Nguồn gốc xuất thân các vị thần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự kiến tạo căn tính dân tộc qua việt điện u linh và lĩnh nam chích quái​ (Trang 38 - 40)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Nguồn gốc xuất thân các vị thần

Là một trong những nền văn minh phương Đông cổ đại, Trung Hoa là một quốc gia có nhiều dân tộc với một nền tôn giáo “đa thần”. Cuốn sách ghi chép sớm nhất về các vị thần của Trung Hoa là cuốn Sơn hải kinh. Tác phẩm chứa những ghi

chép về địa lý, thiên văn, lịch sử, khí tượng, y dược, khoáng vật, động vật, thực vật, những tập quán, và đặc biệt là những câu chuyện kì dị về các vị thần mang màu sắc thần thoại. Một trong những vị thần đầu tiên có công khai sáng vạn vật mà cuốn sách có nhắc đến là thần Hỗn Độn – vị thần sáng thế. Còn theo các nguồn tiên đạo, Đạo giáo lại cho rằng vị thần đầu tiên của vạn vật là vị thần Bàn Cổ hoặc Nguyên Thuỷ Thiên Tôn. Hệ thống những vị thần được thờ cúng trong tín ngưỡng dân gian Trung Hoa gồm: Ngọc Hoàng, Ông bà tổ tiên, Khổng Tử, Thổ địa, Bồ tát, Quân Âm, Táo Quân, các nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, các vị vua, các nhà hiền triết, nữ thần, các vị thần tự nhiên,… Những vị thần này đa số là những bậc kỳ nhân hiếm thấy hoặc là những người vĩ đại, bậc hiền nhân có công với dân tộc hay các thực thể tự nhiên huyền bí. Trên cơ sở đó, Việt Nam có sự tiếp nhận tín ngưỡng dân gian thờ thần của Trung Hoa. Một mặt do ảnh hưởng của hệ tư tưởng tam giáo: Nho, Phật, Đạo du nhập nên đa số hệ thống các vị thần được tôn thờ của trung Hoa cũng xuất hiện trong hệ thống thờ thần của Việt Nam. Tuy nhiên các tầng lớp dân chúng của Việt Nam đã tiếp thu tín ngưỡng dân gian Trung Hoa một cách có chọn lọc và sáng tạo, hay nói cách khác tín ngưỡng thờ thần của họ đã được bản địa hoá để phù hợp với phong tục tập quán và tín ngưỡng của người dân Việt. Trong hệ thống thờ thần của Việt Nam, trước hết phải kể đến các vị thần khai thiên lập địa như: Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ. Theo tư tưởng Phật giáo có: Phật Mẫu man Nương, Tứ Pháp, Thạch quang Phật,… Theo tư tưởng Đạo giáo có: Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, công chúa Liễu Hạnh. Theo tư tưởng Nho giáo có Khổng Tử, Nhan Tử, Tăng Tử, Mạnh Tử,… Thần tự nhiên có: thần đất, thần sông, thần núi, thần cây,… Nữ thần gồm có: Man Nương, Mẹ Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu,… Nam thần có 18 các vị vua Hùng, Thánh Gióng, Ngô Quyền, Phùng Hưng, Đinh Bộ Lĩnh, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn,…

Nếu như Sơn hải kinh là cuốn sách đầu tiên ghi chép về các vị thần của Trung Hoa thì Việt điện u linh là cuốn sách cổ đầu tiên ghi chép lại thành tích của các vị thần “khí thế rừng rực lúc đương thời, anh linh toả rộng đến đời sau” của Việt Nam. Lý Tế Xuyên đã viết: “Thánh nhân xưa nói: thông minh, chính trực mới đáng gọi là thần, không phải hạng dâm thần, tà ma quỷ quái mà lạm gọi là thần được đâu.

Trong nước Hoàng Việt ta, các thần thờ ở miếu đền xưa nay rất nhiều nhưng mà công tích to lớn, rõ rệt, cứu giúp sinh linh thì có được mấy đâu. Tuy nhiên các thần vốn có phẩm loại không ngang nhau, có vị là tinh túy của núi sông, có vị là nhân vật kiệt linh, khí thế rừng rực lúc đương thời, anh linh tỏa rộng đến đời sau” [46, tr 13]. Vì thế trong Việt điện u linh Lý Tế Xuyên chỉ ghi chép về một loại thần “khí thế rừng rực lúc đương thời, anh linh tỏa rộng đến đời sau”. “Thần của Lý Tế Xuyên trước hết là những người thực, khi chết được suy tôn là những mỹ hiệu cao quý, tiêu biểu cho truyền thống của dân tộc như Trương Tín, Sùng Nghĩa, Uy Minh, Anh Liệt, Bảo Quốc… và bất cứ người dân Việt Nam nào cũng biết đến. Đó là sự biết ơn, là lời hứa để khẳng định sự trường tồn của dân tộc. Không chỉ vậy, việc thờ thần còn mang đậm ý nghĩa đạo lý biểu hiện sự tôn kính với các thế lực có sức mạnh và thể hiện chủ nghĩa nhân đạo sắc: kính trọng và biết ơn người hiền tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự kiến tạo căn tính dân tộc qua việt điện u linh và lĩnh nam chích quái​ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)