Ở khâu thẩm định rủi ro, tại CN, phòng Quản lý Rủi ro tiếp nhận báo cáo đề xuất tín dụng và hồ sơ tín dụng từ phòng QHKH và phòng giao dịch. Như vậy rủi ro sẽ có thể được phát hiện tại khâu này nếu như ở khâu thẩm định khách hàng mà nhân viên QHKH không nhận biết được. Đồng thời sau khi giải ngân, bộ phận QHKH và bộ phận QLRR đều phải đồng thời theo dõi khoản vay đó. Đây chính là khâu xác định mục tiêu của công tác quản lý RRTD đã được giới thiệu ở phần trên, RRTD phải được nhận diện ngay từ trước khi giải ngân.
Nhân viên QHKH có trách nhiệm kiểm tra, rà soát sau đối với khoản vay như: mục đích sử dụng vốn vay, tình hình thực hiện các cam kết, điều kiện cho vay (tỷ lệ vốn tự có, TSĐB,…), kiểm tra thực trạng TSĐB theo quy định, định kỳ hàng năm thực hiện rà soát, đánh giá lại hiệu quả khai thác các dự án đầu tư, giàm sát tình hình thực hiện hợp đồng của khách hàng, tiến độ thu hồi tiền tạm ứng,…Kết thúc mỗi lần kiểm tra, nhân viên QHKH phải lập biên bản kiểm tra, đồng thời lập báo cáo kiểm tra nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không thực hiện đúng cam kết, hoặc phương án sản xuất kinh doanh BĐS của khách hàng không đạt hiệu quả như dự tính, có biến động bất lợi về TSĐB. Các biên bản, và báo cáo kiểm tra này phải được chuyển sang cho bộ phận quản trị RRTD lưu trữ. Đồng thời, nhân
viên QHKH phải thực hiện phân loại nợ theo đúng quy định của BIDV, đánh giá lại giá trị TSĐB theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cấp tín dụng của BIDV. Thường xuyên theo dõi, phân tích các biến động về hoạt động đầu tư của khách hàng để kịp thời nhận ra các rủi ro tiềm ẩn mỗi khi có biến động về kinh tế, xã hội. Luôn đôn đốc khách hàng thực hiện trả nợ gốc, lãi đúng theo cam kết. Nhân viên QHKH là người trực tiếp đề xuất các phương án xử lý và trực tiếp xử lý các khoản nợ xấu. Tất cả những đánh giá về khách hàng, về RRTD sẽ được nhân viên QHKH theo dõi liên tục trong khâu này. Từ đó, BIDV – CN Đông Sài Gòn sẽ sớm phát hiện ra RRTD để có những đề xuất, biện pháp xử lý kịp thời.
Bộ phận QLRR chịu trách nhiệm phối hợp với bộ phận QHKH và Quản trị Tín dụng trong việc phát hiện kịp thời các rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý, giám sát việc trích phập dự phòng và phân loại nợ. Bộ phận Quản trị Tín dụng định kỳ hàng tháng lập danh sách các khoản nợ đến hạn, các khoản vay điều chỉnh lãi suất, phí đến hạn thanh toán nhưng chưa thu, ngày hết hạn của chứng thư bảo hiểm tài sản. Đồng thời chịu trách nhiệm theo dõi các khoản nợ vay qua đó cảnh báo các dấu hiệu rủi ro cho bộ phận QHKH. Lập thông báo yêu cầu nhân viên QHKH tiến hành kiểm tra, rà soát các khoản vay.
Trong quá trình cho vay, Nhân viên QHKH phải tuân thủ theo đúng quy trình cấp tín dụng cho khách hàng, yêu cầu khách hàng tham gia mua bảo hiểm cho tài sản thế chấp, mua bảo hiểm cho dự án, công trình của mình để phòng ngừa những rủi ro khách quan như thiên tai. Thường xuyên theo dõi các khoản nợ vốn, lãi đến hạn của khách hàng để nhắc nhở khách hàng thanh toán, hoặc chuyển nhóm nợ theo đúng quy định để bộ phận kế toán dựa vào bảng phân loại nợ thực hiện trích lập dự phòng rủi ro kịp thời theo quy định.
Trong quy trình cấp tín dụng của BIDV đã lồng ghép các nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban vào với nhau, tuy nhiên vẫn mang tính độc lập, nếu phòng này kiểm tra không chặt chẽ thì phòng khác sẽ phát hiện và đôn đốc nhau làm theo quy trình. Một quy trình chặt chẽ như vậy đã một phần nào hạn chế rủi ro khi cấp tín
dụng tại BIDV ở mức tối thiểu.