Định hướng phát triển tín dụng đến năm 2015 của ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng bất động sản tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông sài gòn (Trang 66 - 67)

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN

Chi nhánh kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ đạo của Hội sở, kiểm soát chặt chẽ gia tăng tín dụng trung dài hạn, phấn đấu giảm tỷ lệ dư nợ nhóm II/tổng dư nợ, tăng dần tỷ trọng dư nợ bán lẻ/tổng dư nợ, hạn chế cho vay đối với những lĩnh vực rủi ro cao. Tiếp tục chỉ đạo công tác chuyển đổi phòng giao dịch bán lẻ đối với Quận 9, Linh Tây, kịp thời giải quyết các khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai.

Đối với tín dụng bán lẻ: Tích cực thực hiện các biện pháp tiếp cận khách hàng mục tiêu, tập trung xem xét cho vay các khách hàng có năng lực tài chính tốt, có thu nhập ổn định và từ khá trở lên, đảm bảo khả năng trả nợ, ưu tiên các khách hàng có quan hệ tiền gửi, sử dụng dịch vụ của BIDV (đặc biệt là các khách hàng quan trọng và thân thiết của BIDV), các khách hàng là cán bộ trong các doanh nghiệp có quan hệ hợp tác, vay vốn của BIDV.

Rà soát và cơ cấu các danh mục tín dụng, nền khách hàng (chú trọng tăng khách hàng từ nhóm A trở lên), hỗ trợ tối đa cho các khách hàng có chất lượng tốt, đem lại nguồn thu hiệu quả cho ngân hàng, gia tăng mức độ sử dụng trọn gói các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

Đánh giá tổng thể nền khách hàng tín dụng, phân nhóm khách hàng để xác định khả năng tối đa hóa NIM tín dụng (= lãi suất cho vay – lãi suất bán vốn FTP của HSC) và làm cơ sở để ban lãnh đạo chi nhánh phê duyệt giảm lãi suất cho vay đối với nhóm khách hàng cụ thể (Phòng QHKH DN và các phòng giao dịch báo cáo Giám đốc).

Mặc dù biết rằng cho vay BĐS trong thời điểm hiện tại chứa đựng rất nhiều rủi ro cho ngân hàng nhưng không vì thế mà BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn từ chối giải ngân cho các nhu cầu vốn về BĐS thực sự tốt. Vì hiện nay. trên thị trường vẫn còn rất nhiều nhu cầu về tín dụng BĐS. Do đó, trên cơ sở thực trạng của công tác QLRR tín dụng BĐS đã nêu ở chương 2 luận văn xin đưa ra một số các giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý RRTD BĐS tại BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn.

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI BIDV – CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng bất động sản tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông sài gòn (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)