Nguyên nhân của những mặt hạn chế trong công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng bất động sản tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông sài gòn (Trang 60 - 66)

dụng BĐS

 Uỷ ban QLRR mới được thành lập và nhân sự mới nên có nhiều hạn chế.  Phòng QHKH, phòng giao dịch thực hiện và ký kiểm soát trình Hội đồng tín dụng cơ sở phê duyệt, chỉ một số trường hợp đặc biệt (khách hàng phát sinh nợ quá hạn, có thông tin bất thường,…) thì phòng QLRR mới thực hiện xem xét, thẩm định lại nên phòng QLRR chưa thực hiện côn việc rà soát độc lập với từng khách

hàng.

 BIDV quy định chức năng, nhiệm vụ của phòng QLRR đảm trách quá nhiều nhiệm vụ như: kiểm tra kiểm soát nội bộ, thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, phòng chống rửa tiền, phòng chống tham nhũng,…Mặt khác, do phòng QLRR chịu sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của Ban giám đốc chi nhánh nên các kết luận kiểm tra không khách quan và không phản ánh đúng thực tế.

 Để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý RRTD đòi hỏi phải đủ nhân sự nhưng thực tế số lượng nhân viên tại phòng QLRR còn khá mỏng so với nhu cầu mở rộng mạng lưới, nhân viên QLRR phải là người dày dặn kinh nghiệm, giỏi chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên tại BIDV - Chi nhánh Đông Sài Gòn, số nhân viên có kinh nghiệm ít, phần đông là nhân viên mới tuyển vào và bị điều chuyển công tác. Việc kiểm tra kiểm soát được thực hiện sau khi các nghiệp vụ đã thực hiện hoàn thành sau một thời gian nên việc phát hiện sai sót và yêu cầu chấn chỉnh, sữa chữa không kịp thời, có những vụ việc đã xảy ra hậu quả mới phát hiện hoặc khi phát hiện thì khó khắc phục được.

 Theo quy định của BIDV thì tiêu chuẩn cán bộ công tác tại phòng QLRR là cán bộ đã trải qua làm chuyên môn nghiệp vụ từ 3 năm trở lên mới được bố trí vào phòng QLRR. Tuy nhiên, thực tế tại BIDV- chi nhánh Đông Sài Gòn còn tiếp nhận các sinh viên vừa tốt nghiệp nhận nhiệm vụ làm công tác QLRR, nên về kiến thức, kinh nghiệm thực tế không có, dẫn đến việc QLRR tín dụng chưa phát huy hiệu quả. Và còn một thực tế nữa là thường xuyên điều chuyển các nhân viên QHKH trình độ kém, làm không được việc về phòng QLRR tín dụng, như vậy sẽ rất nguy hại đến công tác QLRR tín dụng tại chi nhánh. Ngoài ra, BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn chưa chấp hành nghiêm túc quy trình tín dụng, quy chế cho vay, và bỏ sót các điều kiện cho vay. Cụ thể, trong quy định về cho vay bất động sản, khi doanh nghiệp thế chấp quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của các cá nhân ngoài doanh nghiệp ( không phải là thành viên trong Ban điều hành, của Hội đồng quản trị…) thì buộc phải trình lên cấp có thẩm quyền khi quyết định nhận tài sản đó. Như vậy

rủi ro sẽ xảy ra nếu nhân viên quan hệ khách hàng không trình theo đúng quy định của BIDV.

Ngoài những nguyên nhân làm cho công tác QLRR tín dụng BĐS tại chi nhánh bị hạn chế nêu trên thì còn có 2 nguyên nhân khác cũng làm ảnh hưởng đến công tác QLRR tín dụng BĐS tại chi nhánh đó là rủi ro từ người đi vay và từ thị trường BĐS. Đây là những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của BIDV:

 Rủi ro do khách hàng gây nên là rủi ro thường hay xuất hiện và gây thiệt hại nặng nề đối với ngân hàng. Trong đó có thể kể đến đó là năng lực yếu kém của người đi vay trong công tác quản lý doanh nghiệp, nguồn tiền của mình, dự đoán sai các vấn đề về thị trường, cố tình không thực hiện các cam kết trong hợp đồng tín dụng. Đối với mảng tín dụng doanh nghiệp thì lại có những rủi ro khác với cho vay khách hàng cá nhân. Cụ thể, thị trường bất động sản Việt Nam có tới 90% là nhà đầu tư trong nước. Họ có lợi thế về nguồn đất nhưng bất lợi về nguồn vốn và tính chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp bất động sản đa số có vốn tự có thấp, hoạt động chủ yếu dựa vào các định chế tài chính - tín dụng, vốn huy động ứng trước từ người mua. Các doanh nghiệp tham gia vào thị trường bất động sản chỉ chú trọng vào các tính toán ngắn hạn, kể cả tư duy về đầu tư, về cách tạo vốn phát triển thị trường, trong khi thị trường bất động sản chính quy cần những chiến lược trung hạn và dài hạn. Phần lớn các doanh nghiệp không có hoặc có rất ít hoạt động marketing chuyên nghiệp; không giữ đúng cam kết; không đúng tiến độ thi công, sản phẩm không đạt chất lượng, tiến hành đầu tư tràn lan các dự án mà không có khả năng giám sát quản lý, không có kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản, nguồn vốn không được sử dụng đúng mục đích...Vì không chuyên nghiệp nên khi thực hiện dự án đầu tư, đa số doanh nghiệp không có những nghiên cứu thị trường để đưa ra chiến lược kinh doanh thích hợp. Nhiều doanh nghiệp do không am hiểu về thị trường đã dẫn đến đầu tư tràn lan, lãng phí, thậm chí đầu cơ, tác động xấu đến thị trường. Khi đó, khi thị trường biến động, các doanh nghiệp phải chịu áp lực tài chính rất lớn, có nguy cơ bị phá sản, không trả được nợ vay ngân hàng.

 Thị trường BĐS biến động xấu làm ảnh hưởng đến công tác QLRR tín dụng BĐS tại chi nhánh bởi sự thiếu chuyên nghiệp của nó. Việc thiếu tính chuyên nghiệp này thể hiện ở sự mất cân đối về hàng hoá và chủ thể tham gia thị trường, cơ cấu sản phẩm chưa hợp lý so với nhu cầu thị trường, điển hình là ở mảng thị trường nhà ở, vì lý do lợi nhuận đa số các doanh nghiệp tập trung vào mảng căn hộ, biệt thự cao cấp, nhà phố…mà chưa tính đến mức thu nhập của đại đa số người có nhu cầu, trong khi lại thiếu sản phẩm dành cho người có thu nhập trung bình trở xuống. lại thiếu hụt các sản phẩm nhà ở dành cho người có thu nhập trung bình và thấp. Và các yếu tố quan trọng hỗ trợ cho thị trường BĐS vận hành như dịch vụ môi giới bất động sản, tư vấn, định giá BĐS, dịch vụ quản lý BĐS… chưa được pháp luật quy định và chưa có biện pháp quản lý làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lành mạnh của thị trường BĐS. Sự tham gia của các tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng vào các giao dịch và thị trường BĐS còn nhiều hạn chế cả về số lượng và nghiệp vụ, chưa đóng vai trò hậu thuẫn về vốn cho thị trường BĐS phát triển.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn đã thực hiện phân tích, đánh giá thực trang công tác QLRR tín dụng tại BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn. Cụ thể:

 Phân tích thực trạng tín dụng BĐS tại BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn  Phân tích thực trạng QLRR tín dụng BĐS tại BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn.

Từ thực trạng đó có những đánh giá chi tiết những mặt tích cực của công tác QLRR tín dụng BĐS tại Chi nhánh như : BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo thông lệ quốc tế; phân loại nợ, tính toán và trích lập dự phòng RRTD theo thông lệ quốc tế; xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ để quản lý các mặt nghiệp vụ của Chi nhánh.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực vừa nêu thì công tácQLRR tín dụng BĐS tại BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế: đó là tại BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn chưa bám sát quy trình QLRR tín dụng do Trung ương đề ra trong việc xác định mục tiêu của việc RLRR tín dụng, công tác đánh giá RRTD tại Chi nhánh, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa phát huy hiệu quả, văn bản hướng dẫn công tác chấm điểm tín dụng xếp hạng khách hàng còn nhiều bất cập và Trung ương chưa có hoạch định chiến lược QLRR tổng thể cho toàn hàng cũng như từng Chi nhánh.

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là:

• Do uỷ ban QLRR mới được thành lập

• Chức năng nhiệm vụ của phòng QLRR quy định quá nhiều nên tính chuyên nghiệp không cao.

• Phòng QLRR chị sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc tại BIDV – Chi nhành Đông Sài Gòn nên cũng sẽ phản ánh không khách quan công tác QLRR tín dụng.

• Nhân sự quá mỏng và thiếu kinh nghiệm so với nhu cầu của công việc QLRR.

• Rủi ro do khách hàng và thị trường BĐS mang lại cũng làm ảnh hưởng đến công tác QLRR tín dụng BĐS tại BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn.

Những nguyên nhân được rút ra trong quá trình phân tích, đánh giá thực trạng là cơ sở khoa học thực tiễn cho hệ thống giải pháp, kiến nghị và đế xuất của luận văn.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA

QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG BĐS TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng bất động sản tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông sài gòn (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)