8. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Tư tưởng tôn giáo: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giao
Từ khi đất Việt còn là thuộc địa, Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo đã sớm xâm nhập vào nước ta và tác động mạnh mẽ tới cuộc sống tâm linh của người dân Việt dưới hình thức là các lễ thức, lễ nghi trên nền tảng tín ngưỡng bản địa hầu như không bị biến dạng. Hầu hết các truyện xuất hiện trong Việt điện u linh và Lĩnh
Nam chích quái đều được bao trùm trong bức màn tôn giáo bình dân, huyền bí: Phật
giáo, Đạo giáo, Nho giáo. Hình ảnh con người của ba học thuyết này thường hướng đến những giá trị siêu việt, thoát tục và phi thường.
Mặc dù Lý Tế Xuyên và Trần Thế Pháp chỉ sưu tầm và biên soạn lại những truyện xa xưa nhưng tư tưởng tôn giáo trong hai tác phẩm đã được hai nhà nho này thể hiện rất rõ. Trước hết, Phật Giáo Việt Nam từ thế kỉ V trở về trước là Phật giáo Đại thừa còn từ thế kỷ thứ VI trở về sau đến hết thời Bắc thuộc Phật giáo Trung Quốc du nhập vào Việt Nam với hai dòng thiền: thiền Nam Phương và thiền Quan Bích. Trong Lĩnh Nam chích quái, tƣ tƣởng Phật giáo, lý thuyết nhà Phật được
đề cao hơn so với Việt điện u linh. Điều đó thể hiện qua những truyện: Truyện Man
Nương (Man Nương thành Phật gia ân cho dân), Truyện Từ Đạo Hạnh và Nguyễn
Minh Không (tuyên truyền thuyết luân hồi của nhà Phật), Truyện Hà Ô Lôi (chống
điều dâm loạn), Truyện Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải (những vị thiền sư thần thông giáo lý nhà Phật), Truyện Mộc Tinh (quan niệm về thác sinh, luân hồi),
Truyện Nhất Dạ Trạch, Truyện Đổng Thiên Vương. Trước hết Phật Mẫu Man
Nương là một nhân vật mở màn cho sự việc đạo Phật mới du nhập sang đất Việt. Ngay từ khi còn trẻ, Man Nương đã dốc lòng theo học đạo Phật, về sau với cây trượng mà sư Đồ - lê giao cho, nàng đã cứu sống dân chúng khỏi đại hạn. Hành động đó của Man Nương đã nêu lên giáo lý của nhà Phật: cứu độ chúng sanh thoát khỏi cảnh khổ và cái chết. Trong Phật giáo sự giác ngộ luôn luôn được gắn chặt với một số phẩm chất có tính năng lực siêu nhiên. Chăng hạn Nguyễn Minh Không có những pháp lực siêu việt. Khi thiết đãi sứ giả và các quân lính, Minh Không mời mọi người ăn một nồi cơm nhỏ, hơn một trăm người cùng ăn cũng không hết. Ông còn khiến cho triều đình kinh hoàng về thần lực phi thường của mình khi dùng hai ngón tay nhổ được một chiếc đinh lớn dài hơn năm tấc đóng vào cột điện. Mặt khác, trong Truyện Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải xuất hiện những những bài kệ thấm nhuần giáo lý của Phật giáo. Thiền sư Không Lộ sau khi nắm được một số phương pháp thiền định đã đạt tới một số quyền năng, phép thuật siêu hình: “bay trên không, đi trên băng giá, bắt được hổ phải phục, bắt được rồng phải giáng”. Thiền sư Giác Hải có tài đọc thần chú khiến từng con tắc kè rơi xuống đất. Từ Lộ và Nguyễn Minh Không được coi là Thánh Tổ của Phật giáo dưới triều nhà Lý. Từ Lộ có phép lực cao siêu, duyên thiền ngày càng kết có thể “đốt ngón tay cầu đảo, phun nước trị bệnh”, khiến các loài rắn núi, thú đồng đến quấn quanh mình. Bên cạnh đó, Từ Lộ còn là nhân vât truyền tải thông điệp về thuyết đầu thai, luân hồi của nhà Phật. Ở những vị thiền sư này không chỉ thấm nhuần những giáo lý của Phật Giáo mà còn thông thạo pháp môn Mật Tông. Họ có những pháp thuật kỳ lạ, cao siêu lại có lúc thể hiện sự giác ngộ của mình bằng những bài kệ triết lý:
“Tác hữu trần sa hữu Vi không nhất thiết không Hữu không như thủy nguyệt Vật chước khả không không”
(Từ Đạo Hạnh)
Bài thơ đã thể hiện triết lý về “chân tâm” của Phật Giáo. Có hay không đều do tâm cả. Nếu tâm giữ được sự tĩnh lặng và an lạc như mặt trăng dưới nước thì mọi sự vang động của ngoại cảnh đều là không cả. Khi tâm đạt đến không sắc tướng, tâm không còn cái giả tướng, cái vô thường, cái luân hồi nữa thì ta mới thấy được chân như bản tính được. Tức là ta đã siêu việt trong chính nội tại của mình. Ta không có dấu ấn tâm lý, không vui, không buồn, không đợi, không chờ, không tiễn đưa, không nuối tiếc,... tóm lại là vô ưu. Từ những nhân vật và sự kiện trên chúng ta thấy được đặc trưng của giai đoạn đầu của Phật giáo Việt Nam. Đây là đạo Phật dân gian pha trộn với những niềm tin dân gian là nền tảng cho sự phát triển Phật giáo ở giai đoạn sau. Bên cạnh đạo Phật, Nho giáo cúng có những tác động nhất định đến đời sống tinh thần của người Việt nói chung và văn học Việt Nam trung đại nói riêng. Về học thuyết Nho giáo, Việt điện u linh có phần đậm nét hơn so với Lĩnh
Nam chích quái trong việc sử dụng thần quyền để duy trì vương quyền. Quan niệm
nho giáo được in đậm trong việc đề cao vị thế của các vị vua, chính thần, thánh nhân có công lao hộ quốc tỳ dân. Dẫu khi còn sống hay đã thác đa số những vị anh hùng, các vị thần nước Nam đều tham gia và lập công vào công cuộc chống giặc giúp vua duy trì quyền lực. Vua được coi là “thiên tử” và đảm nhiệm mệnh trời quyết định tất cả mọi việc ở cõi trần lẫn cõi âm, kể cả việc hôn nhân đại sự giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung, hơn nữa còn có quyền giết con gái vì tội nghịch tử
(Truyện Rùa vàng), đày người dân ra đảo vì khinh thường vị thế tối cao của vua, vì
không tuân theo mệnh trời mà không bị nhân dân oán ghét (Truyện Dưa hấu). Mặt khác với tư tưởng trung quân ái quốc các vị anh hùng, các vị thần đều hiện lên phù trợ trong những thời khắc quyết định của sự tồn vong của nhà nước phong kiến. Tiêu biểu là tấm lòng trung nghĩa của hai anh em Trương Hống, Trương Hát không thờ hai chủ, họ hết mực trung thành với Triệu Việt Vương và quyết không theo Lý
Nam Đế. Với những quy định về “tam tòng tứ đức” mà Mỵ Ê đã giữ gìn trinh tiết của mình rồi trở thành liệt nữ. Quan niệm của Nho giáo về vũ trụ và nhân sinh cho rằng trời đất là căn nguyên của vạn vật vì thế hình ảnh bánh chưng, bánh giày trong
Truyện Bánh Chưng thấm đượm triết lý trời đất và truyền tải đạo lý biết ơn công đức sinh thành của cha mẹ, ông bà cũng như tổ tiên: “Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn tượng trưng hình đất và trời rồi dùng lá bọc ngoài, ở
trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ”. Từ đó phương
diện tam cương ngũ thường cũng được biểu hiện rõ nét mà người đầu tiên đặt nền tảng cho những chuẩn mực đạo đức đó là Lạc Long Quân. Về sau trong cuộc sống thường nhật, vợ chồng có sự đồng thuận, anh em có tình gắn bó (Truyện Cây cau),
đạo hiếu được đề cao, (Truyện Bánh Chưng, Truyện Hồng Bàng Thị) hoàn cảnh sinh sống ẩn chứa những bài học làm người (Truyện Nhất Dạ Trạch, Truyện Dưa hấu),... Về học thuyết Đạo giáo, trong Việt điện u linh được thể hiện qua các truyện: Thái Uý trung tuệ Vũ Lượng công, Ứng thiên hoá dục nguyên trung hậu thổ địa kì nguyên quân, Quảng lợi thánh hựu uy tế phu ứng đại vương, Tản Viên hựu thánh khuông quốc hiển ứng đại vương, Thiên hộ linh ứng chương vũ quốc công, Lợi tế linh thông huệ tín đại vương. Còn trong Lĩnh Nam chích quái, học thuyết này được biểu hiện qua những truyện: Truyện Hồng Bàng, Truyện Ngư Tinh, Truyện Mộc Tinh, Truyện Hồ Tinh, Truyện Cây cau, Truyện Nhất Dạ Trạch, Truyện Đổng Thiên Vương. Nhân vật điển hình cho học thuyết này xuất hiện trong Việt điện u
linh và Lĩnh Nam chích quái phải kể đến Cao Biền với âm mưu yểm bùa và triệt hạ
long mạch nước Nam. Cao Biền là một đạo sĩ am hiểu phong thuỷ, tướng số, bùa chú, thiên văn, địa lý, âm dương, ngũ hành, có tài điều khiển âm binh. Nhằm huỷ diệt văn hoá phương Nam, tiêu diệt hết thần linh nước Việt, Cao Biền có âm mưu thâm độc “mổ bụng con gái chưa chồng mười bảy tuổi, vứt ruột đi nhồi cỏ bấc vào bụng, mặc quần áo vào, rồi đặt lên ngai, tế bằng trâu bò, hễ thấy cử động thì vung kiếm mà chém”. Thế nhưng phép thuật của Cao Biền luôn bị vô hiệu hoá và bị “phản bùa” khi liên tục bị các thần linh đất Việt trừng trị từ thần Tô Lịch, thần Long Đỗ, đến Cao Lỗ, Tản Viên Sơn Thánh. Hình ảnh các cao nhân đắc đạo được học “phép trời” đến giúp đỡ dân chúng cũng xuất hiện: đạo sĩ Lưu Huyền (Truyện Cây
cau), ông Thánh Trấn Võ của đạo giáo phương Bắc (Truyện Rùa Vàng), Chử Đồng Tử, Sơn Tinh, Phù Đổng Thiên Vương trở thành trở thành ba vị thánh trong bộ “tứ bất tử” của đạo Thần tiên Việt Nam, Dương Không Lộ, Nguyễn Giác Hải cũng có những phép thuật giống đạo sĩ. Bênh cạnh đó hình ảnh chiếc bánh chưng (Truyện
Bánh Chưng) ngoài mang ý nghĩa tượng trưng cho trời, đất của học thuyết Nho gia
thì đó còn là một sản phẩm thấm đượm triết lý âm dương, tam tài, ngũ hành, càn khôn của Kinh Dịch mang đậm tính cộng động trong nền văn hóa nông nghiệp lúa nước của dân tộc ta. Bánh có hình vuông (âm), nhân bánh hình tròn (dương) với năm màu sắc tượng trưng cho ngũ hành trong triết lý phương Đông: màu đen (hạt tiêu) - Thủy, màu đỏ (thịt heo) - Hỏa, màu xanh (lá dong) - Mộc, màu trắng (gạo nếp) - Kim và màu vàng (đậu xanh) - Thổ.
Sự ảnh hưởng của ba học thuyết Nho, Đạo, Phật trong hai tác phẩm không tồn tại với tư cách độc lập mà ở đó có sự hợp nhất, dung nạp giữa ba học thuyết. Chẳng hạn sự kết hợp tư tưởng Phật giáo và Đạo giáo qua các truyện: Truyện Man Nương, Truyện Nhất Dạ Trạch, Truyện Núi Tản Viên, Truyện Từ Đạo Hạnh và
Nguyễn Minh Không, Truyện Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải. Những tôn
giáo này không những không bài xích nhau trái lại còn hòa đồng khá chặt chẽ tạo nên những giá trị tinh thần mang đậm đà văn hóa Việt Nam. Sự kết hợp và dung hoà giữa các tôn giáo với tín ngưỡng, văn hoá bản địa đã được phản ánh trong Việt
điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái khiến chúngmang tính chất riêng khác với
nguyên bản của Trung Hoa. Tuy nhiên Nho giáo - học thuyết chính trị có tính chính thống và độc tôn hơn so với Phật giáo và Đạo giáo bởi học thuyết này chi phối sự hình thành của hai văn bản mà bằng chứng xuất hiện ở bài tự đầu của hai cuốn sách. Các nhà nho đã khẳng định các thiên truyện biểu lộ khá rõ rệt tính chất tôn giáo nhằm hướng đến tính đúng đắn trong quan hệ “cương thường và phong hoá” với mục đích “khuyến thiện, trừng ác, bỏ nguỵ theo chân”.