8. Cấu trúc luận văn
1.2.3. Lĩnh Nam chích quái và sự hình thành của nền văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại
của Việt Nam còn lưu giữ được cho đến ngày nay. Tinh thần dân tộc trong Việt điện u linh được thể hiện từ lòng tự hào về các nhân vật lịch sử, các nhân vật văn hóa dân tộc; tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm và truyền thống văn hiến lâu đời của người Việt. Cuốn sách không chỉ mang giá trị sử học, giá trị văn học mà con mang giá trị truyền thống văn hoá sâu sắc chứa đựng quốc hồn quốc tuý của một thời đại, một văn hoá của dân tộc Việt Nam.
1.2.3. Lĩnh Nam chích quái và sự hình thành của nền văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại trung đại
Lĩnh Nam chích quái là tác phẩm ghi chép truyền thuyết và truyện cổ tích ở
nước ta ra đời vào thời Lý – Trần. Đây là một tác phẩm viết bằng chữ Hán mang giá trị lịch sử và văn hóa của đời sống người Việt cổ. Lĩnh Nam (chữ Hán: 嶺南) là vùng đất phía nam núi Ngũ Lĩnh trong truyền thuyết xưa ở Việt Nam và Trung Quốc. Ở đây, Lĩnh Nam hiểu theo nghĩa hẹp chỉ gồm nước ta mà thôi. Lĩnh Nam
chích quái (嶺南摘怪) nghĩa là những truyện kỳ lạ thu góp được, lượm lặt được ở
cõi Lĩnh Nam. Cuốn sách là một tập hợp các truyền thuyết và truyện cổ tích dân gian Việt Nam được sưu tập, biên soạn bởi tác giả Trần Thế Pháp, soạn vào khoảng cuối thế kỷ XIV và hoàn thành vào đời Lê cuối thế kỷ XV do Vũ Quỳnh và Kiều Phú chỉnh lý nhưng theo lời tựa của Vũ Quỳnh thì sách này “viết ra đầu tiên là những bậc tài cao học rộng đời Lý - Trần”. Tác phẩm là tập truyện cổ gồm nhiều
truyện thần thoại, truyền thuyết gắn liền với lịch sử, với việc giải thích về nòi giống và nguồn gốc dân tộc, sự tích một số di tích văn hoá, một số phong tục tập quán, các nhân vật lịch sử, anh hùng tài giỏi, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Việt cổ, có ý nghĩa củng cố ý thức quốc gia dân tộc... Lời tựa Lĩnh Nam chích quái thể hiện niềm tự hào về một đất nước “núi non kì lạ, đất đai linh thiêng, nhân dân anh hào, truyện tích thần kì thường thường vẫn có”.
Về nhan đề Lĩnh Nam chích quái (Sưu tập, lượm lặt những sự lạ trong cõi Lĩnh Nam) ban đầu có tên là Lĩnh Nam chích quái lục do Trần Thế Pháp đặt. Còn tên gọi Lĩnh Nam chích quái liệt truyện có từ 1492 do Vũ Quỳnh đặt.
Về tác giả Trần Thế Pháp, trong Kiến văn tiểu lục, Lê Quí Đôn viết về Lĩnh
Nam chích quái có đoạn như sau: “Sách Lĩnh Nam chích quái, tục truyền do Trần
Thế Pháp viết, sách Thiếu vi nam bản cũng nói vậy. Chúng ta không rõ Thế Pháp người ở đâu. Hiện nay chỉ thấy được bài nói đầu của Vũ Quỳnh,…” [38, tr. 243]. Bên cạnh đó, trong phần Phàm lệ sách Việt Giám vịnh sử thi tập (hoàn thành năm 1520), nhà sử học, nhà thơ Đặng Minh Khiêm có viết: “Trong những năm Hồng Thuận, tôi vào sử quán, trộm có ý thuật lại chuyện xưa, hiềm rằng các sách ở Bí thư các bị binh hoả nên khuyết mất nhiều. Tôi chỉ còn thấy được toàn tập sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký của Phan Phu Tiên, Việt điện u linh
tập của Lý Tế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp…” [105, tr. 7]. Tiểu sử của Trần Thế Pháp còn rất hạn chế. Căn cứ vào một bản chép tay ở Thư viện khoa học xã hội (ký hiệu A. 33) thì chúng ta chỉ biết rằng Trần Thế Pháp có hiệu là Thức Chi, quê ở Thạch Thất, Sơn Tây. Ông là người đầu tiên sáng tạo ra
Lĩnh Nam chích quái. Về sau, hai nhà nho Vũ Quỳnh và Kiều Phú đã biên soạn lại
Lĩnh Nam chích quái. Vũ Quỳnh tự Thủ Phác, hiệu Đốc Trai, quê ở làng Mộ Trạch,
huyện Đường An, tỉnh Hải Dương. Ông sinh năm 1453, đậu tiến sĩ năm 26 tuổi (niên hiệu Hồng Đức thứ 9, 1478) làm quan đến Lễ bộ Thượng thư dưới thời Lê sơ. Ông đã soạn nhiều công trình có giá trị: bộ sử Việt giám thông khảo, tập thơ Tố Cầm, tập truyện Lĩnh Nam chích quái, sách Đại thành toán Pháp. Nếu căn cứ vào ý kiến của Đặng Minh Khiêm là người sống cùng thời với Vũ Quỳnh ta thấy Trần Thế Pháp đã soạn Lĩnh Nam chích quái trước sau đó Vũ Quỳnh dựa vào nguyên bản để
soạn lại tác phẩm. Một tên tuổi khác được nhắc đến cùng với Lĩnh Nam chích quái
là Kiều Phú. Kiều Phú hiệu là Hiếu Lễ, người làng Lạp Hạ, huyện An Sơn, tỉnh Sơn Tây. Ông sinh năm 1450, đậu tiến sĩ năm Hồng Đức thứ 6 (1475) và là một danh thần triều Lê. Trong sách Đăng khoa lục bị khảo, phần Sơn Tây, An Sơn viết về Kiều Phú có đoạn như sau: “... lại cùng Vũ Quỳnh người Đường An, soạn Lĩnh Nam chích quái. Kiều Phú sống đồng thời cùng Vũ Quỳnh cho nên những điều viết trong thư tịch cổ nói đến sự cộng tác giữa hai ông để soạn sách Lĩnh Nam chích quái có thể tin được”.[105, tr. 8] Trong bài hậu tự sách Lĩnh Nam chích quái, ông có viết:
“…cho nên, kẻ ngu này tham chép thêm sách khác, phụ thêm ý riêng của mình sửa
lại cho đúng, biện chính những điều ngoa của thưở trước, để gỡ khỏi tiếng chê cười của thời sau, lại bớt chỗ rườm rà, theo chỗ giản dị để dễ bỏ vào níp vào giỏ, tiện coi tiện xem. Mong các bậc quân tử bác nhã dung tha cho cái tội mạo muội ấy…”
[105, tr. 109]. Như vậy, sách Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh, Kiều Phú biên soạn lại đã có chỉnh sửa, thêm bớt đi nhiều so với sách Lĩnh Nam chích quái cổ.
Về số truyện trong Lĩnh Nam chích quái, căn cứ vào 9 bản Lĩnh Nam chích quái khác nhau với tổng số các truyện được chép lên đến 76 truyện khác nhau. Trong số 76 truyện đó chỉ có một số truyện do Vũ Quỳnh, Kiều Phú sưu tập. Theo Phan Huy Chú trong sách Lịch triều hiến chương loại chí (quyển 45) nguyên bản của Vũ Quỳnh – Kiều Phú gồm 22 truyện, tập hợp trong hai quyển, về sau thêm một quyển thứ ba gồm 19 truyện [80, tr. 52]. Đinh Gia Khánh và Nguyễn Ngọc San cho rằng: “Trong số 22 truyện mà Vũ Quỳnh đã nêu lên thì có một truyện không nêu ở bài hậu tự của Kiều Phú: đó là truyện Hai Bà Trưng. Trong số 22 truyện mà Kiều Phú nêu lên thì có một truyện không nêu ở bài tựa của Vũ Quỳnh đó là truyện Long Nhãn. Như vậy, đem tổng cộng số truyện mà cả hai ông nhắc đến thì ta có con số 23 chứ không phải 22 như Phan Huy Chú đã viết” [105, tr. 10]. Để gần với văn bản nguyên tác hơn cả, chúng tôi đồng ý với con số 22 truyện mặc dù trình tự sắp xếp các văn bản được sắp xếp không theo trình tự thời gian. Mặt khác, căn cứ vào bài hậu tự của Vũ Quỳnh (căn cứ vào bản A.33) và bài hậu tự của Kiều Phú (căn cứ bản A.1300) thì con số 22 có lẽ gần đúng với nguyên tác nhất. Hai mươi hai truyện
trong Lĩnh Nam chích quái do Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc San giới thiệu trong bản dịch của mình được thống kê như sau [105, tr. 11]:
Quyển thượng gồm: 1. Truyện Họ Hồng Bàng; 2. Truyện Ngư tinh; 3.
Truyện Hồ Tinh; 4. Truyện Đổng Thiên Vương; 5. Truyện Nhất Dạ Trạch; 6.
Truyện Mộc Tinh; 7. Truyện Cây cau; 8. Truyện Bánh chưng; 9. Truyện Dưa hấu; 10. Truyện Chim Bạch trĩ.
Quyển hạ gồm: 11. Truyện Lý Ông Trọng; 12. Truyện Giếng Việt; 13. Truyện Rùa vàng; 14. Truyện Hai bà Trinh linh phu nhân họ Trưng; 15. Truyện Man Nương; 16. Truyện Nam Chiếu; 17. Truyện sông Tô Lịch; 18. Truyện núi Tản Viên; 19. Truyện Hai vị thần ở Long Nhãn, Như nguyệt; 20. Truyện Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không; 21. Truyện Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải; 22. Truyện Hà Ô Lôi.
Hai mươi hai truyện truyện thần thoại, truyền thuyết đan xem nhiều yếu tố kỳ ảo mang nhiều biểu tượng của triết lý sống và tâm linh Việt Nam. Cuốn sách là tập hợp những truyện được truyền miệng trong dân gian từ lâu đời phần lớn có tính chất truyền thuyết. Về nội dung có nhiều truyện gắn với việc giải thích nguồn gốc nòi giống dân tộc, phản ánh quá trình chinh phục tự nhiên mở mang đất đai, ổn định địa bàn quốc gia cổ đại trên ba địa bàn cư trú: đồng bằng, sông nước, rừng núi; đến truyện đánh giặc giữ nước, truyện xây dựng đất nước như đắp thành Loa, chế nỏ thầ, phát minh tiền đồng; tiếp đến giải thích sự tích một số địa danh, một số phong tục tập quán; tôn vinh linh khí núi sông; các nhân vật lịch sử; anh hùng dân tộc, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Việt cổ có ý nghĩa củng cố ý thức quốc gia dân tộc. Tất cả những truyện này “có quan hệ đến cương thường và phong hoá” với mục đích “khuyến thiện, trừng ác, bỏ nguỵ theo chân”. Về hình thức, mặc dù có những yếu tố kì ảo, quái dị nhưng tác phẩm không có tính chất mê tín dị đoan, tà thần hay dối trá mà vẫn đảm bảo giá trị lịch sử sâu sắc đến thời nay.
Trong kho tàng văn học trung đại Việt Nam, Lĩnh Nam chích quái là một tác phẩm kết tinh của một nền văn hóa, thời đại lịch sử và có sứ mạng đặc biệt trong đời sống của một dân tộc, quốc gia. Nó không chỉ có giá trị về mặt văn học nghệ thuật mà nó còn là cốt lõi lịch sử hình thành dân tộc. Cuốn sáchkhông chỉ ghi chép
về những mối quan hệ thần thoại, mối quan hệ cộng đồng mà còn ghi chép về mối quan hệ thế sự. Với số phận của mình, Lĩnh Nam chích quái tồn tại như một hiện tượng hi hữu độc nhất vô nhị với hai phạm trù lịch sử, hai phạm trù văn hóa đó là dân tộc và quốc gia. Trong đó TruyệnHồng Bàng Thị là truyện có ý nghĩa to lớn chỉ thời đại khai sáng đầu tiên của dân tộc với mối quan hệ cộng đồng cội nguồn dân tộc. Truyện Rùa vàng để lại sự tích đấu tranh và xây dựng đất nước của An Dương Vương gắn liền với bi kịch của dân tộc. Truyện Bánh Trưng ca ngợi những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc và lòng hiếu thảo ở mỗi người con… Những
Truyện Phù Đổng, Truyện Rùa vàng, Truyện Hai Bà Trưng, Truyện Lý Ông Trọng
nêu cao tinh thần dân tộc và lên án tội ác của giặc. Những truyện thần thoại phản ánh cuộc đấu tranh chống thiên nhiên: Truyện Sơn Tinh, Truyện Ngư Tinh, Truyện Mộc Tinh,.... Những truyền thuyết lịch sử được giải thích dưới hình thức huyền thoại về công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm: Truyện Thánh Gióng, Truyện Rùa
vàng,… Những truyện ghi lại các mối quan hệ thế sự đầy ân nghĩa bè bạn, tình yêu,
anh em, vợ chồng: Truyện cây cau, Truyện Nhất Dạ Trạch, Truyện Dưa hấu,
Truyện Hà Ô Lôi,… Kết cấu câu chuyện theo trình tự thời gian, lai lịch các nhân vật
rõ ràng, sáng sủa, cấu tạo truyện tự do, phóng khoáng và mang giá trị văn học hơn
Việt điện u linh.
Lĩnh Nam chích quái đã tự xác lập chủ quyền và lịch sử riêng biệt, không nằm trong quỹ đạo của truyền thống văn hóa Trung Quốc. Tư tưởng chủ đạo trong tác phẩm là tư tưởng ái quốc là kim chỉ nam cho mọi học giả dù tiếp cận tác phẩm dưới bất cứ phương pháp khoa học nào thì vẫn phải đứng trên tư cách của một người ái quốc. Tư tưởng ái quốc được thể hiện trong việc phản ánh nguồn gốc ra đời của người Việt, sự hình thành lãnh thổ, những địa linh nhân kiệt trên đất nước cổ xưa, tái hiện quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc và quá trình chinh phục tự nhiên mở mang đất đai. Đồng thời phần nào phản ánh thể chế mẫu hệ và kết tinh tinh thần độc lập dân tộc. Đằng sau những mảng truyền thuyết về các vị anh hùng dân tộc, truyền thuyết về phong tục, tôn giáo, những mối bang giao chính là biểu tượng cho sự lớn mạnh về ý thức tự cường, tự lập của dân tộc. Đó là sự kết tinh của tinh thần độc lập chặng đầu của kỷ nguyên Đại Việt hào hùng nó mang tầm
quan trọng của một tác phẩm khởi nguyên có giá trị tổng kết lịch sử sâu sắc hướng về cội nguồn dân tộc, về nhân dân, về văn hóa bản địa. Tính chất dân tộc của Lĩnh
Nam chích quái gắn liền với tính chất nhân dân tuy rằng các truyện dân gian được
ghi chép lại mang sắc thái của chế độ phong kiến.
Lĩnh Nam chích quái là một tác phẩm văn học mang vị trí đặc biệt, dấu mốc
quan trọng trong sự phát triển văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại thể hiện ý thức dân tộc, tinh thần dân tộc. Ít nhiều, người đọc vẫn thấy được “lòng yêu, ghét của nhân dân, yêu chính nghĩa, ghét phi nghĩa, yêu điều thiện, ghét điều ác, yêu cái gì có lợi cho nhân dân, ghét cái gì có hại cho nhân dân, đề cao những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người”. Chính vì vậy trong công trình nghiên cứu với nhan đề: “Lĩnh Nam chích quái” - từ điểm nhìn văn hóa” của Nguyễn Hùng Vĩ đăng trên Tạp
chí Nghiên cứu Văn học tác giả đã đánh giá: Lĩnh Nam chích quái như một loại tự
sự sơ khai và đơn giản, một loại văn xuôi mở màn cho văn xuôi trung đại Việt Nam. Đây cũng là tác phẩm khởi nguyên có giá trị tổng kết lịch sử sâu sắc chứa đựng
lòng yêu nước, tình yêu truyền thống, văn hoá dân tộc Việt Nam [79].
Tiểu kết chƣơng 1
Ở chương 1 chúng tôi đã trình bày những vấn đề chung về phạm trù dân tộc, căn tính dân tộc và vị trí của hai tác phẩm trong sự vận động của lịch sử văn xuôi Việt Nam trung đại.
Trước hết về khái niệm dân tộc. Dân tộc là những cộng đồng người được hình thành trong quá trình lịch sử, trên cở sở những chung đụng về giống nòi, ngôn ngữ, lãnh thổ, tổ chức đời sống chính trị, đời sống kinh tế và văn hoá, đặc biệt là về truyền thống văn hoá. Mỗi dân tộc đều có quá trình hình thành và phát triển không giống nhau gắn liền với điều kiện lịch sử, địa lý, văn hoá, tâm lý,... dân tộc ấy. Căn tính dân tộc là đặc tính, tính chất riêng biệt chỉ có ở một dân tộc nào đó làm nổi bật lên bản sắc của dân tộc ấy. Đó là cái làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác dựa trên cơ sở những giá trị vốn có, sẵn có hay tái tạo và sáng tạo từ những giá trị văn hóa của dân tộc khác. Trong bài nghiên cứu này, căn tính dân tộc được hiểu là những nét tiêu biểu, đặc trưng về lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán, tổ chức đời sống sinh
hoạt cộng đồng, đời sống tâm linh, thói quen, tính cách, tín ngưỡng,... của một dân tộc nào đó. Căn tính dân tộc Việt Nam được hiểu là những nét tiêu biểu, đặc trưng về lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán, tổ chức đời sống sinh hoạt cộng đồng, đời sống tâm linh, thói quen, tính cách, tín ngưỡng,... của người Việt Nam. Tính dân tộc được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của một cộng đồng mang đặc điểm riêng nổi bật của dân tộc, cộng đồng ấy. Tuy nhiên, văn học được coi là một phương tiện bảo tồn và phát huy căn tính dân tộc một cách sâu sắc. Căn tính dân tộc trong nền văn học Việt Nam nói chung và nền văn học trung đại Việt Nam nói riêng được thể hiện trong hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
Hoàn cảnh lịch sử - xã hội thế kỷ XIV - XV đã tạo điều kiện thuận lợi giúp các tác giả sưu tầm, biên soạn hai cuốn sách Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái. Với tinh thần dân tộc và ý thức quốc gia sâu sắc, các tác giả của hai cuốn sách không chỉ lưu giữ giá trị văn hoá truyền thống bản địa mà còn khẳng định được độc lập dân tộc. Có thể nói Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái là hai tác phẩm văn