Nguyên nhân bên ngoài ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 76 - 80)

2.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG

2.4.4.1. Nguyên nhân bên ngoài ngân hàng

(i) Môi trƣờng kinh tế

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Điều này tạo ra rất nhiều cơ hội phát triển cho DNVVN tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức cho sự tồn tại của các DNVVN. DNVVN phải đối mặt với sự thay đổi của giá cả nguyên vật liệu đầu vào, sự thay đổi của giá cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu trong nước như cà phê, tiêu, điều… Bên cạnh đó, các DNVVN cịn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của hàng hóa nhập ngoại với giá cả rẻ hơn, mẫu mã đẹp hơn, khó

khăn trong tìm kiếm thị trường đầu ra. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là điều tất yếu. Tuy nhiên, sự cạnh tranh ở nước ta mang tính tự phát, dẫn đến sự gia tăng đầu tư quá mức vào một số ngành, khủng hoảng thừa xảy ra, từ đó ảnh hưởng đến của phương án kinh doanh của các DNVVN kéo theo việc ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và gây ra rủi ro tín dụng trong cho vay DNVVN.

(ii) Môi trƣờng pháp lý

Hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ quan công bố thông tin đầy đủ về DNVVN. Trung tâm thơng tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN tuy đã giúp cung cấp một số thông tin cần thiết cho các ngân hàng nhưng việc cung cấp thơng tin cịn đơn điệu, thiếu cập nhật, cịn có sai sót và chưa cung cấp các thông tin rủi ro cho ngân hàng. CIC chưa phải là cơ quan đánh giá tín nhiệm DNVVN do đó chưa thể đưa ra những nhận xét khách quan về tư cách khách hàng DNVVN, về uy tín cũng như xếp loại DNVVN. Ngoài ra mối liên kết giữa trung tâm thơng tin tín dụng và tổ chức tín dụng cịn lỏng lẻo, chưa có chế tài xử lý các tổ chức tín dụng khơng/hoặc chậm cung cấp thơng tin.

Hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an tồn hệ thống chưa có sự cải thiện về chất lượng. Trình độ cán bộ thanh tra ngân hàng cịn chưa đồng đều, một bộ phận còn chưa nắm bắt kịp những thay đổi trong công nghệ kinh doanh của ngân hàng. Việc thanh tra ngân hàng vẫn còn theo kiểu xử lý các vụ việc đã phát sinh, ít có tính phát hiện, cảnh báo ngăn chặn rủi ro và vi phạm.

Hệ thống các văn bản pháp luật triển khai vào hoạt động còn nhiều bất cập, vướng mắc đặc biệt là các văn bản về cưỡng chế thu hồi nợ: Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm nợ vay. Tuy nhiên, ngân hàng không làm được điều này vì ngân hàng là tổ chức kinh tế không phải là cơ quan quyền lực của Nhà nước, khơng có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng để xử lý thu hồi nợ.

(iii) Môi trƣờng tự nhiên

Các ngành nghề liên quan đến nông, lâm nghiệp ở các tỉnh tây nguyên như Gia Lai sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ của điều kiện thời tiết, dịch bệnh điều này tác

động đến đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu để trả nợ ngân hàng và rủi ro tín dụng trong cho vay DNVVN từ đó mà xảy ra.

(iv) Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp vừa và nhỏ

Khách hàng DNVVN không có khả năng trả nợ

- Một thực trạng rất phổ biến ở các DNVVN vay vốn tại NHCT Gia Lai là các kế hoạch sản xuất kinh doanh do DNVVN lập thường mang tính chủ quan chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của nhà quản lý do đó nội dung phương án khá sơ sài, thiếu tính khoa học vì thế để thẩm định được tính khả thi và hiệu quả của phương án để xác định khả năng trả nợ của DNVVN trở thành một bài tốn khó đối với NHCT Gia Lai.

- Trình độ chun mơn của đội ngũ quản lý, kinh doanh của các DNVVN còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm quản lý điều hành. DNVVN chưa tự quảng bá, giới thiệu mình do đó ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin về DNVVN. Mặt khác, đa số các DNVVN hoạt động theo hình thức gia đình, việc quản lý kinh doanh chưa thực sự được chú trọng, khi phát sinh các vấn đề nằm ngồi tầm kiểm sốt thường không được xử lý rõ ràng, công khai mà chủ yếu dựa và mối quan hệ quen biết mà chỉ cần mối quan hệ này xấu đi là rủi ro sẽ xảy ra. - Tình hình tài chính của DNVVN yếu kém, thiếu minh bạch: Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm của hầu hết DNVVN tại Gia Lai. Các báo cáo tài chính của DNVVN thường khơng minh bạch, rõ ràng và rất ít DNVVN có báo cáo tài chính đã kiểm tốn. Báo cáo tài chính của DNVVN khơng được tạo ra để phục vụ việc ra quyết định kinh doanh mà là để đối phó với các cơ quan thuế nên thường báo cáo này phải giấu lãi như tăng khấu hao, tăng sản phẩm dở dang, tăng nợ nhà cung cấp…. Với báo cáo tài chính này rất khó khăn cho DNVVN có thể vay vốn ngân hàng vì thế DNVVN phải tạo ra một báo cáo hoàn toàn mới để đáp ứng đủ điều kiện cho vay của ngân hàng. NHCT Gia Lai phân tích báo cáo tài chính để quyết định cho vay nhưng số liệu lại khơng chính xác dẫn đến không phản ánh đúng năng lực tài chính của DNVVN. Chính vì thế, đây chính là

một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng đánh giá rủi ro tín dụng của NHCT Gia Lai.

- Thiết bị công nghệ lạc hậu, khả năng áp dụng công nghệ thông tin kém. Các DNVVN trên địa bàn tỉnh Gia Lai ít đầu tư trang bị cơng nghệ đồng bộ mà thường mua máy móc, thiết bị, dây truyền cũ hoặc mua chắp vá do chủ yếu phục vụ cho mục tiêu trước mắt chứ không đánh giá khả năng sử dụng dài hạn, khả năng nâng cấp, cải tiến cơng nghệ để có được các sản phẩm đạt yêu cầu của thị trường.

- Sản phẩm sản xuất còn hạn chế về chất lượng, mẫu mã kém hấp dẫn lại khơng có kế hoạch tiếp thị, quảng bá hình ảnh của mình khiến DNVVN tại Gia Lai khó tìm được thị trường tiêu thụ nhất là thị trường nước ngoài.

Khách hàng DNVVN khơng có thiện chí trả nợ

- Thiếu thiện chí trả nợ thì dù DNVVN có kết quả kinh doanh tốt, đạt lợi nhuận cao nhưng khách hàng cố tình khơng trả nợ theo đúng cam kết trong hợp đồng mà muốn giữ lại khoản tiền đó cho mục đích khác.

- DNVVN sử dụng vốn sai mục đích: DNVVN dùng vốn vay ngắn hạn đầu tư trung dài hạn, đầu tư bất động sản, chứng khoán. Vấn đề này thường xảy ra với các khoản cho vay theo hạn mức tín dụng nhưng khơng kiểm sốt được mục đích sử dụng vốn của DNVVN, cho vay số tiền lớn hơn so với nhu cầu thực sự của DNVVN, cho vay đầu tư dự án không phù hợp với khả năng của DNVVN dẫn tới DNVVN sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn trả nợ trung, dài hạn. Việc khơng kiểm sốt được dịng tiền của DNVVN nhất là cho vay vốn lưu động với thời hạn dài hơn so với chu kỳ dòng tiền của khách hàng dẫn đến DNVVN chiếm dụng nguồn vốn này của NHCT Gia Lai để sử dụng vào các mục đích khác.

- DNVVN có thể cố tình lừa đảo ngân hàng: Tại NHCT Gia Lai đã xảy ra tình trạng khách hàng làm giả báo cáo tài chính, chứng từ hóa đơn, chấp hành nghiêm túc với các khoản vay nhỏ ban đầu để tạo niềm tin với ngân hàng. Sau đó DNVVN mới gửi những kế hoạch kinh doanh lớn trên giấy đến ngân hàng …. DNVVN rút dần những tài sản bảo đảm có giá trị, tài sản bảo đảm của chủ doanh nghiệp thay vào đó là tài sản bảo đảm của bên thứ ba…. Sau khi nhận được vốn vay, chủ doanh nghiệp bỏ

trốn khỏi địa phương làm cho việc thu hồi vốn và xử lý tài sản của ngân hàng gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)