Chất lượng của xếp hạng tín dụng nội bộ phụ thuộc rất lớn vào mô hình tổ chức và đội ngũ nhân sự của BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn. Do đó, BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn cần hoàn thiện mô hình tổ chức, đảm bảo phân tách rõ rang trách nhiệm giữa cac bộ phận liên quan trong công tác quản lý rủi ro và tranh xung đột lợi ích. Cụ thể, phòng QLRR cần thực hiện thẩm định độc lập đối với từng khách hàng được xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm kiểm soát chặt chẽ và nắm bắt đầy đủ các thong tin, biến động liên quan đến khách hàng. Việc thẩm định độc lập cần được xác nhận bởi lãnh đạo phòng QHKH và phòng QLRR, ban Giám đốc trong báo cáo thong tin tổng hợp về xếp loại khách hàng.
Đối với những khách hàng có những biến động lên nhóm, chuyển nhóm, phát sinh nợ quá hạn, nợ cơ cấu, biến động khác,… thì ban Giám đốc BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn nên yêu cầu họp Hội đồng tín dụng cơ sở và yêu cầu các bộ phận liên quan ( phòng QLRR và phòng QHKH) cung cấp đầy đủ tài liệu kèm theo trình các thành viên Hội đồng tín dung cơ sở bao gồm báo cáo đề xuất tín dung gần nhất, báo cáo cơ cấu nợ dưới dạng bản giấy để các thành viên họp có đủ cơ sở đưa ra ý kiến. Bên cạnh đó, đòi hỏi nhân viên xếp hạng tín dụng phải chuyên sâu về nghiệp vụ và am hiểu toán kinh tế để ứng dụng các mô hình kinh tế lượng trong phân tích, quản lý rủi ro.
Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên các số liệu thống kê lịch sử của chính BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn. Để thực hiện công tác xếp hạng tín dụng được chính xác, lãnh đạo phòng QHKH, phòng giao dịch, phòng QLRR cần quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc tiếp nhận, xử lý các tài liệu, thông tin đầu vào, yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, báo cáo tài chính,… phản ánh trung thực, khách quan hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, năng lực quản lý, điều hành của khách hàng. Đồng thời, lãnh đạo phòng QHKH, phòng giao dịch, phòng QLRR yêu cầu nhân viên thu thập và báo cáo đầy đủ chi tiết các thông tin liên quan đến khách hàng và khoản vay tại báo cáo đề xuất tín dụng, trên cơ sở đó thực hiện chấm, điểm
xếp loại khách hàng trung thực, khách quan phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, năng lực quản lý, điều hành của khách hàng.
Ngoài những đề xuất cho quy trình QLRR tín dụng nói chung tại BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn dựa vào những hạn chế đã trình bày tại mục 2.4.2 , tác giả cũng dưa ra một số đề xuất nhằm hạn chế RRTD BĐS dựa trên những nguyên nhân gây ra RRTD BĐS (khách quan và chủ quan). Cụ thể: