Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ Ngành liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng bất động sản tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông sài gòn (Trang 78 - 86)

Nên hoàn thiện và tạo mội trường pháp lý thuận lợi

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong quá trình xử lý TSĐB nợ vay, góp phần lành mạnh tình hình tài chính ngân hàng, Nhà nước cần hoàn thiện hệ

thống các văn bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt là cần sớm trình quốc hội để sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng nhưng còn nhiều lỗ hổng và bất cập hiện nay như Luật Thi hành án Dân sự, Luật Tố tụng Dân sự.

Tạo môi trường kinh tế ổn định

Môi trường kinh tế ổn định có tác dụng rất lớn, không chỉ đối với hoạt động của các doanh nghiệp mà còn đối với các Tổ chức Tín dụng.Những thay đổi về chính sách của Nhà nước có tác động rất mạnh đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, Nhà nước nên nâng cao hơn nữa công tác dự báo, xây dựng kế hoạch vĩ mô, công tác quy hoạch hạn tầng,…với những quy định chi tiết và có lộ trình rõ rang đi đôi với việc bố trí nguồn vốn để các doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch kinh doanh của mình. Một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng là do nền kinh tế phát triển không bền vững, tình hình lạm phát cao. Trong thời gian vừa qua với sự nỗ lực vượt bậc của Chính phủ và các ban ngành chức năng, nền kinh tế vận hành với mức độ lạm phát được kiềm chế ở mức một con số. Tuy nhiên chỉ số giá tiêu dùng còn cao gây khó khăn cho xã hội và nền kinh tế. Do đó, Chính phủ nên có những biện pháp hợp lý và hữu hiệu hơn nữa để điều hành nền kinh tế ổn định. Chính phủ nên giữ các cân đối vĩ mô của nền kinh tế trong mọi tình huống, tình hình diễn biến thị trường cần phải được dự báo, cần theo dõi, giám sát hơn nữa, không để xảy ra mật cân đối cục bộ, nhất là những vật tư hàng hoá quan trọng là đàu vào của nền kinh tế, và nhu yếu phẩm của đời sống nhân dân. Bên cạnh đó cần phải chú trọng đầu tư hiệu quả các công cụ tài chính tiền tệ tác động hiệu quả đến sự ổn dịnh của nền kinh tế.Chính phủ cần cân đối giữa tăng trưởng với lạm phát nhằm phát triển kinh tế, đưa đất nước ngày càng tiến sâu vào hội nhập với thế giới.

Việc xử lý TSĐB qua trung tâm đấu giá và khởi kiện khách hàng vay vi phạm hợp đồng tín dụng ra tòa trong thời gian qua đã gây không ít khó khăn và mất nhiều thời gian cho các TCTD trong việc thu hồi nợ vay. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong việc xử lý TSĐB để thu hồi nợ vay, Chính

phủ nên nghiên cứu đưa ra những quy định cho phép các TCTD được phép thỏa thuận với khách hàng vay về việc bán TSĐB khi khách hàng vay không thanh tóan được nợ vay trong một khỏang thời gian nhất định nào đó phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên và giá bán TSĐB được xác định ngay từ đầu khi hai bên thiết lập các hợp đồng thế chấp, mà không cần phải thông qua trung tâm bán đấu giá tài sản hay khởi kiện khách hàng vay ra tòa và chuyển sang cơ quan thi hành án như hiện nay.

Đối với việc quản lý các doanh nghiệp, Chính phủ nên quy định việc phải có kiểm toán bắt buộc đối với các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu hay tổng doanh thu đạt đến một mức nào đó, ví dụ như doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu từ 5 tỷ đồng trở lên hay có tổng doanh thu/năm từ 10 tỷ đồng trở lên thì bắt buộc phải có chế độ kiểm tóan độc lập. Các công ty kiểm toán phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán của mình, tính minh bạch của kiểm toán sẽ giúp phản ảnh chính xác và trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp.Từ đó giúp ngân hàng đánh giá đúng về khả năng tài chính của doanh nghiệp để có những quyết định cấp tín dụng đúng đắn, hạn chế được các rủi ro trong cho vay.

Chính phủ cần kịp thời chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên ngành xử lý những vấn đề pháp lý phức tạp liên quan đến quản lý đất đai, quy hoạch xây dựng, quyền sử dụng đất, những vấn đề có tính lien ngành, lien quan đến xử lý rủi ro tín dụng.

Uỷ Ban Nhân Dân nên xây dựng khung giá nhà-đất phù hợp với giá trị thực tế trên thị trường, không quy định khung giá cao hơn so với giá thị trường gây khó khăn cho việc thẩm định trị giá tài sản thế chấp khi cho vay và xử lý tài sản thế chấp khi thi hành án.

Toà án, cục thi hành án nên tăng cường thực thi pháp luật nhằm giải quyết nhanh chóng và hiệu quả các trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ngân hàng, người đi vay mất khả năng trả nợ,…Cần đảm bảo quyền chủ nợ của các tổ chức tín dụng theo thông lệ của luật pháp quốc tế: khi khách hàng không trả được nợ các

TCTD có quyền phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ mà không cần phải thông qua bất kỳ cơ quan pháp luật nào.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên khung lý thuyết ở chương 1, cơ sở khoa học thực tiễn ở chương 2, trong chương 3 của luận văn, tác giả đã đưa ra hệ thống các giải pháp, đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của QLRR tín dụng BĐS tại BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn, cụ thể:

Hệ thống giải pháp cho BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn:  Thực hiện nghiêm túc việc chấm điểm xếp hạng khách hàng  Sớm nhận diện RRTD bắt nguồn từ phía khách hàng

 Xây dựng sản phẩm tín dụng BĐS phù hợp với tình hình thực tế  Nâng cao chất lượng trong công tác thẩm định tín dụng

 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên làm công tác tín dụng

 Xây dựng và kiểm soát tỷ trọng cho vay BĐS so với dư nợ của toàn chi nhánh Kiến nghị và đề xuất: bên cạnh những giải pháp đưa ra, tác giả còn đưa ra một số kiến nghị với BIDV; NHNN Việt Nam; Chính phủ, nhằm hỗ trợ ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững để nâng cao khả năng cạnh tranh tiến đến hội nhập với quốc tế.

KẾT LUẬN

Trên thế giới, cho vay trong lĩnh vực BĐS hoặc cho vay thế chấp BĐS là dịch vụ tài chính phổ biến của ngân hàng. Tuy nhiên nguồn vốn chủ yếu cho thị trường BĐS được huy động từ các nguồn tài chính là các quỹ như quỹ bảo hiểm, quỹ hưu trí, các quỹ của nhà nước và các quỹ của các công ty tài chính nói chung chứ không phải của ngân hàng

Ở Việt Nam tuy thị trường BĐS chỉ mới bắt đầu khởi sắc từ năm 2003 trở lại đây, nhưng do thị trường tài chính chưa phát triển nên nguồn vốn cho thị trường BĐS phụ thuộc hoàn toàn vào ngân hàng. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, với nhiều nguyên nhân khác nhau, thị trường BĐS Việt Nam đang phát triển thiếu tính bền vững, môi trường pháp lý chưa chặt chẽ, thông tin về thị trường còn thiếu... Điều này sẽ ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp kinh doanh BĐS, qua đó gây rủi ro cho hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng BĐS của các NHTM nói riêng. Mặt khác, tín dụng BĐS thường có quy mô lớn và kỳ hạn dài, nên những rủi ro về tính thanh khoản trong suốt quá trình cho vay là rất lớn.

Do vậy, BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn cần phải thận trọng cho vay trong lĩnh vực BĐS, như tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư và xây dựng, tín dụng ngân hàng; phải ban hành quy định về nghiệp vụ cho vay BĐS, đảm bảo kiểm soát rủi ro hệ thống, khống chế tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay BĐS ở mức hợp lý so với tổng dư nợ và nguồn vốn; theo dõi chặt chẽ, có tính hệ thống và liên tục các hoạt động cho vay BĐS, diễn biến cung - cầu và giá cả trên thị trường … Bên cạnh đó, NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát việc cho vay của các NHTM trong lĩnh vực BĐS; Đồng thời, giữa các bộ, ngành nên có sự phối hợp triển khai những giải pháp nhằm phát triển ổn định thị trường BĐS, như hoàn thiện môi trường pháp lý, xây dựng hệ thống thông tin thị trường BĐS, minh bạch hoá thông tin năng lực các của

Đề tài của luận văn nhằm mục đích nghiên cứu về thị trường tín dụng BĐS ở Việt Nam và vấn đề quản lý rủi ro tín dụng BĐS tại BIDV-Chi nhánh Đông Sài Gòn. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nghiên cứu, tài liệu tham khảo, số liệu thu thập, cũng như hạn chế về kinh nghiệm thực tế của tác giả trong lĩnh vực tín dụng BĐS mặc dù đã hết sức cố gắng và được sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn khoa học là PGS., TS. Nguyễn Thị Nhung cùng sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp. Song luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của Quý Thầy, Cô và bạn đọc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Bùi Diệu Anh, TS. Hồ Diệu, TS. Lê Thị Hiệp Thương (2011), Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, NXB Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh.

2. PGS.,TS. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Thống kê, TP.HCM.

3. Vương Quân Hoàng, TS Đại học Tổng hợp Bruxelles (Bỉ), “Mối liên thông giữa thị trường bất động sản, vốn và tiền tệ”.

4. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, quyết định số 8598/QĐ-BNC ngày 20/10/2006 về việc “ Ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ”.

5. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2006), quyết định số 9365/ QĐ- QLTD4 ngày 27/11/2006 về việc : “Ban hành chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro”.

6. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn (2010- 2012), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh”.

7. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn (2010- 2012), Báo cáo hoạt động tín dụng.

8. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2007), quyết định số 4130/QĐ- QLTD4 ngày 23/07/2007 về việc “Sửa đổi bổ sung một số điểm của chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro ban hành kèm theo quyết định số 9365/QLTD4 ngày 27/11/2006”.

9. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2011), thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/9/2011 về việc “Quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.

10. “Green & Watcher” (2005). Các trang web: 11. www.bidv.com.vn 12. www.gso.gov.vn 13. www.sbv.gov.vn 14. www.vietnamnet.vn 15. www.vneconomy.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng bất động sản tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông sài gòn (Trang 78 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)