Type và motif dân gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự kiến tạo căn tính dân tộc qua việt điện u linh và lĩnh nam chích quái​ (Trang 78 - 86)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Type và motif dân gian

Type và Motif là hai khái niệm cơ bản trong việc nghiên cứu văn học dân gian. Có khá nhiều khái niệm xoay quanh hai thuật ngữ này. Trong Từ điển văn học

Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: Type và Motif là những yếu tố đã được

hình thành ổn định và được sử dụng trong sáng tác văn học nghệ thuật. Do có sự kế thừa đặc trưng của truyện kể dân gian, type và motif trong Việt điện u linhLĩnh

Nam chích quái ảnh hưởng từ thể loại cổ tích, thần thoại, truyền thuyết của văn học

dân gian và “đã tạo ra những câu chuyện mới, mang ý nghĩa thời sự, xã hội”. Tuy nhiên các motif, type trong Lĩnh Nam chích quái có sự mở rộng hơn so với Việt điện u linh.

Type (kiểu truyện) trong Việt điện u linhLĩnh Nam chích quái là type truyện Người anh hùng giữ nước chống quân xâm lược của người Việt Mường cổ. Toàn bộ các câu chuyện xoay quanh cuộc đời và chiến công của các nhân vật lịch sử và các thần linh có công lao to lớn với đất nước. Những vị thần này đại diện cho lý tưởng thể hiện ước mơ, khát vọng của nhân dân trong việc đánh tan kẻ thù xâm lược. Type trong Lĩnh Nam chích quái được xây dựng giống với kiểu truyện dân

gian như: Truyện Phù Đổng Thiên Vương giống cốt truyện truyền thuyết Thánh

Gióng, truyện Hồng Bàng Thị giống cốt truyện truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu

Cơ, Truyện Bánh Chưng tương đồng với cốt truyện sự tích Bánh chưng bánh giầy,

Truyện Cây cau có nét tương đồng với cốt truyện sự tích Trầu cau... Type trong

Lĩnh Nam chích quái được thể hiện theo mô hình thời gian tuyến tính và phần lớn

thời gian, không gian trong truyện đều mang tính phiếm chỉ, không xác định. Các câu chuyện thường mở đầu bằng việc giới thiệu thời điểm sự kiện bắt đầu xảy ra. Lai lịch nhân vật xuất hiện gắn liền với diễn biến cốt truyện. Kết thúc truyện nhằm giải thích một hiện tượng, một hoạt động thờ cúng, phong tục hay tập tục truyền thống tin tưởng vào âm phù. Phần đầu thường bắt đầu bằng là các mốc thời gian và sau mỗi mốc thời gian là các sự việc. Phần kết thường bắt đầu từ hai chữ “Từ đấy…” như kết thúc của truyện cổ dân gian.

Trên cơ sở những motif đã có sẵn của văn học dân gian, Lý Tế Xuyên và Trần Thế Pháp đã “cải biên”, phát triển những motif đó. Một số motif tiêu biểu trong Việt điện u linh được lặp lại như: Motif hiển linh âm phù và giấc mơ điềm báo, Motif tài năng và phép lạ, motif hóa thân. Về Lĩnh Nam chích quái, một số motif được lặp lại như: Motif hiển linh âm phù và giấc mơ điềm báo, Motif chiến công phi thường, Motif tài năng và phép lạ, Motif sự thụ thai lạ kì và sinh nở thần

kì, motif kỳ ngộ. Trong đó motif hiển linh âm phù và giấc mơ điềm báo được coi là

motif được sử dụng nhiều nhất. Đó cũng motif điển hình của thể loại truyền thuyết dân gian Việt Nam.

Motif hiển linh âm phù và giấc mơ điềm báo xuất hiện với tần xuất nhiền lần trong các thiên truyện gắn liền với tính chất kỳ ảo. Trong tâm thức của người dân Việt, trên mỗi tấc đất của dải đất hình chữ “S” địa linh nhân kiệt này đều kết tinh hồn thiêng, khí thiêng hào hùng của dân tộc. Mỗi khi đất nước có giặc xâm lược thì sự thiêng liêng ấy cùng với các vị thần linh hiển linh “phù hộ độ trì” cho vua và dân chúng. Trong tiềm thức dân gian, người anh hùng luôn bất tử, cái chết của họ chỉ là sự “trở về với tự nhiên, với hồn thiêng sông núi” và cho dù ở thế giới bên kia, họ vẫn hiện hữu, hiển linh âm phù và được người đời tôn kính thờ phụng. Sau khi chết đi, các thần đều hiển lên qua giấc mộng giúp vua gặp điều lành, tránh

điều dữ như một cách thiêng hóa “công năng” của các vị anh hùng. Giấc mộng đã trở thành cầu nối giữa thần và người. Đó cũng là một hình thức biểu hiện niềm tin của người dân vào tính thiêng của các vị thần. Như một hình thức nêu cao tinh thần chủng tộc linh thiêng, trong Việt điện u linhLĩnh Nam chích quái có nhiều thiên truyện biểu đạt năng lực siêu phàm và sự sống bất tử của các bậc vĩ nhân sau khi “hóa Thánh” tiếp tục sứ mệnh “trấn áp kẻ thù” cho người đời sau trong công cuộc giữ nước, chống giặc và mở mang bờ cõi. Ví như Hai bà trinh linh phu nhân họ Trưng giúp vua Lý Anh Tông thoát đại hạn; Bố Cái đại vương giúp Ngô Quyền đánh quân Nam Hán; Lý Hoảng giúp vua Trần Thái Tông đánh Chiêm Thành; thần sông Tô Lịch “dằn mặt” Cao Biền; thần núi Tản Viên “thị uy” Cao Biền; Lý Thường Kiệt giúp vua đánh quân Tàu, diệt tà, trừ ma quỷ; Trương Hống, Trương Hát ứng mộng, âm phù vua Lê Đại Hành đánh Tống, thần núi Đồng Cổ xin theo âm phù Lý Thái Tông đánh giặc Chiêm Thành và báo mộng xin chỉ chỗ lập đền thờ; Hà Ô Lôi ứng mộng giúp vua có những quyết định đúng đắn, Lý Phục Man âm phù vua Trần Thái Tông đánh giặc Thát Đát, ứng mộng yết kiến Lý Thái Tổ, giúp Ngô Quyền đánh quân Nam Hán, trợ thủ cho Lê Đại Hành đánh quân Tống; Lý Đô Uý phù hộ vua Trần Thái Tông dẹp giặc Tàu; thần núi Đồng Cổ hiển linh báo mộng giúp vua Lý Thái Tông đánh Chiêm Thành, thần Rùa vàng hiển linh hiến kế giúp An Dương Vương đắp thành đồng thời trao vật thiêng (móng chân) làm lẫy nỏ đuổi kẻ thù, chi tiết Lang Liêu được thần báo mộng giúp vượt qua được thử thách của vua cha,... Trong Việt điện u linh motif này được sử dụng chủ yếu và phổ biến hơn so với Lĩnh Nam chích quái. Đa số những vị thần linh này đều là những tướng lĩnh của tiền triều, họ có đóng góp to lớn trong lịch sử chống ngoại xâm, nạn đồng hoá của triều đại phong kiến phương Bắc, chống thù trong giặc ngoài, trừng trị kẻ thù dẫn đến sự thất bại của chúng với sức mạnh “siêu việt” của mình. Các vị thần hiện lên như một thế lực vô hình luôn hiện hữu mọi nơi, mọi thời, có khả năng nắm bắt được các tình huống nguy kịch của đất nước để ra tay đúng lúc, đem đến chiến thắng hay khiến cho kẻ thù kinh sợ. Đất Việt đâu đâu cũng có những anh tài, nhân kiệt, địa linh, hào khí núi sông là điểm tựa tinh thần cho người Việt vượt qua nhưng cơn hiểm nguy nhằm

đề cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Nhìn chung, motif này đã thành biểu tượng về sức mạnh dân tộc, hạo khí nước Nam.

Motif sự thụ thai lạ kỳ và sinh nở thần kỳ được bắt gặp khá nhiều trong các truyền thuyết và cổ tích dân gian. Chẳng hạn như sự việc xuất thân kì lạ của Gióng, mẹ Gióng khi ra đồng, bà ướm thử chân vào một vết chân to của ông khổng lồ sau đó thụ thai Gióng. Cái thai bà mang cũng rất khác thường. Thay vì nằm trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày rồi chào đời như bao đứa trẻ khác, Thánh Gióng lại nằm trong bụng mẹ tới mười hai tháng, khi chào đời cậu “vô cùng bụ bẫm, khôi ngô”. Thánh Gióng chính là Thiên Tướng do Trời phái xuống vì thế sự xuất thân của Thánh Gióng mang màu sắc hoang đường, báo hiệu sự ra đời của một con người phi thường. Motif này cũng xuất hiện trong Lĩnh Nam chích quái được biểu hiện trực tiếp qua hình ảnh sinh nở thần kỳ của Man Nương (Truyện Man Nương), hình ảnh mẹ Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng (Truyện Hồng Bàng thị), chi tiết Hà Ô Lôi được sinh ra từ một bọc đen (Truyện Hà Ô Lôi), có thai do ướm vết chân (Truyện

Đổng Thiên Vương).

Hình ảnh mẹ Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng chính là cội nguồn sinh dưỡng và nguồn gốc giống nòi cao quý của người Việt. Mặt khác cũng là sự tôn vinh Quốc Mẫu và biết ơn tổ tiên của người Việt. Sự sinh nở của Mẹ Âu cơ được “thần kì hoá” qua motif đẻ ra cái bọc nở ra con khiến ta liên tưởng tới Truyện Hà Ô Lôi cũng được sử dụng motif này. Xuất thân của Hà Ô Lôi - đứa con của thần Ma La và Vũ thị được sinh ra một cách kỳ lạ. Mẹ Ô Lôi là Vũ Thị khi sinh đã “sinh ra một bọc đen, nở được một con trai, da đen như mực”. Ô Lôi là kết quả của sự giao hợp giữa thần và người nhưng chàng không phải là một anh hùng, một thánh nhân mà là một đứa con là hình dạng “nghịch dị”, xấu xí, tầm thường, có tài hát hay, giỏi ăn nói. Về Truyện Man Nương, mặc dù không có sự giao hợp giống như Lạc Long Quân và Âu Cơ, Man Nương chỉ ngủ ở thềm, Khâu Đà La về và bước qua người, sau đó bà thụ thai. Hai mươi tháng sau, Man Nương sinh hạ một người con gái. Về sau đứa con của Man Nương hoá đá trong gốc cây dâu được người dân tạc tượng thành bốn vị nữ thần: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Xuất thân của các vị nữ thần có nguồn gốc trần gian nhưng được huyền thoại hóa, thần linh hóa để trở

thành những vị Thánh Mẫu linh thiêng. Từ đó tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Tứ Pháp – các hiện tượng tự nhiên mây, mưa, sấm, chớp đã trở thành tín ngưỡng bản địa của người Việt Nam nhằm đề cao vai trò của người phụ nữ và mong ước hướng đến cuộc sống sinh sôi nảy nở, mưa thuận gió hòa của người dân. Về sau Phật giáo du nhập đưa Tứ Pháp trở thành một tín ngưỡng dung hòa giữa văn hoá bản địa và văn hoá ngoại nhập. Sự ra đời kỳ lạ của nhân vật anh hùng là kết quả của sự hoà hợp giữa tự nhiên và con người. Hơn nữa, sự ra đời của họ đều gắn liền với người mẹ vì ảnh hưởng bởi xã hội thị tộc mẫu hệ và vị trí, vai trò của người mẹ được đề cao lúc bấy giờ. Hơn nữa, sự ra đời các vị thần đã mang năng lượng của lực lượng siêu tự nhiên theo xu hướng linh thiêng hoá nguồn gốc. Đây là sản phẩm của trí tuệ dân gian nhằm suy tôn người anh hùng khiến cho những thiên truyện tưởng như hoang đường mà lại giàu ý nghĩa, hấp dẫn hơn.

Về motif chiến công phi thƣờng biểu hiện sức mạnh phi thường tự thân của thần linh khi ở cõi trần thế và sự hiển linh phù trợ của các đấng siêu nhiên ở thế giới bên kia. Nếu như motif sự thụ thai lạ kỳ và sinh nở thần kỳ đóng vai trò là tiền đề chuẩn bị thì motif hiển linh âm phù và giấc mơ điềm báo như một đòn bẩy cho những chiến công phi thường. Trong Lĩnh Nam chích quái điển hình của motif này là nhân vật Lạc Long Quân hiện lên như một người anh hùng của con người thuở sơ khai, đã lập lên nhiều chiến công thần kì, tiêu diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh. Đó là những thành tựu oanh liệt trong quá trình khai sơn phá thạch, chế ngự sông nước, quai đê, lấn biển, chinh phục mọi vùng địa lí thiên nhiên, mở rộng địa bàn sinh sống của con người. Không những vậy, Lạc Long Quân còn dạy cho nhân dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cày cấy, nuôi tằm và cách ăn ở. Những chiến công của Lạc Long Quân chứng minh lòng tự hào của người xưa về vẻ đẹp phi thường, tài năng xuất chúng của tổ tiên dân tộc mình. Qua đó thể hiện lòng tự tôn dân tộc. Motif này còn bắt gặp ngay trong Truyện Đổng Thiên Vương mang hình bóng của nhân vật truyền thuyết Thánh Gióng. Những chiến công hiển hách là kết quả của những tiền đề đầu tiên trong cuộc đời Gióng. Không chỉ sinh ra một cách thần kì, ở chặng tiếp theo của cuộc đời, khi đã ba tuổi nhưng cậu bé vẫn không biết nói, không biết cười, đặt đâu nằm đấy. Thế nhưng điều kì lạ nằm ngay trong tiếng nói đầu tiên

của Gióng. Gióng là người anh hùng trẻ tuổi mang lí tưởng của cộng đồng, bởi vậy, tiếng nói ấy cũng đại diện cho ý thức của người trẻ, ý thức dân tộc về sự nghiệp giữ nước, chống giặc ngoại xâm, trong những buổi đầu dựng nước và giữ nước. Mặt khác, tiếng nói ấy không phải là tiếng nói của cậu bé ba tuổi vì ở đây con số “3” chỉ có ý nghĩa tượng trưng cho số nhiều, là con số thiêng mang nội hàm văn hoá sâu sắc. Tính chất người anh hùng với những chiến công hiển hách ở Gióng được cụ thể hoá khi giặc Ân xâm lược. Vũ khí ban đầu của Gióng vô cùng thần kì, đó là giáp sắt, roi sắt và một con ngựa sắt có thể phun ra lửa. Những vũ khí ấy phản ánh thành tựu văn minh của người Việt cổ về kĩ thuật luyện kim, rèn đúc kim loại vừa phục vụ lao động, vừa phục vụ chiến đấu. Vũ khí còn lại của Gióng là bụi tre - đặc trưng của làng quê Việt, biểu tượng cho tinh thần bất khuất, đoàn kết của người dân Việt Nam, là sức mạnh giúp nhân dân ta luôn giành chiến thắng trước giặc ngoại xâm. Sau khi thắng giặc Ân, ngài không trở về nhà mà tại chân núi Sóc, ngài cởi bỏ giáp sắt, rồi cả người cả ngựa từ từ bay lên trời. Hình tượng Thánh Gióng hiện lên là người anh hùng khổng lồ mang sức mạnh cộng đồng. Bên cạnh đó các nhân vật thời Bắc thuộc với sức mạnh phi thường của mình khi ở cõi trần thế như Trưng Trắc, Trưng Nhị, Lê Phụng Hiểu, Lý Hoảng,... cũng làm nên những chiến công trong nháy mắt, dẹp giặc trong phút chốc khiến kẻ thù “hồn bay phách lạc”. Sau khi “hoá Thánh” các vị thần vẫn hiển linh phò vua giúp nước lập chiến tích vẻ vang như: Hai bà Trưng, Bố Cái, Lý Hoảng, thần sông Tô Lịch Long Đỗ, thần núi Tản Viên, Trương Hống, Trương Hát, thần núi Đồng Cổ, Lý Phục Man ,... Có thể nói, motif này đã xây dựng hình hài cá nhân người anh hùng chứa đựng sức mạnh của tập thể, của cộng đồng, của linh khí núi sông thiêng liêng.

Motif tài năng và phép lạ khắc hoạ hình ảnh người anh hùng trong các thiên truyện đều hội tụ những phẩm chất, tài năng, trí tuệ cao đẹp của thời đại. Ở họ đều được “ban tặng” những tài năng và phép lạ thường, siêu nhiên hơn người, hơn đời, anh minh, siêu phàm. Ví như Đổng Thiên Vương liền lớn nhanh như thổi vươn vai một cái bỗng nhiên biến thành tráng sĩ đánh tan giặc Ân rồi “hoá Thánh” bay về trời. Hay như Sơn Tinh có phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, Lạc Long quân với sức mạnh phi thường diệt trừ Ngư Tinh, Mộc Tinh, Hồ Tinh,... Với Motif

này, người anh hùng mang những phẩm chất, tài năng phi thường đại diện cho sức mạnh tập thể, dân tộc mà nhân dân muốn gửi gắm ước mơ, khát vọng của cả cộng đồng, dân tộc ấy.

Motif kỳ ngộ tiêu biểu là cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử trong Truyện Nhất Dạ Trạch. Đây là cuộc gặp gỡ giữa hai con người thuộc hai đẳng cấp đối lập nhau nhưng đều có khát vọng hạnh phúc. Bên cạnh đó, còn rất nhiều những cuộc tương phùng trong cõi mộng giữa thánh, thần và người. Điểm qua là những cuộc kỳ ngộ giữa: vua Ngô quyền với Bố Cái Đại Vương, Hai Bà Trưng gặp vua Lý Anh Tông, Mỵ Ê tương phùng với Lý Nhân Tông, Thần sông Tô Lịch giáp mặt với Cao Biền, Trương Hống, Trương Hát gặp vua Ngô Nam Tấn, thần Rùa Vàng chỉ dẫn An Dương Vương xây thành và giúp đánh giặc, Triệu Xương mơ thấy cùng Lý Thân giảng sách Xuân Thu, Tả Truyện; Vũ thị mộng thấy thần Ma La,... Chính những cuộc gặp gỡ kỳ lạ này đã khiến cho không gian, thời gian trong mỗi thiên truyện trở nên huyền ảo và làm nổi bật đặc trưng của thể loại truyền kỳ.

Motif hoá thân thần kỳ là motif quen thuộc trong thể loại truyền thuyết dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự kiến tạo căn tính dân tộc qua việt điện u linh và lĩnh nam chích quái​ (Trang 78 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)