Tình hình tín dụng nói chung tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng bất động sản tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông sài gòn (Trang 42)

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn tại BIDV – CN Đông Sài Gòn

Đvt: tỷ đồng Năm So sánh Khoản mục 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) Tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) Cho vay ngắn hạn 625 59 628 58 804 66 3 0.5 176 28

Cho vay trung,

dài hạn 440 41 449 42 409 34 8 2 -40 -9

Tổng dư nợ 1,065 1,076 1,213 11 1 136 13

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của BIDV – CN Đông Sài Gòn (2010-2012 [7]

Xét về kỳ hạn cho vay, trong cả 3 năm trở lại đây, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ và liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm

2011, cho vay ngắn hạn đạt 628 tỷ đồng (chiếm 58% tổng dư nợ), tăng 3 tỷ đồng (tương ứng tăng 0.5%) so với năm 2010. Năm 2012, cho vay ngắn hạn đạt 804 tỷ đồng, tăng 176 tỷ đồng (tương ứng tăng 28%) so với năm 2011, nâng tỷ trọng cho vay ngắn hạn từ 58% lên 66% trong tổng dư nợ. Sở dĩ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng liên tục qua các năm nguyên nhân là do: Thứ nhất, nhu cầu cho vay ngắn hạn của các doanh nghiệp tăng lên trong khi nguồn vốn của các doanh nghiệp không đủ trang trải cho các chi phí phát sinh; Thứ hai, nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là nguồn tiền gửi ngắn hạn, nếu dùng nguồn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ dẫn đến rủi ro cao; Thứ ba, với nền kinh tế khó khăn trong ba năm qua, việc cho vay ngắn hạn sẽ hạn chế được những rủi ro xảy ra cho ngân hàng.

Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn tại BIDV – CN Đông Sài Gòn

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của BIDV – CN Đông Sài Gòn (2010-2012 [7]

Về cho vay trung dài hạn, mặc dù có sự tăng nhẹ vào năm 2011 nhưng sau đó đã giảm mạnh vào năm 2012. Cụ thể, năm 2011, cho vay trung dài hạn đạt 449 tỷ đồng (chiếm 42% tổng dư nợ), tăng 8 tỷ đồng (tương ứng tăng 2%) so với năm 2010. Do tình hình kinh tế khó khăn nên đa phần các doanh nghiệp chủ động thu ẹp sản xuất kinh doanh, mặt khác việc huy động nguồn vốn trung dài hạn có sự

sụt giảm mạnh so với năm trước nên tốc độ tăng trưởng cho vay trung dài hạn chỉ tăng 2% so với năm 2010. Sang năm 2012, cho vay trung dài hạn đạt 409 tỷ đồng (chiếm 34% trong tổng dư nợ), giảm 40 tỷ đồng (tương ứng giảm 9%) so với năm 2011. Mặc dù năm 2012 nguồn vốn huy động trung dài hạn tăng mạnh, tuy nhiên nguồn vốn này tăng là do việc tăng lãi suất huy động, chính việc tăng lãi suất huy động đầu vào dẫn đến lãi suất cho vay trung dài hạn cũng ở mức cao, gây khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như cá nhân trong việc tiếp cận vốn. Đặc biệt, với mức lãi suất cao, việc mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư vào các dự án trung dài hạn trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn là không khả thi. Do đó, cho vay trung dài hạn năm 2012 đã giảm 9% so với năm 2011.

Bảng 2.4: Một số chỉ số cho vay tại BIDV – CN Đông Sài Gòn

Đvt: tỷ đồng

Năm

Khoản mục 2010 2011 2012

1. Tổng dư nợ 1,065 1,076 1,213

1.1. Cho vay ngắn hạn 625 628 804

1.2. Cho vay trung, dài hạn 440 449 409

2. Tổng vốn huy động 2,018 2,261 2,882 2.1. Không kỳ hạn 622 540 590 2.2. Ngắn hạn 1267 1657 958 2.3. Trung dài hạn 129 64 1334 3. Tỷ số (1)/(2) 0.53 0.48 0.42 4. Tỷ số (1.1)/(2.1) 0.49 0.38 0.84 5. Tỷ số (1.2)/(2.3) 3.41 7.01 0.31

Dựa vào Bảng 2.4 có thể thấy, nguồn vốn cho vay của CN trong ba năm qua luôn được đảm bảo bởi nguồn vốn huy động được. Tỷ số Tổng dư nợ/Tổng vốn huy động qua các năm lần lượt là 0.53, 0.48 và 0.42, tỷ số này giảm qua các năm chứng tỏ CN luôn dư thừa số vốn huy động được. Xét về cơ cấu, năm 2010 và 2011, tổng vốn huy động của CN chủ yếu là từ nguồn vốn ngắn hạn khiến cho bảng cân đối tài sản bị mất cân đối kỳ hạn nghiêm trọng. Năm 2010, dư nợ cho vay trung, dài hạn gấp 3.41 lần nguồn vốn trung dài hạn huy động được và con số này lên đến 7 lần vào năm 2011. Điều này cho thấy ngân hàng phải đối mặt với rủi ro cao khi dùng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.Đến năm 2012, nhờ việc tăng lãi suất huy động ở khoảng trung dài hạn đã làm nguồn vốn này tăng lên, đảm bảo cho việc cho vay trung dài hạn.Tỷ số dư nợ cho vay trung dài hạn/nguồn vốn huy động trung dài hạn là 0.31.Kết quả này cho thấy những cố gắng của CN trong năm qua để cân đối lại bảng cân đối tài sản của mình.

Về RRTD trong cho vay, chỉ tiêu dùng để đánh giá rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Từ năm 2006 đến nay, CN thực hiện phân loại nợ theo hình thức định tính dựa vào điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN, cũng như lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD theo quyết định này.

Bảng 2.5: Tình hình nợ xấu tại BIDV – CN Đông Sài Gòn

Đvt: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 06/2013 Tổng dư nợ 1,065 1,076 1,213 1,497 Tổng nợ xấu 0.18 26.37 25.88 30.36 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0.02 2.45 2.13 2.03

Năm 2010, tại BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 0.02%.Trong 2 năm gần đây, tỷ lệ này có khuynh hướng tăng.Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu từ 0.02% tăng mạnh lên 2.45%. Tuy nhiên, bằng với quy trình tín dụng chặt chẽ, công tác quản trị RRTD được chú trọng hơn nên sang năm 2012, ngân hàng đã phần nào khống chế được tình hình nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu tại CN đã giảm xuống còn 2.13%. Trong 6 Tháng đầu năm 2013, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn chỉ còn 2.03% nhưng không phải vì nợ xấu giảm xuống mà là do tổng dư nợ cho vay tăng mạnh so với năm 2012 (tăng 284 tỷ đồng), cao hơn mức tăng của tổng nợ xấu (tổng nợ xấu tăng 4.48 tỷ đồng so với 2012). Nhìn vào các số liệu nêu trên cho thấy công tác quản RRTD tại CN là chưa thực sự tốt.

2.2.2. Thực trạng tín dụng bất động sản tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn

2.2.2.1. Sản phẩm tín dụng bất động sản tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu

tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn

Khách hàng cá nhân:

Đối với nhóm khách hàng cá nhân, hiện tại BIDV có sản phẩm cho vay mua nhà. Để hỗ trợ khách hàng trong việc tìm kiếm và sở hữu căn nhà mơ ước, BIDV đã thực hiện thỏa thuận hợp tác với các chủ Đầu tư triển khai các chuơng trình ưu đãi đối với khách hàng vay mua nhà tại các dự án phát triển nhà ở. Trong thời gian qua, việc triển khai Gói tín dụng 3.000 tỷ đồng cho cá nhân, hộ gia đình mua nhà các dự án phát triển nhà ở của BIDV đã nhận được sự quan tâm và hưởng ứng mạnh mẽ từ phía các chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở và các khách hàng.

Để tạo điều kiện hơn nữa cho các khách hàng có nhu cầu, BIDV quyết định mở rộng phạm vi và đối tượng cho vay của Gói tín dụng 3.000 tỷ. Theo đó, khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình mua nhà tại các dự án phát triển nhà ở trên tất cả các địa bàn có chi nhánh BIDV đang hoạt động sẽ được BIDV cho vay mua nhà với các ưu đãi đa dạng chưa từng có cả về thủ tục và lãi suất vay mua nhà cùng

nhiều ưu đãi khác về sản phẩm dịch vụ.

Đây là một trong những biện pháp BIDV hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và việc BIDV hướng tới chính là khơi thông đầu ra cho các dự án phát triển nhà ở bằng việc phối hợp cùng các chủ đầu tư hỗ trợ về mặt tài chính và ưu đãi cho các khách hàng mua nhà tại các dự án đó. Tham gia chương trình cho vay mua nhà tại BIDV trong dự án 3.000 tỷ đồng, khách hàng sẽ được hưởng nhiều ưu đãi vượt trội như được hưởng mức lãi suất cạnh tranh (12%/năm trong 06 tháng đầu tiên của khoản vay kể từ thời điểm giải ngân).

Thời hạn cho vay dài (tối đa 15 năm). Hạn mức cho vay đến 85% giá trị nhà mua.

Khách hàng tham gia Gói tín dụng 3.000 tỷ của BIDV khi mua bảo hiểm nhà chung cư của BIC sẽ được miễn 50% phí bảo hiểm năm đầu tiên và 25% cho các năm tiếp theo. Nếu mua bảo hiểm BIC Bình An, khách hàng cũng sẽ được miễn 50% phí năm đầu tiên và 10% cho các năm tiếp theo.

Ngoài ra, khách hàng còn được hưởng nhiều ưu đãi khác theo từng dự án của chủ đầu tư.

Phương thức trả nợ: linh hoạt. Khách hàng có thể lựa chọn trả gốc và lãi định kỳ hàng tháng hoặc trả gốc định kỳ, trả lãi hàng tháng.

Đảm bảo tiền vay: tài sản hình thành từ vốn vay, hoặc tài sản bảo đảm khác của khách hàng hoặc của bên thứ ba, hoặc kết hợp các hình thức bảo đảm.

Thời hạn cho vay: tối đa có thể đến 20 năm.  Khách hàng doanh nghiệp:

BIDV tài trợ vốn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã được phép kinh doanh BĐS để đầu tư các dự án BĐS trên lãnh thổ Việt Nam.

Đối tượng tài trợ: dự án văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, khu đô ị, khu du lịch, khách sạn,…

Thời hạn tài trợ: trung và dài hạn.

Tỷ lệ tài trợ cao, lên đến 85% tổng mức đầu tư của dự án.

2.2.2.2. Thực trạng tín dụng BĐS

Theo kết quả báo cáo tại BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn, trong các năm 2010 – 2011 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ tín dụng BĐS ngày càng tăng, bên cạnh đó, dự nợ quá hạn và nợ xấu cũng phát sinh trong năm 2013. Những khoản nợ quá hạn này đều xuất phát từ khách hàng vay là tổ chức kinh tế , điều này cho thấy những khoản vay kinh doanh cao ốc, văn phòng cho thuê bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, việc BĐS đóng băng làm cho khách hàng vay không có đầu ra, dẫn đến việc không có nguồn thu để trả nợ vay cho BIDV –Chi nhánh Đông Sài Gòn như tính toán ban đầu.

Bảng 2.6: Tổng dư nợ tín dụng BĐS

Đvt: tỷ đồng

Năm Tổng dư nợ Dư nợ BĐS Tỷ trọng (%)

2010 1,065 218.70 20.54

2011 1,076 361.52 33.60

2012 1,213 439.32 36.22

30/06/2013 1,497 288.68 19.28

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của BIDV – CN Đông Sài Gòn (2010-2012 [7]

Bảng 2.6 cho thấy dư nợ BĐS tại BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn tăng qua các năm 2010 – 2011 – 2012, từ 218.70 tỷ đồng lên 439.32 tỷ đồng. Trong khí đó 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ BĐS tại BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn lại có xu hướng giảm xuống chỉ còn 288.68 tỷ đồng, chiếm 19.28% trên tổng dư nợ, và tỷ lệ này là thấp nhất so với các năm trước đó. Mặt khác, bảng 2.6 còn cho thấy cơ cấu tín dụng BĐS khá cao so với tổng dư nợ của chi nhánh trong các năm 2010 – 2011 – 2012, tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ này đã giảm mạnh là do chi nhánh cơ cấu lại danh mục cho vay để phù hợp với tình hình thực tế, và giảm thiểu rủi roc

ho ngân hàng. Tất cả những điều nêu trên đã phản ánh được phần nào sự khó khăn trong công tác tín dụng BĐS tại chi nhánh mặc dù tổng dư nợ tăng qua các năm.

Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ tín dụng BĐS

Đvt: tỷ đồng

Năm Dư nợ BĐS Dư nợ BĐS Tỷ trọng (%)

Cá nhân Tổ chức Cá nhân Tổ chức

2010 219 33.31 185.39 15.23 84.77

2011 362 37.15 324.37 10.28 89.72

2012 439 45.91 393.41 10.45 89.55

30/06/2013 289 100.91 187.77 34.96 65.04

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của BIDV – CN Đông Sài Gòn (2010-2012 [7]

Bảng 2.7 phản ánh sản phẩm tín dụng của BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn phần lớn là cung cấp cho khách hàng DN. Tỷ lệ của khách hàng DN vay BĐS luôn chiếm trên 80% trong các năm 2010 – 2011 – 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2013 tỷ trọng cho vay BĐS của toàn chi nhánh giảm xuống so với tổng dư nợ ( đạt 19.28% - bảng 2.6) chủ yếu là do giảm dư nợ cho vay BĐS đối với khách DN, trong khi đó dư nợ BĐS khách hàng cá nhân lại có xu hướng tăng. Điều này phản ánh thị trường BĐS biến động xấu thì khách hàng DN chịu ảnh hưởng mạnh hơn là khách hàng cá nhân. Những dự án BĐS phải giảm giá để kích cầu, tạo điều kiện cho người mua tiếp cận với mức giá rẻ. Do đó, tín dụng BĐS đối với khách hàng cá nhân tăng mạnh (34.96 %) là điều tất yếu.

Bảng 2.8: Nợ xấu tín dụng BĐS

Đvt: tỷ đồng

Năm Tổng dư nợ Dư nợ BĐS

quá hạn Tỷ lệ (%) Dư nợ BĐS xấu Tỷ lệ (%) 2010 1,065 - - - - 2011 1,076 - - - - 2012 1,213 - - - - 30/06/2013 1,497 55.22 3.69 21.12 1.41

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của BIDV – CN Đông Sài Gòn (2010-2012 [7]

Tỷ lệ dư nợ quá hạn BĐS chiếm 3.69% so với tổng dư nợ và chiếm 19.13% so với dư nợ cho vay BĐS; Khi đó, tỷ lệ nợ xấu chiếm 1.41% so với tổng dư nợ và chiếm 7.32% so với dư nợ cho vay BĐS. Số liệu nêu trên cho thấy công tác quản lý rủi ro tín dụng BĐS tại chi nhánh trong 6 tháng đầu năm 2013 còn chưa thực sự tốt, khi dự nợ cho vay BĐS giảm mạnh và nợ xấu lại tăng rất cao. Theo phản ánh của Ban điều hành tại chi nhánh thì những khoản nợ xấu này đếu bắt nguốn từ cho vay BĐS khách hàng DN.

2.2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng bất động sản tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn

RRTD thường phát sinh do khách hàng không thực hiện trả nợ theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, khiến người cho vay - ngân hàng - phải gánh chịu các tổn thất tài chính. Tình hình nợ xấu tăng cao trong những năm gần đây đang đòi hỏi phải có giải pháp xử lý cấp bách cũng cho thấy phần nào những hệ lụy mà RRTD gây ra, cũng như sự cần thiết phải tăng cường khả năng QTRR nói chung, RRTD nói riêng.Về khách quan, không khó để nói rằng tình

hoảng phục hồi yếu, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thị trường BĐS trầm lắng.Tuy nhiên, thực tế cũng phải nhìn nhận đã có nhiều yếu tố chủ quan về phía ngân hàng cũng khiến cho RRTD tăng cao hơn như: hệ thống đánh giá tín dụng nội bộ còn yếu và mang nhiều yếu tố định tính; việc đánh giá giá trị TSĐB chưa chuẩn; công tác kiểm toán nội bộ lỏng lẻo; chưa có hoặc chưa phát huy tốt vai trò của hệ thống cảnh báo sớm…

Vì vậy, vấn đề quản lý RRTD luôn được BIDV Đông Sài Gòn quan tâm và đưa vào cả quy trình cấp tín dụng, nhằm hạn chế mức thấp nhất các rủi ro tín dụng có thể xảy ra sau khi ký kết hợp đồng vay. Cụ thể:

2.2.3.1. Về quản lý rủi ro trong quy trình cho vay

Ở khâu thẩm định rủi ro, tại CN, phòng Quản lý Rủi ro tiếp nhận báo cáo đề xuất tín dụng và hồ sơ tín dụng từ phòng QHKH và phòng giao dịch. Như vậy rủi ro sẽ có thể được phát hiện tại khâu này nếu như ở khâu thẩm định khách hàng mà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng bất động sản tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông sài gòn (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)