Yếu tố “linh” và “quái”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự kiến tạo căn tính dân tộc qua việt điện u linh và lĩnh nam chích quái​ (Trang 86 - 101)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Yếu tố “linh” và “quái”

Lĩnh Nam chích quáiViệt điện u linh là hai trong những truyện cổ giàu tính hư cấu và gần gũi với truyện dân gian. Chính vì vậy yếu tố “linh” và “quái” dựa trên cơ sở kỳ ảo xuất hiện một cách tất yếu.

Yếu tố “linh” trong hai tác phẩm được tập trung ở hai phương diện: “linh vật” và “linh thần” nhằm nhấn mạnh tính chất linh thiêng, trang nghiêm của các vị thần, các ngôi đền, miếu, sông núi, sự vật, đồ vật... “Linh vật” tức là những sự vật, các đồ vật mang tính chất thiêng có khả năng phù phép. Chúng ta bắt gặp phương diện này qua các hình ảnh, chi tiết: vuốt rùa làm lẫy khiến nỏ thần Cổ Lao bách phát bách trúng, vuốt rồng diệt được giặc Lương của Chử Đồng Tử trao cho Triệu Quang Phục, cây trượng giúp dân thoát đại hạn của sư Đồ - lê trao cho Man Nương, cây trượng của nhà sư tặng Chử Đồng Tử, khối đá được gọi là Thạch Quang Phật trong thân cây Dâu phát sáng,... Đó là những “linh vật” mang trong mình một sức mạnh tâm linh vô biên. Bên cạnh đó sự xuất hiện của các vị thần cũng đã báo trước phần linh thiêng của họ. Sự linh thiêng của họ hiện lên qua motif hiển linh âm phù bằng những hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ của mây, mưa, sấm, chớp, hình thức giấc mơ chiêm bao, mộng mị, điềm báo khiến cho người đời sau kính sợ, nể phục. Sau khi đốt hương, khấn, dựng đền thì sự linh thiêng của các “linh thần” ngày càng ứng nghiệm trong việc hộ quốc tỳ dân. Ta bắt gặp điều này qua sự xuất hiện của các vị anh hùng, các vị thần như: Phùng Hưng hiển linh trong cảnh huy hoàng: “ngựa đi ầm ầm trên các nóc nhà hoặc trên các cây cổ thụ, trông lên thường thấy trong đám

mây năm sắc có cờ, kiệu rực rỡ, lại có tiếng đàn sáo văng vẳng trên không” [46, tr.

16], Thần Tô Lịch lại được tả như sau: “có một dị nhân đứng trên mặt nước, cao hơn hai trượng, mình mặc áo vàng, đầu đội mũ tím, tay cầm hốt vàng rực rỡ một quãng trời, chập chờn lên xuống trong khoảng không”[46, tr. 76], Thần Lý Phục Man được miêu tả: “một người cao lớn béo tốt, mặt hổ râu rồng, ăn mặc trang

nghiêm” [46, tr. 40].Vị nữ thần trong Truyện Ứng thiên hóa dục Nguyên trung Hậu

mặt tươi như hoa đào, mày đậm như lá liễu, mình áo trắng quần xanh [46, tr. 47], Hai Bà Trưng xuất hiện với “mũ phù dung, mặc áo xanh, thắt lưng đỏ, cưỡi ngựa

sắt theo gió lướt qua” [105, tr. 71], thần Tản Viên khi thấy Cao Biền yểm linh khí

nước Nam bèn “nhổ nước bọt mà bỏ đi”, sự xuất hiện của hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt hiện lên cũng rất hào hùng: “một người dẫn đoàn âm binh áo trắng từ phía Nam sông Bình Giang mà tới, một người dẫn đoàn âm binh áo đỏ từ phía Bắc sông Như Nguyệt mà lại [105, tr. 83].

Yếu tố “quái” trong Viêt điện u linhLĩnh Nam chích quái được thể hiện qua những sự vật, hiện tượng, con người mang tính chất kỳ lạ, quái dị và phi thường. Cơ bản và phổ biến nhất là đặc điểm ngoại hình khác thường và sức mạnh phi thường của các nhân vật kiệt xuất được nhìn với tầm vóc vũ trụ, trời đất sinh ra.

Yếu tố “quái” trong Việt điện u linh mang tính chất thú vị, làm tăng vẻ đẹp, sự oai hùng, của nhân vật mà nhân dân kính trọng tạo nên sự linh thiêng của các nhân quân, phụ thần và hạo khí anh linh. Chẳng hạn Như Bố Cái đại vương có sức khoẻ đánh được hổ vật được trâu; em trai Phùng Hưng là Phùng Hải có thể vác đá nặng ngàn cân hoặc chiếc thuyền ngàn hộc mà đi hơn mười dặm; Lê Phụng Hiểu thì được tả là: người cao lớn, tướng đẹp, râu tốt có sức khoẻ lạ thường nhổ tre cả gốc lẫn rễ, chỉ một mình đánh nổi vạn người; Lê Văn Thịnh học thuật hoá thành Hổ trước mặt vua; Lý Phục Man hiện lên là một người cao lớn béo tốt, mặt hổ râu rồng; thần núi Đồng Cổ thân cao 8 thước, mắt sáng, râu rậm; Quan đô uý nhà Lý hoá thành rắn mào vàng vào những ngày rằm, thần Thổ địa chùa Kiến sơ làm thơ trên cây cổ thụ bên đền, Hoả Linh Long quân biến thành khúc gỗ bên thuyền của hai anh em họ Đặng,... Xuất hiện với những diện mạo kỳ vĩ của mẫu người vũ trụ, chân dung không giống với bọn phàm phu tục tử cùng với những khả năng siêu phàm trong không gian huyền bí, ảo diệu như vậy càng tô đậm sự linh thiêng và sức mạnh của các thánh nhân quân tử.

Về Lĩnh Nam chích quái, yếu tố quái trong truyện được tập trung ở hai phương diện: “quái sự” và “quái nhân”. Hai phương diện đó đã tạo nên sự hấp dẫn và cuốn hút bạn đọc. Theo tác giả Nguyễn Đăng Na cho rằng quái có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là kỳ, là lạ, nghĩa thứ hai là chỉ những nhân cách không bị hủy diệt.

Như vậy, Lĩnh Nam chích quái có nghĩa là lượm lặt, lựa nhặt những truyện lạ, những chuyện về con người có nhân cách không bị hủy diệt ở cõi Lĩnh Nam và cần chú ý rằng tác phẩm tuy ghi là “quái” nhưng Trần Thế Pháp và cả tác giả sau ông, luôn ý thức “nhặt” (chích) những truyện có quan hệ “cương thường và phong hoá” với mục đích “khuyến thiện, trừng ác, bỏ nguỵ theo chân”. Về sau soạn giả Vũ Quỳnh cũng đánh giá về yếu tố “quái” trong truyện, ông có viết: “việc tuy kì dị mà không quái đản, văn tuy thần bí mà không nhảm nhí, tuy có phần hoang đường mà tông tích vẫn có phần bằng cứ, há chẳng phải chỉ cốt khuyên điều thiện, răn điều ác, bỏ giả theo thật để khuyến khích phong tục mà thôi ư” [105, tr. 26]. Yếu tố “quái” trong các thiên truyện được biểu hiện rõ nét, ví như đặc điểm lạ thường của Ngư Tinh: “dài hơn năm mươi trượng, chân nhiều như chân rết, biến hoá vạn trạng, linh dị khôn lường, khi đi thì ầm như mưa, lại ăn được thịt người” [105, tr. 37], hay hình dạng quái thú của Hồ Tinh: “sống hơn ngàn năm, biến hoá vạn cách, thành người hoặc thành quỷ” [105, tr. 40] hoặc sự phát triển của Mộc Tinh khi được hấp thu nhiều tử khí biến thành yêu tinh “thường thay đổi hình dạng, rất dũng mãnh có thể giết người hại vật” [105, tr. 51]. Đó là sự biểu hiện ở phương diện “quái sự”. Sự sinh nở lạ kỳ của Âu Cơ và Vũ thị cũng chứa yếu tố ly kỳ và khác thường qua hình ảnh cái bọc trứng. Nếu như Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng sau nở ra một trăm người con thì Vũ thị sinh ra một bọc đen, nở được một con trai da đen như mực. Sự quái dị còn được thể hiện ở ngoại hình, tài năng của những con người kỳ lạ như Lạc Long Quân – một ông “bố” đầy quyền năng và sức mạnh diệt trừ yêu ma cho dân chúng; Đổng Thiên Vương đã ba tuổi mà “không biết nói, nằm ngửa không ngồi dậy được” bất ngờ lớn nhanh như thổi xông phá đánh tan giặc Ân; Lý Ông Trọng “khi đẻ ra rất to, rồi cao đến hai trượng ba thước”, khí chất thẳng thắn dũng mãnh, khác với người thường; Hà Ô Lôi “da đen như mực” nhưng “da thịt bóng mỡ như cao”; Từ Lộ trong truyện Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không thu hút các giống rắn núi, thú đồng đến quấn quýt quanh mình, có tài đốt ngón tay cầu đảo, phun nước trị bệnh và khiến cho gậy đi ngược dòng nước; thiền sư Không Lộ có thể “bay lên không, đi trên băng giá, bắt được hổ phải phục, bắt được rồng phải giáng, vô cùng quái đản”, người chết đi được chuyển từ dạng này sang dạng khác là câu chuyện kì

quái về anh em họ Lưu và nàng Liên trong Truyện Cây cau,... Đó là sự biểu hiện ở phương diện “quái nhân”.

Tiểu kết Chƣơng 3

Với mục đích tạo nên những tác phẩm mang tính dân tộc qua sự quay trở về với văn hoá bản địa, hai tác giả Lý Tế Xuyên, Trần Thế Pháp đã khai thác sự ảnh hưởng của văn hoá dân gian, văn học dân gian (tín ngưỡng, lễ hội, yếu tố kì ảo, các môtip từ văn học dân gian,)… rồi lượm nhặt, gom góp, chưng cất, nhào luyện nên những tác phẩm của mình.

Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái đã góp phần phản ánh sâu sắc đời

sống tâm linh người Việt với hệ thống tín ngưỡng dân gian thờ nhân thần và thờ nhiên thần phong phú, đa dạng. Qua đó thể hiện niềm tự hào về các nhân vật lịch sử, các danh nhân văn hoá của dân tộc, tự hào về truyền thống chống ngoại xâm và truyền thống văn hiến Việt Nam. Đây chính là phần cốt lõi của văn hoá tinh thần. Các truyền thuyết, thần thoại, nhân vật,… trong hai tác phẩm tuy có những chi tiết hoang đường, sai với lịch sử song về mặt văn học đó là cả một quãng sinh hoạt văn hóa của tiền nhân hiện lên đầy màu sắc kì bí và sống động.

Văn học dân gian có vai trò rất quan trọng đối với việc ra đời Việt điện u linh

Lĩnh Nam chích quái vì hai cuốn sách sáng tạo dựa trên chất liệu văn học dân gian. Trước hết, chất liệu văn học dân gian được khai thác trong hai tác phẩm thể hiện rõ nét ở việc vận dụng type và các motif dân gian. Type (kiểu truyện) trong

Việt điện u linhLĩnh Nam chích quái là type truyện người anh hùng giữ nước chống quân xâm lược của người Việt Mường cổ. Trên cơ sở những motif đã có sẵn của văn học dân gian, Lý Tế Xuyên và Trần Thế Pháp đã “cải biên”, phát triển những motif dân gian xuất hiện trong hai cuốn sách. Đó là các motif: Motif hiển linh âm phù và giấc mơ điềm báo, Motif tài năng và phép lạ, motif hóa thân, Motif chiến công phi thường, Motif sự thụ thai lạ kì và sinh nở thần kì, motif kỳ ngộ. Bên cạnh đó, Lĩnh Nam chích quáiViệt điện u linh là hai trong những truyện cổ giàu tính hư cấu và gần gũi với truyện dân gian. Chính vì vậy yếu tố “linh” và “quái” dựa trên cơ sở kỳ ảo xuất hiện một cách tất yếu. Hai yếu tố “linh” và “quái” trong

hai tác phẩm được trình bày minh bạch, vừa hiện thực vừa kỳ ảo. Thực chất so với

Việt điện u linh, yếu tố “quái” trong Lĩnh Nam chích quái in đậm tư duy thần thoại nhiều hơn còn yếu tố “linh” trong Việt điện u linh có phần linh thiêng hơn. Nội dung lấn áp hoàn toàn hình thức nhưng cái quái, cái kỳ, cái linh không phải là mục đích của toàn bộ hai tác phẩm. Những hình ảnh, chi tiết kỳ bí, siêu nhiên vừa là sản phẩm của trí tưởng tượng, vừa là sản phẩm của văn hoá nhằm phản ánh hiện thực khách quan trên lập trường tư duy của đời sống tâm linh thời ấy.

Có thể nói đa số những thiên truyện trong hai cuốn sách không phải do Lý Tế Xuyên và Trần Thế Pháp chế tạo, thêu dệt, mà đó là những câu truyện dân gian được truyền miệng, lưu truyền từ đời này sang đời khác. Lý Tế Xuyên sử dụng cách ghi chép thần tích, sự tích để biểu dương vĩ tích của những bậc đế vương, phụ thần, hạo khí anh linh nước Việt. Ngoài ra ông còn sử dụng thần thoại, truyền thuyết dân gian lúc đương thời. Còn Trần Thế Pháp dựa trên những thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích được truyền tụng rất rộng rãi trong dân gian và gắn bó sâu sắc với đời sống tinh thần của đông đảo tầng lớp nhân dân. Những truyện trong Lĩnh Nam chích quái thuộc kiểu tự sự đặc biệt: tự sự trầm tích. Một số truyện có tính chất sử hóa các thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích dân gian.

KẾT LUẬN

Căn tính dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng mình. Đánh mất đi căn tính dân tộc của mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn là một con số không ở giữa nhân loại. Giữ gìn bản sắc dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển của đất nước Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập của quốc tế sôi động hiện nay, đây lại càng là vấn đề quan trọng. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là điều được quan tâm đặc biệt của xã hội.

Phạm trù dân tộc Việt Nam qua Việt điện u linhLĩnh Nam chích quái là một cộng đồng ký ức biểu hiện trong một cộng đồng tư duy thần thoại với một truyền thống lịch sử chung, một quá khứ chung. Tính dân tộc đó nằm trong hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến và bị ảnh hưởng bởi tư tưởng học thuyết tôn giáo. Căn tính dân tộc vừa có tính giai cấp (giai cấp thống trị) vừa có tính cộng đồng (tính nhân dân), vừa biến chuyển theo thời gian, không gian, văn hoá, đất đai,... (theo các chế độ xã hội, các giai cấp thống trị), vừa trường tồn (bản chất nhân dân). Căn tính dân tộc hình thành trong Việt điện u linhLĩnh Nam chích quái là sự suy tôn cội nguồn chủng tộc, giống nòi người Việt, nêu cao sức mạnh tinh thần và tôn giáo, lên án điều dâm ác, gian tà, đề cao lòng đạo hạnh, lương thiện của bậc quân tử, đề cao ý thức quốc gia, tinh thần tự chủ, tinh thần đối kháng mạnh mẽ với Trung Hoa và sự quay trở về với các yếu tố văn hoá bản địa. Bên cạnh đó hai tác phẩm còn nêu cao tư tưởng ái quốc, niềm tự hào dân tộc và ý chí quyết tâm khẳng định độc lập, chủ quyền, lãnh thổ trên nhiều phương diện. Từ hai tác phẩm, chúng ta thấy căn tính dân tộc hay văn hoá dân tộc Việt Nam rất phong phú và được nảy sinh từ ba nguồn gốc: nền gia tài tinh thần chung của người Việt cổ sơ hay đó chính là vốn liếng văn hoá bản địa, nội sinh (niềm tin dân gian, tinh thần giống nòi, chủng tộc); vốn liếng đầu tư của văn hoá ngoại lai (đặc biệt là Trung Hoa) và sự hoà trộn giữa văn hoá ngoại quốc với văn hoá nước nhà. Đó là một gia tài tinh thần giàu có, độc đáo, đặc thù được tích luỹ qua hàng nghìn năm trước. Việt Nam trong những buổi đầu dựng nước và giữ nước, trước thời Bắc thuộc là một nền văn hoá, văn minh phong phú và

đời sống tình cảm say sưa. Đó là cái gốc của văn hoá Việt Nam tạo nên cá tính, căn tính của nhân dân Việt Nam. Mặc dù thời kỳ đó có nhiều yếu tố văn hoá Việt cổ bị mất mát, dung hoà vào nền văn hoá dân gian hoặc hoà trộn với văn hoá ngoại sinh (Trung Hoa, Ấn Độ) nhưng gốc gác đó không hề bị trốc rễ.

Văn học dân gian luôn là một kho tàng tri thức khổng lồ và quý báu của nhân dân ta đem lại cho văn học Trung đại nhiều đề tài phong phú về mọi bình diện của đời sống. Trong quá trình phát triển, bộ phận văn học trung đại Việt Nam chịu sự chi phối rất đậm nét của bộ phận văn học dân gian. Đó là hệ quả của một quá trình tiếp xúc và giao thoa giữa từng thời kỳ lịch sử khác nhau. Văn học trung đại đã tiếp thu những truyền thống văn hóa, văn nghệ dân gian tốt đẹp của dân tộc ta trong hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước đó là tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí chiến đấu bảo vệ nền độc lập dân tộc. Văn học dân gian là nền tảng cho sự hình thành của hai tác phẩm. Trên cơ sở tiếp thu văn học dân gian và văn học nước ngoài (chủ yếu là Trung Hoa), các tác giả văn học Trung đại Việt Nam đã dần dần sáng tạo ra những thể loại, motif nghệ thuật, đề tài, cốt truyện, hình tượng nhân vật, cấu tứ tác phẩm,... đến thể loại, phương thức thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự kiến tạo căn tính dân tộc qua việt điện u linh và lĩnh nam chích quái​ (Trang 86 - 101)