Diễn ngôn khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự kiến tạo căn tính dân tộc qua việt điện u linh và lĩnh nam chích quái​ (Trang 45 - 48)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Diễn ngôn khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc

Tiếp giáp phía Bắc với Việt Nam là Trung Quốc. Đây là một nước lớn trong khu vực Đông Nam Á có tham vọng bành trướng và tái đô hộ các nước Phương Nam. Trong suốt mấy ngàn năm lịch sử, các triều đại phong kiến Trung Hoa luôn coi Việt Nam là phiên thuộc và không ngừng tìm cách xâm chiếm, đồng hóa. Do đó việc phòng ngự và tiến công trước các thế lực xâm lăng đã trở thành nghĩa vụ tất yếu của mỗi con người Việt. Mặc dù là một quốc gia nhỏ bé nhưng với lòng kiêu hãnh, ý thức quốc gia và tinh thần tự chủ, tự cường mạnh mẽ, người Việt quyết không chịu làm nô lệ, tay sai cho chế độ phong kiến phương Bắc. Điều đó cũng được Kiều Phú nhấn mạnh: “Thà làm đầu con gà còn hơn làm đuôi trâu, cho nên con cháu họ Triệu chống lại Bắc triều” [105, tr. 108]. Lịch sử Việt Nam đã được hun đúc từ các cuộc đối kháng chống đế quốc Trung Hoa bền bỉ và quyết liệt với những chiến thắng vang dội để bảo vệ độc lập, tự chủ của dân tộc khiến các triều đại phong kiến phương Bắc cũng phải nể phục.

Thời đại Hồng Bàng theo Việt Nam là một thời đại có ý thức quốc gia tương đối sớm với hai minh chứng hùng hồn: nền văn minh sông Hồng và hình thái nhà nước sơ khai – Nhà nước Văn Lang. Vào thế kỷ thứ VII TCN, nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam xuất hiện với tên gọi Nhà nước Văn Lang đứng đầu là Hùng Vương (Vua Hùng) gắn liền với nền văn minh sông Hồng (văn minh Việt cổ, văn minh Đông Sơn). Sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang với tư cách là một nhà nước sơ khai đã đánh dấu một bước phát triển lớn lao có ý nghĩa thời đại trong lịch sử Việt Nam – khởi nguyên thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc ta. Trong quá trình dựng nước, người Việt đã phải liên tiếp đương đầu với sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài. Độ dài thời gian và tần suất các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa và đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam rất lớn. Vào cuối đời các vua Hùng, nạn ngoại xâm trở thành một mối đe doạ đối với vận mệnh của Nhà nước Văn Lang. Dưới sự đồng lòng hợp sức của người Việt, dân ta đại phá quân Tần, giết chết chủ tướng Đồ Thư. Vào năm 207 TCN, Thục Phán đã thay thế Hùng Vương, tự xưng là An Dương Vương lập nên nhà nước Âu Lạc thay thế nhà nước Văn Lang. Nước Âu Lạc là sự liên kết cư dân và đất đai giữa hai nhóm người Lạc Việt ở miền trung châu Bắc Kỳ và phía Bắc Trung Kỳ và nhóm Tây Âu (Tây Việt)

ở miền Đông Nam, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sau chiến công vĩ đại đánh thắng 50 vạn quân xâm lược nhà Tần, An Dương Vương dựng nước Âu Lạc, dời đô xuống miền Cổ Loa đã có chiến lược xây thành Cổ Loa nhằm củng cố thêm khả năng phòng thủ quân sự để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Đây là sự khẳng định về ý thức dân tộc, ý chí của dân tộc Việt Nam quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc, xây dựng đất nước thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Từ đó người Việt trên cơ sở một lãnh thổ chung, tiếng nói chung, một nền văn minh chung, văn hoá chung, cơ sở kinh tế xã hội chung đã gắn bó với nhau thành một thể chế Nhà nước sơ khai khẳng định chủ quyền, độc lập riêng.

Tiếp theo vào khoảng năm 179 TCN, nhà Triệu tiêu diệt An Dương Vương mở đầu cho thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc. Ở Trung Quốc, năm 202 TCN, Lưu Bang diệt nhà Tần lập nhà Hán. Năm 11 TCN, nhà Hán diệt nhà Triệu, đất Âu Lạc lại chuyển sang tay sự cai trị của nhà Hán. Sự tồn vong của một dân tộc bị thử thách đã sản sinh ra tinh thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ đấu tranh bảo tồn cuộc sống, giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa, quyết giành lại độc lập cho dân tộc. Đối với đất nước ta thời đó, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước là một nhu cầu cấp bách. Mở đầu vào năm 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị đã nổi dậy khởi nghĩa ở Mê Linh chống quân Đông Hán. Cuộc khởi nghĩa là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử dân tộc mang ý nghĩa thời đại to lớn như một sự thức tỉnh của tinh thần dân tộc Việt về ý thức độc lập chủ quyền quốc và định hướng, mở đường cho công cuộc giành lại độc lập của nhân dân ta sau đó. Bên cạnh đó cuộc khởi nghĩa được coi là một mốc bản lề khẳng định tinh thần anh dũng, bất khuất, kiên quyết chống giặc ngoại xâm của thời kỳ Hùng Vương – An Dương Vương.

Tiếp đến là phong trào yêu nước của người Việt do Lý Bôn (Lý Bí) lãnh đạo, mùa xuân 542, lật đỗ chính quyền đô hộ nhà Lương. Lý Bí tuyên bố dựng nước, Nhà nước Vạn Xuân ra đời, lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Nam Đế. Từ đây, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, người Việt tự xây dựng một cơ cấu nhà nước mới theo chế độ tập quyền trung ương. Nhà nước Vạn Xuân (đất nước của “mười ngàn mùa xuân”) ra đời đã khẳng định sự trưởng thành của ý thức dân tộc muốn làm chủ vận mệnh đất nước của mình. Những cuộc khởi nghĩa chống nhà Tùy do Lý Tự Tiên,

Đinh Kiến, Mai Thúc Loan, Bố Cái đại vương, Khúc Thừa Dụ cũng được diễn ra. Vang dội là chiến thắng Bạch Đằng (938) đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử Việt Nam – kỷ nguyên phát triển quốc gia phong kiến độc lập, thời kỳ tự chủ, xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Dưới các triều Ngô (938-965), Đinh (969-979), Tiền Lê (980-1009), nhà nước trung ương tập quyền được thiết lập. Sau đó, Việt Nam bước vào thời kỳ phục hưng và phát triển (thuộc kỷ nguyên độc lập của nhà nước Đại Việt) dưới triều Lý (1009-1226), Trần (1226-1400), Hồ (1400-1407), Lê Sơ (1428-1527).

Qua hai tác phẩm Việt điện u linhLĩnh Nam chích quái, chúng ta nhìn thấy rõ quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Xã hội Việt Nam đi từ xã hội bộ lạc (Truyện Hồng Bàng thị) tiến lễ xã hội quân chủ tập quyền (Truyện Bánh Chưng). Buổi đầu nhân dân ta thường sống trong hang hốc, sinh sống bằng nghề chài lưới (Truyện Nhất Dạ Trạch), săn bắn, dùng đá cuội để chế tác công cụ sau đó làm quen với nghề nông nghiệp lúa nước (Truyện Bánh Chưng). Từ đó về sau xã hội hình thành các phong tục, tục lệ và luật pháp gia phong. Điểm nổi bật chiếm vị trí hàng đầu để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc là tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường, tinh thần kiên quyết, anh dũng chống giặc ngoại xâm và truyền thống đoàn kết vì đại nghĩa dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự kiến tạo căn tính dân tộc qua việt điện u linh và lĩnh nam chích quái​ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)