8. Cấu trúc luận văn
2.3.4. Đạo sắc phong thần
Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái là hai tác phẩm không chỉ có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá mà còn có giá trị tôn giáo cao. Nhân dân tin tưởng vào sự bất diệt của linh hồn, tin tưởng vào sự tương quan giữa thế giới thần và người. Từ vua chúa đến thần dân đều kính cẩn suy tôn các vị thần như một chân lý. Mỗi một vị thần khi được công nhận công trạng với dân, với nước sẽ được sắc phong.
Ở Trung Hoa, đạo sắc phong xuất hiện sau khi nhà Chu được 12 đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn hạ giới phò giá diệt nhà Thương. Sau chiến thắng, Khương Tử Nha (môn đồ của Nguyên Thuỷ Thiên Tôn) được Nguyên Thủy Thiên Tôn trao quyền phân phong các thần, còn Cơ Phát được quyền tấn phong các chư hầu, điều đó cũng được ghi chép lại trong Phong thần diễn nghĩa - Hứa Trọng Lâm.
Ở Việt Nam, sắc phong (gọi đầy đủ là đạo sắc phong) xuất hiện từ khoảng thế kỷ 15, dưới triều nhà Lê, được công nhận bằng ấn triện của nhà vua. Sắc phong thần là một hành vi trong chế độ phong kiến, khi Vua ra lệnh soạn văn bản truyền mệnh lệnh của triều đình tiến hành ban tặng tước hiệu cho các vị thần có công với dân tộc. Mặt khác, sắc phong thần là một văn bản được xem là linh thiêng, là thần linh, có phép lạ và có tính chất pháp quy chính thống của nhà nước phong kiến. Vì thế nó được giữ gìn và bảo quản cẩn thận. Với hình thức sắc phong thần, các vị thần không chỉ là biểu tượng thiêng liêng trong niềm tin tín ngưỡng của nhân dân mà còn trở thành bề tôi của triều đình, luôn phù trợ cho triều đình. Dưới triều Nguyễn – năm Tự Đức thứ 3 (1850) có quy định về mỹ tự phong thần. Nếu là các vị nam thần được dùng chữ “Trác vì” (Tuyệt tác, vĩ đại) còn nữ thần được dùng chữ “Trang huy” (huy hoàng, sáng đẹp). Đó là sự đảm bảo lợi ích trực tiếp của chế độ cầm quyền. Triều đại phong kiến thường sắc phong cho các thần linh thực hiện sự hợp nhất giữa sức mạnh giữa Thần và Người nhằm bảo vệ ngai vàng của các đấng quân vương. Việc nhà vua sắc phong cho các vị thần trước hết thể hiện quyền uy tuyệt đối của nhà vua đối với mọi cõi, mọi nơi, sau đó nhà vua sẽ thâu tóm sức mạnh xã hội để duy trì địa vị của mình.
Việc sắc phong thần mang tính pháp lý và khẳng định tính chất bất tử của các vị anh hùng. Chỉ có triều đình, mà đứng đầu là vua – thiên tử mới được sắc phong cho thần. Bên cạnh đó có thêm cơ quan chuyên chuyên trực tiếp tiến hành. Sau đó triều đình giao cho các địa phương thờ cúng. Việc sắc phong thần thực chất đưa ra sự đánh giá tích cực về công đức của các vị thần “sinh vi danh tướng, tử vi thần”. Hầu hết các vị thần được tôn thờ đều đã từng gắn bó với nhà nước phong kiến, được triều đình ban ân và đương nhiên vua và cả triều đình xét duyệt lý lịch, công lao,... sau đó sẽ được ghi thần phả. Do đó các vị thần được ghi chép lại không phải là những vị thần bắt nguồn từ thần thoại mà đó là người hoá thần, được thần thánh hoá mang tính chất quan phương hoá. Các đợt sắc phong thần của nhà vua đều gắn liền với mốc thời gian sau khi chết các vị thần hiển linh âm phù giúp vua chiến thắng chống giặc ngoại xâm rồi được thờ tự và được triểu đình các đời sắc phong. Bên cạnh đó, nhà vua không chỉ sắc phong, quy định nghi thức tế lễ mà còn cấp cả cơ sở vật chất phụ vụ cho hình thức tín ngưỡng này.
Từ việc phong tước cho các vị thần nhằm mục đích lấy thần quyền phục vụ cho vương quyền đã dẫn đến việc ghi chép thần tích. Thần tích hay còn được gọi là “Ngọc phả” (玉譜), “Thần phả” (神 譜); “Phả lục” (譜 錄),... chủ yếu được viết bằng chữ Hán. Tên gọi “Thần tích” (神 跡) là do Viện Viễn Đông Bác cổ đặt tên theo sự phân loại thư mục học và từ đó được giới khoa học sử dụng rộng rãi. Thần tích là một loại hình văn bản (kể sự tích, sắc phong, mĩ tự, hiển linh, gia phong) ghi chép, kê khai lại lai lịch, công năng, hành trạng của các anh hùng, thần linh và thể lệ về việc thờ cúng bách thần ở các miếu, đền. Mỗi thần tích đều ghi chép tới một vị thần hay nhiều vị thần khác nhau, đồng thời có nhiều thần tích khác nhau ở các địa danh khác nhau lại cùng ghi chép về một vị thần. Thần tích của các thần được đặt trong hòm sắt hoặc trong ống quyển, đặt thờ ở đình, đền, miếu. Đây vốn là một hành động có ý nghĩa tích cực vì ít nhiều từ sự tích của các vị anh hùng, thần linh với nhiều dấu tích cụ thể của những thời kỳ lịch sử nhất định đã được biểu hiện. Tạ Chí Đại Trường trong cuốn “Thần, Người và đất Việt” cũng khẳng định như vậy: “Thần tích xuất hiện qua những giai đoạn khác nhau phản ánh tâm tư của con người thời đại, níu kéo trên bước chân của mình những sự kiện xảy ra trong thời gian đó;
nói cách khác, một chuỗi thần tích nối tiếp nhau về một nhân vật, nếu được đặt kề nhau, sẽ làm nổi lên dấu vết lịch sử cấu thành hình ảnh nhân vật đó” [87, tr. 17, 18]. Mặc dù, các nhà nho vốn không muốn tin vào những sự quái dị theo quan điểm “bất ngữ quái, lực, loạn, thần” và “quỷ thần kính nhi viễn chi” nhưng cũng phải lưu tâm đến uy thế của bách thần. Suy cho cùng đây cũng là một hình thức thể hiện ý thức độc lập dân tộc, niềm tự hào về những chiến công của cha ông.
Trên cơ sở ấy, Việt điện u linh được coi là tác phẩm đầu tiên tập hợp và ghi chép về các vị thần “những bậc sáng suốt, ngay thẳng mới gọi là thần” không phải những loại dầm tà, yêu quái, ma quỷ cũng lạm gọi là thần được, “có vị là tinh túy của sông núi, có vị là nhân vật thiêng liêng, khí thế lừng lẫy về trước, anh linh còn mãi về sau” bằng cách ghi chép thần tích, sự tích. Còn Lĩnh Nam chích quái được ghi chép theo kiểu tự sự đặc biệt: kiểu tự sự trầm tích.
Dựa vào các bản thần tích trong các đợt phong thần của các vua nhà Trần và các lời truyền tụng trong dân chúng, tác phẩm “ghi chép về cõi linh”, chép lại nguồn gốc, lai lịch, hành trạng, tước hiệu của các vị thần “khí thế rừng rực lúc đương thời, anh linh tỏa rộng đến đời sau” để nhân dân và triều đình kính cẩn và thờ phụng. Các vị thần đó là các vị vua, tướng lĩnh có thật trong lịch sử và các nhiên thần. Cách ghi chép thần tích, sự tích của tác giả đơn giản, không có những câu văn dài, không có điển tích. Cách tả cảnh, tả tình và kỹ thuật đối thoại được sử dụng nhuần nhuyễn. Mặc dù Việt điện u linh được ghi chép theo lối thần tích nhưng đằng sau lớp vỏ thần tích ấy đều có yếu tố truyện kể của đời sống dân gian.
Các vị vua được ghi chép trong Việt điện u linh gồm có: Gia Ứng Thiện Cảm Linh Vũ đại vương, Phư Hựu Chương Tín Sùng Nghĩa đại vương, Minh Đạo Khai Cơ Thánh Liệt Thần Vũ hoàng đế, Anh liệt Trọng uy Nhân hiếu Khâm minh Thánh vũ hoàng đế, Thiên tổ Địa chủ Xã tắc Đế quân, Uy liệt Thuần trinh phu nhân, Chế thắng Bảo thuận phu nhân. Các vị vua trong Việt điện u linh đều là những người có công lao to lớn với công cuộc dựng nước, giữ nước của dân tộc. Bằng sự kết hợp giữa yếu tố thần kì và yếu tố anh hùng ca, các vị vua hiện lên với sức mạnh, tài năng hơn người đem lại hòa bình cho nhân dân. Qua ngòi bút khái quát hóa, lý
tưởng hóa hình tượng những vị vua này trở thành biểu tượng bất tử cho lòng yêu nước, sức mạnh của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Lịch đại phụ thần được ghi chép trong Việt điện u linh gồm có: Uy minh Dũng liệt Hiền trung Tá thánh Phu hựu đại vương, Hiệu uý Anh Liệt Dũng mãnh Uy thắng Phụ tín Đại vương, Thái uý Trung phụ Dũng vũ Uy thắng công, Bảo quốc Trấn Linh Định Bang Quốc đô Thành hoàng Đại vương, Hồng thánh Khuông quốc Trung hiếu Tá trị đại vương, Đô thống Khuông Quốc Tá Thánh vương, Thái uý Trung Tuệ Vũ Lượng công, Như Nguyệt Khước Địch Thiện Hựu Trợ Thuận đại vương, Nam Bình Uy Địch Dũng Cảm Hiển Thắng đại vương, Quả Nghị Cương Chính Uy Huệ đại vương. Các nhân thần trong truyện đều là những anh hùng tuấn kiệt, danh tướng, đại tướng kiệt xuất, văn võ song toàn. Các vị ấy có công bảo vệ triều đình, bảo vệ quyền lợi của vua chúa và quan trọng hơn họ hết lòng vì nước vì dân với tư tưởng “trung quân ái quốc”. Để ghi nhớ công lao to lớn của họ đối với đất nước, nhân dân đều tôn thờ họ.
Trong Việt điện u linh có ghi chép những hạo khí anh linh như sau: Ứng Thiên Hoá Dục Nguyễn Trung Hậu Thổ Địa Kỳ nguyên quân, Quảng Lợi Thánh Hựu Uy Tế Phu Ứng đại vương, Bảo quốc trấn linh định bang Quốc đô Thành hoàng đại vương, Minh Chủ Linh Ứng Chiêu Cảm Bảo Hựu đại vương, Khai nguyên Uy Linh Long trứ Trung vũ đại vương, Xung Thiên Dũng Liệt Chiêu Ứng Uy Tín đại vương, Tản Viên Hựu Thánh Khuông Quốc Hiển Ứng vương, Khai thiên Thành hoàng Trấn quốc Trung phụ Tá dực Đại vương, Trung Dực Vũ Phụ Uy Hiển đại vương, Thiện Hộ Linh Ứng Chương Vũ quốc công, Lợi Tế Linh Thông Huệ Tín vương.
Đa số các vị thần được kể trên đều có từ trước đời Trần. Các vị thần linh nước ta số nhiều được phong sắc vào các năm Nguyên Phong, Trùng hưng thứ 1 (1285), năm Trùng hưng thứ 4 (1288), năm Hưng Long 21 (1315). Trong mỗi thiên truyện, sau khi kể các công trạng của vị thần thì cuối mỗi truyện đều ghi lại rõ phẩm tước mà thần được sắc phong gắn liền với những triều đại cụ thể và thời gian chính xác. Đây là một cách ghi chép ảnh hưởng của thi pháp chép sử. Các vị thần có công lao rất lớn trong việc giữ vững độc lập dân tộc, là đại diện cho sức mạnh dân tộc và
chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Nhìn chung việc viết, ghi chép về các vị thần là để khẳng định niềm tự hào đất Việt có thần chủ riêng của mình.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong Chương 2, chúng tôi tiến hành xác lập căn tính dân tộc qua sự giao lưu, tiếp nhận và đối kháng với văn hoá Trung Hoa.
Trải qua hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc, đời sống tinh thần nói chung của người dân Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều của văn hoá Trung Hoa. Họ đã “đầu tư” một vốn liếng lớn về văn hoá, phong tục, tôn giáo, tín ngưỡng vào “thị trường Việt Nam” một cách toàn diện, hệ thống và sâu sắc. Với ba hệ tư tưởng Tam giáo đã thâm nhập vào đời sống tinh thần cũng như vào tôn giáo của người Việt Nam là Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo. Đó được xem là vốn “đầu tư ngoại quốc”. Từ đó hình thành một nền văn hoá Việt Nam vừa truyền thống, vừa đa dạng, “hoà nhập nhưng không hoà tan”. Có thể nói sự giao lưu tiếp biến giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá Trung Hoa là sự giao lưu, tiếp nhận rất dài trong nhiều thời kỳ của lịch sử Việt Nam. Mỗi dân tộc đều có một quá trình hình thành và phát triển khác nhau thế nhưng trong điều kiện giao lưu văn hoá, tiếp nhận lâu dài thì đó được xem là đòn bẩy cho các yếu tố ngoại lai được cải biến thành văn hoá bản địa. Những yếu tố, văn hoá của dân tộc Trung Hoa trở thành yếu tố, văn hoá của dân tộc Việt Nam một cách dung hợp dựa trên cơ sở sáng tạo của nhân dân.
Về phương diện đối kháng Trung Hoa, ngay từ buổi khởi nguyên, dân tộc Việt Nam đã mang tinh thần yêu thương, đùm bọc nòi giống chủng tộc mình. Theo truyền thuyết, tổ tiên người Việt có nguồn gốc “danh giá” – con Rồng cháu Tiên, đó là nguồn gốc thần minh, là dòng dõi của các đấng thiêng liêng. Họ yêu mến, đoàn kết lẫn nhau trong mọi tình huống từ đó nảy sinh tình yêu làng, yêu quê hương, yêu đất nước. Xuất phát từ sự tin tưởng và những rung động dân gian, bình dân, người Việt có niềm tin và sợ trời, đất, quỷ, thần. Từ thần cho đến người, họ cùng nhau đoàn kết trong suốt trường kỳ lịch sử đấu tranh chống lại phương Bắc. Phần lớn các truyện trong hai cuốn sách đều mang tinh thần đối kháng Trung Hoa rất quyết liệt.
Đế, Truyện Hai Bà Trưng, truyện Lý Ông Trọng, Truyện Lý Thường Kiệt, Truyện thần Tô Lịch, Truyện Lý Đô Uý, Truyện thần Long Đỗ, Truyện thần Phù Đổng
Thiên Vương. Còn trong Lĩnh Nam chích quái tinh thần chống đối Trung Hoa cũng
không ít, gồm các truyện: Truyện Hồng Bàng thị, Truyện Ngư Tinh, Truyện Hồ Tinh, Truyện Đổng Thiên Vương, Truyện Lý Ông Trọng, Truyện Rùa vàng, Truyện Hai Bà Trưng, Truyện thần sông Tô Lịch, Truyện núi Tản Viên, Truyện hai vị thần Long Nhãn và Như Nguyệt. Có thể nói đó là những dẫn chứng sống khẳng định nước Nam là dải đất thiêng, có người thiêng, việc thiêng. Trải qua hơn một nghìn năm đô hộ, biết bao lần tổ tiên ta đã đứng dậy đòi quyền tự chủ, tự quyết khiến Trung Hoa cũng phải điêu đứng và chấp nhận thất bại. Đó là nền tảng tinh thần to lớn, là giá trị đạo đức cao quý nhất trong thang bậc các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và là nguồn sức mạnh vô địch để dân tộc ta vượt qua khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam có mối quan hệ lâu dài với Trung Hoa. Với tư cách là một nước nhỏ nằm cạnh nước lớn, văn hoá, bản tính của người Việt luôn thể hiện một cách chủ động tích cực, mang đậm đà bản sắc dân tộc. Diễn trình lịch sử cho thấy nước Việt nhận nhiều ảnh hưởng văn hoá, chính trị Trung Hoa song vẫn luôn duy trì văn hoá bản địa, quyết liệt gắn bó với núi sông, trung thành với tổ tiên, đấu tranh cho chủ quyền, chủng tộc, giữ vững nền độc lập dân tộc và giữ gìn bản sắc văn hoá, bản lĩnh dân tộc. Đó là sự đối kháng quyết liệt nảy sinh từ ý thức quốc gia mạnh mẽ và tinh thần tự chủ. Chính đức tính thiên bẩm kỳ diệu này đã giúp nhân dân Việt Nam dễ thích nghi trong quá trình vay mượn lại không bị mất gốc, tức là không bị mất đi căn tính dân tộc, quốc gia.
CHƢƠNG 3. XÁC LẬP CĂN TÍNH DÂN TỘC QUA SỰ QUAY TRỞ VỀ VỚI CÁC YẾU TỐ VĂN HOÁ BẢN ĐỊA
3.1. Ảnh hƣởng của văn hóa dân gian Việt Nam
3.1.1. Tín ngưỡng dân gian là một bộ phận của văn hóa dân gian
Theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh: “Tín ngưỡng: lòng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa” [12, tr. 283]. Theo Nguyễn Thị Bích Hà, tín ngưỡng có thể hiểu là “niềm tin, sự ngưỡng mộ, tôn sùng tuyệt đối với một đối tượng siêu nhiên nào đó có ảnh hưởng, chi phối đến đời sống sinh hoạt của con người. Tín ngưỡng là niềm tin về những điều linh thiêng, những sức mạnh huyền bí, vĩ đại mà con người chỉ cảm nhận được mà khó có thể nhận thức được [65, tr. 63]. Trong bài viết này chúng tôi cho rằng: Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào một lực lượng siêu nhiên, vào cái gì đó hư ảo, vô hình thiêng liêng, cao cả, gần gũi với đời sống thường nhật của người lao động. Đó là niềm tin thuộc về bản năng của con người với một hệ “chuẩn” về đức tin, giáo lý, giáo lễ, nghi lễ nhưng tiền khoa học, phi khoa học. Khi không làm chủ được cuộc đời mình, con người thường có xu hướng thoát khỏi thực tế để sùng bái, tôn thờ những thế lực siêu thực như một sự nâng đỡ tinh thần nhất định để trốn tránh, hy vọng, giải thoát, để được an ủi, cứu rỗi... Tín ngưỡng là một sản phẩm tinh thần của cộng đồng ra đời từ