Việt điệ nu linh và sự hình thành của nền văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự kiến tạo căn tính dân tộc qua việt điện u linh và lĩnh nam chích quái​ (Trang 25 - 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Việt điệ nu linh và sự hình thành của nền văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại

Việt điện u linh - Tập sách chép những truyện linh thiêng ở đất nước Việt là

tác phẩm của đại tạng thư hoả chính chưởng Trung phẩm phụng ngự An Tiêm lộ Chuyển vận sứ Lý Tế Xuyên biên soạn vào năm Khai Hựu (開祐) nguyên niên 1329

đời Trần Hiến Tông (陳憲宗). Lý Tế Xuyên dựa vào những bản thần tích trong các đợt

phong thần của vua nhà Trần, tham khảo Báo cực truyện, Ngoại sử ký và ít nhiều cũng có dựa vào lời truyền tụng của nhân dân mà soạn sách Việt điện u linh.

Về tiểu sử Lý Tế Xuyên, ở lời ghi trong cuối bài tựa đầu của cuốn sách có viết:

“Thủ Đại tạng thư, Hỏa chính trưởng, Trung phẩm phụng sứ, An Tiêm lộ chuyển vận sứ”. Theo như lời ghi thì Lý Tế Xuyên giữ chức Thủ Đại tạng thư Hỏa chính trưởng (chức quan đứng đầu Nội mật viện, phụ trách kho tài liệu sách vở lưu trữ của Nhà nước, coi giữ việc tế lễ, tham gia việc quản giám bách thần), chức An Tiêm Chuyển vận sứ (chức quan nắm việc vận tải thủy bộ, lương gạo, tiền tệ, hóa vật một vùng). Ngoài Lý Tế Xuyên ra còn một số tên tuổi gắn với Việt điện u linh nữa như Nguyễn Văn Chất (thế kỉ XV) viết phần Tục biên, Lê Tư Chi viết phụ lục, năm 1712 Lê Thuần Phủ viết bài Bạt, đầu thế kỉ XIX năm 1807 là Cao Huy Diệu viết Bổ chú và Tiếm bình, Ngô Giáp Đậu năm 1919 (thế kỉ XX) viết Trùng Bổ và Bạt Trùng Bổ,...

Việt điện u linh là tập hợp các truyền thuyết về các vị thần linh Việt Nam ở vào thời xa xưa biểu hiện quan niệm về thế giới quan thần thoại của nhân dân ta. Ban đầu Việt điện u linh có 27 truyện kể về các vị thần linh được chính quyền công nhận được thờ ở Việt Nam gồm các vua chúa (nhân quân), bề tôi trung liệt (nhân thần), thần sông, thần núi (hạo khí anh linh). Nhưng theo Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, ông cho rằng Việt điện u linh gồm 28 truyện [80, tr. 45]. Sau đây sẽ thống kê 27 truyện trong Việt điện u linh đã được Trịnh Đình Rư dịch theo bản A 751 của Thư viện khoa học, Đinh Gia Khánh giới thiệu như sau: 1. Bố Cái đại vương; 2. Triệu Việt Vương và Lý Nam đế; 3. Thiên tổ địa chủ xã tắc đế quân; 4. Chế thắng Nhị Trưng phu nhân; 5. Hiệp chính Hựu thiện Trinh liệt Chân

mãnh phu phân; 6. Uy minh Dũng liệt Hiển trung Tá thánh Phu hựu Đại vương; 7.

Hiệu úy Uy mãnh Anh liệt Phụ tín đại vương; 8. Thái úy Trung phụ Dũng Vũ uy

Thắng công; 9. Bảo quốc Trấn linh Định bang, Quốc đô Thành hoàng đại vương;

10. Hồng thánh Trung vũ Tá trị đại vương; 11. Đô thống Khuông quốc Tá thánh

vương; 12. Thái úy Trung tuệ Vũ lượng công; 13. Khước địch Thiện hựu, Trợ thuận

đại Vương, Uy địch dũng cảm, Hiển thắng đại vương; 14. Chứng an Minh ứng Hựu

quốc công; 15. Phụ chép sự tích thần xã An Sở; 16. Hồi thiên Trung liệt Uy vũ trợ thuận Vương; 17. Quả nghị Cương chính Uy huệ Vương; 18. Ứng thiên hóa dục

Nguyên trung Hậu thổ địa kỳ nguyên quân; 19. Minh chủ Linh ứng Chiêu cảm Bảo

hựu đại vương; 20. Quảng lợi Thánh hựu uy Tế phu ứng đại vương; 21. Khai

nguyên Uy hiển Long trứ Trung vũ đại vương; 22. Xung thiên Dũng liệt Chiêu ứng

Uy tín đại vương; 23. Tản viên Hựu thánh Khuông quốc Hiển ứng Vương; 24; Khai

thiên trấn quốc Trung Phụ Tá dực đại vương; 25. Trung dực Vũ phụ Uy hiển

Vương; 26. Thiện hộ Linh ứng Chương vũ quốc công; 27. Lợi tế Linh thông Huệ tín

Vương.

Việt điện u linh thuộc bộ phận văn học chức năng mang tính tự sự gắn liền

với chức năng lễ nghi tôn giáo, chức năng giữ nước và luôn song hành với văn học nghệ thuật suốt thời trung đại. Tinh thần dân tộc trong Việt điện u linh không chỉ thể hiện trong việc ghi chép sự tích và tập hợp thần linh có công “cứu giúp sinh linh”, địa linh, hào khí của núi sông được chính quyền công nhận mà còn được thể hiện

trong tín ngưỡng dân gian thờ cúng nhân quân, phụ thần và nhiên thần. Tập truyện trước hết biểu dương công lao to lớn của các bậc đế vương, bầy tôi các đời đã hy sinh thân thế để mang lại hạnh phúc cho dân Việt. Tiếp theo là những câu chuyện về hạo khí anh linh có nguồn gốc từ thần thoại với sự xuất hiện của các vị thần phù trợ giúp vua. Hình tượng nhân vật trong truyện là những bậc vĩ nhân có tinh thần “trung quân ái quốc”, trung trinh, ngay thẳng, không ghi truyện các ác thần, dâm thần, tiêu biểu là các nhân vật: Bố cái đại vương, Trưng Trắc Trưng Nhị, Cao Lỗ, Lý Phục Man, thần Long Đỗ,… Từ đó khẳng định tinh thần dân tộc, sức mạnh dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường và niềm tự hào dân tộc.

Có thể nói Việt điện u linh là một tác phẩm có giá trị, ý nghĩa, mở đầu cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự kiến tạo căn tính dân tộc qua việt điện u linh và lĩnh nam chích quái​ (Trang 25 - 27)