Công tác quản lý chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng bất động sản tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông sài gòn (Trang 59 - 60)

Tại BIDV chưa thể hiện rõ nét chức năng nhiệm vụ của Hội đồng quản trị trong việc hoạch định chiến lược QLRR tổng thể trong đó có chiến lược QLRR tín dụng trên cơ sở các rủi ro. Các chiến lược này phải được xây dựng hàng năm và thông tin đến từng chi nhánh và từng cán bộ liên quan đến nghiệp vụ có rủi ro nhằm nâng cao trách nhiệm trong công tác QLRR. Tuy nhiên, ở BIDV, chiến lược QLRR tín dụng chỉ được xây dựng cho thời gian trung dài hạn, chưa có chiến lược QLRR trong ngắn hạn, chưa có hướng dẫn cụ thể cho chi nhánh trong việc kế hoạch QLRR theo từng sản phẩm nhất là sản phẩm tín dụng mà chỉ có định hướng còn mang tính chung chung rất khó thực hiện. Các phương pháp, công cụ để nhận biết, đo lường RRTD bằng chỉ tiêu định lượng chưa có hướng dẫn cụ thể, điều này

dẫn đến việc xác định mức độ các rủi ro không chính xác, từ đó dẫn đến việc kiểm soát, QLRR sẽ bị hạn chế và ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng tổn thất tối đa của ngân hàng.

BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn chưa xây dựng kế hoạch QLRR, việc QLRR tín dụng còn rất thụ động và thực hiện theo phương thức triển khai kế hoạch, thực hiện các chỉ đạo, các cảnh báo RRTD từ Hội sở chính.

BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn chưa xây dựng, đào tạo cán bộ QLRR tín dụng chuyên nghiệp có đủ trình độ thực hiện công tác QLRR hiệu quả.

Phòng QLRR tín dụng có chức năng độc lập song song với việc thẩm định tín dụng của bộ phận QHKH, phòng giao dịch. Tuy nhiên, theo quy định của BIDV, phòng QLRR chỉ chịu trách nhiệm thẩm định trên hồ sơ mà không chịu trách nhiệm trên thực tế khoản vay, điều này nhân viên QLRR rất khó thực hiện việc thẩm định, vì trong thực tế khi thẩm định rủi ro tài sản, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng nếu cán bộ QLRR không đi thẩm định thực tế thì mức độ đánh giá không sâu, ý kiến thẩm định RRTD thường bị bất đồng với bộ phận tín dụng nên dễ dẫn đến tranh cãi nội bộ giữa phòng QLRR tín dụng và phòng QHKH, phòng giao dịch, và gây chậm trễ trong việc giải quyết hồ sơ vay vốn cho khách hàng, giảm tính cạnh tranh của ngân hàng. Đây cũng chính là mặt hạn chế trong quy trình cấp tín dụng của BIDV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng bất động sản tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông sài gòn (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)