tín dụng, các hạn mức rủi ro danh mục tín dụng theo định hướng tín dụng nhằm phát hiện và đưa ra các cảnh báo sớm về rủi ro danh mục tín dụng và đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp. NHCT Việt Nam đưa ra tiêu chí hạn mức rủi ro của danh mục tín dụng DNVVN: Số dư tín dụng tối đa của từng ngành hàng, từng khách hàng DNVVN/nhóm khách hàng liên quan, từng sản

phẩm tín dụng để hạn chế rủi ro tập trung tức là rủi ro do tập trung hoạt động tín dụng vào một hoặc một số đối tác, khách hàng DNVVN, lĩnh vực kinh doanh, địa bàn ở mức độ có thể ảnh hưởng đến an tồn hoạt động NHCT hoặc làm giảm khả năng duy trì các hoạt động kinh doanh chính của NHCT.

Theo Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2013, quản lý danh mục tín dụng được phân thành 3 cấp tương ứng với 3 cấp độ quản lý: (i) Cấp độ 1: Tồn hàng, đơn vị quản lý: Phịng quản lý rủi ro tín dụng trụ sở chính; (ii) Cấp độ 2: Theo phân khúc khách hàng, đơn vị quản lý: Phòng quản lý chất lượng-Khối khách hàng doanh nghiệp/bán lẻ; (iii) Cấp độ 3: Theo chi nhánh, đơn vị quản lý: Giám đốc chi nhánh. NHCT Gia Lai chỉ đề xuất hạn mức rủi ro cho danh mục tín dụng DNVVN cấp độ 3 của chi nhánh gửi Phòng quản lý chất lượng- Khối khách hàng DNVVN theo quy định NHCT trong từng thời kỳ. Ngoài ra, NHCT Gia Lai có trách nhiệm quản lý, giám sát chất lượng danh mục tín dụng tại chi nhánh. Về quy định là vậy, tuy nhiên trên thực tế NHCT Gia Lai chưa có bộ phận nào đảm nhận trách nhiệm đề xuất hạn mức rủi ro cho danh mục tín dụng DNVVN cấp độ 3 và hầu như cũng không quan tâm đến danh mục tín dụng DNVVN tập trung vào ngành hàng nào hay có tập trung quá mức vào một khách hàng DNVVN/nhóm khách hàng liên quan. NHCT tuân thủ thiết lập hệ thống nhận diện giúp xác định những khoản nợ có vấn đề trong cho vay DNVVN, điểm trung bình 2.89/3. Nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay DNVVN là q trình xác định liên tục và có hệ thống. Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có biện pháp theo dõi chuyên nghiệp giúp tổn thất có thể giảm đến mức thấp nhất. NHCT Gia Lai thiết lập hệ thống nhận diện những dấu hiệu cảnh báo để có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả. Các dấu hiệu cảnh báo rủi ro trong cho vay DNVVN bao gồm dấu hiệu định tính và dấu hiệu định lượng (xem phụ lục 5).

NHCT Việt Nam còn xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng khách hàng gọi tắt là hệ thống EWS hỗ trợ quy trình cấp, quản lý và theo dõi chất lượng tín dụng của khách hàng được phân loại nhóm 1 tại NHCT, hỗ trợ quản trị rủi ro tín dụng từ cấp độ khách hàng riêng lẻ đến tồn bộ danh mục tín dụng được phân loại

nợ nhóm 1. Hệ thống này được xây dựng cho từng đối tượng khách hàng, tới từng phân khúc khách hàng trong đó có phân khúc khách hàng DNVVN. Theo Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2015, bộ chỉ tiêu cảnh báo sớm của DNVVN gồm có: (i) các chỉ tiêu chiết xuất tự động từ hệ thống incas và (ii) các chỉ tiêu trong bảng câu hỏi điều tra. Mức độ cảnh báo rủi ro bao gồm: (i) Cảnh báo đỏ: là các khách hàng được đánh giá có mức độ rủi ro cao, suy giảm khả năng trả nợ lớn, nguy cơ chuyển nhóm cao (yêu cầu: cơ cấu nợ; rút giảm giới hạn tín dụng, dư nợ; ngừng giải ngân; xử lý tài sản; kiện ra tòa, phương án khác…); (ii) Cảnh báo vàng: là các khách hàng được đánh giá có mức độ rủi ro trung bình, có khả năng chuyển nhóm nợ trong thời gian tới nếu khơng có biện pháp ứng xử kịp thời (u cầu: bổ sung thêm tài sản, bổ sung điều kiện cấp tín dụng, phương án khác…); (iii) Cảnh báo xanh: là các khách hàng được đánh giá chưa tiềm ẩn khả năng chuyển nhóm nợ trong thời gian tới, hiện thời gặp khó khăn tạm thời (không bắt buộc đề xuất và thực hiện các biện pháp ứng xử nhưng cần tích cực giám sát, theo dõi).

Như đã trình bày ở phần trên, các dấu hiệu cảnh báo khi có sự thay đổi bất lợi trong mơi trường kinh doanh, hoạt động tín dụng đối với DNVVN ln được u cầu cập nhật. Tuy nhiên, việc cập nhật này lại phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của cán bộ quản lý khoản vay và những người có liên quan. Ngồi ra các thơng tin này muốn tìm kiếm cũng khơng dễ do nguồn thơng tin mà cán bộ có thể khai thác là rất hạn hẹp. Vì thế, nội dung này NHCT Gia Lai chỉ đạt điểm trung bình 1.3/3, dừng ở mức khơng tuân thủ.

Một điểm yếu nữa của NHCT Gia Lai là hồn tồn chưa có đội ngũ chun gia để dự báo rủi ro tín dụng trong cho vay DNVVN (kết quả khảo sát chỉ tiêu này là khơng tn thủ, điểm trung bình 1/3).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)