BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn đã thực hiện phân loại nợ, tính toán và trích lập dự phòng RRTD theo thông lệ quốc tế.
Đối với các khách hàng là doanh nghiệp thì dư nợ sẽ được phân loại theo kết quả của HTXHTDNB của BIDV. Căn cứ vào kết quả của HTXHTDNB, các khoản nợ của khách hàng tại BIDV –chi nhánh Đông Sài Gòn sẽ được phân loại vào các nhóm nợ tương ứng như sau:
Bảng 2.9: Phân nhóm nợ dựa vào HTXHTDNB Xếp hạng khách hàng theo HTXHTDNB AAA AA A BBB BB B CCC CC C D Phân loại nhóm nợ nhóm Nợ 1 Nợ nhóm 2 Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 4 Nợ nhóm 5
Nguồn: Sửa đổi bổ sung một số điểm của chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng [8]
Để phản ánh đúng chất lượng tín dụng theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn đã nghiêm túc thực hiện phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04.2005 của Thống đốc NHNN với các khoản dư nợ hiện hành. Theo đó, các khoản nợ được phân loại theo nhóm 2,3,4,5 tuỳ thuộc vào thời gian chuyển nợ quá hạn gốc và lãi, BIDV-Chi nhánh Đông Sài Gòn đã thực hiện trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể:
Đối với dự phòng rủi ro chung: được trích 0.75% trên tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4
Bảng 2.10: Phân nhóm nợ dựa vào thời gian quá hạn
Nhóm nợ Thời gian quá hạn Mức trích lập (%)
Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn)
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) <90 ngày 5
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) Từ 90 ngày
đến < 180 ngày 20
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) Từ 180 ngày
đến < 360 ngày 50
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) >360 ngày 100
Nguồn: Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của BIDV [5]
Việc trích lập dự phòng rủi ro theo từng quý, thông qua số liệu dự phòng rủi ro giúp cho BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn, đánh giá được chất lượng tín dụng và có nguồn dự phòng để chủ đông xử lý nợ tồn đọng, làm lành mạnh hoá tài chính ngân hàng. Tuy nhiên dự phòng RRTD cũng có sức ép lớn đối với ngân hàng trong việc đưa ra các biện pháp, giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng nhằm hạn chế trích dự phòng RRTD vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng.