Các nghiên cứu trong nước (Mô hình TAM, UTAUT)

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến khách hàng quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh cửu luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 39)

Tại Việt Nam, cũng có một số nghiên cứu về DV NHĐT nhưng các tác giả nghiên cứu theo hướng khác như nghiên cứu động cơ sử dụng DV NHĐT hay các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng DV NHĐT của khách hàng cá nhân hay

các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng DV NHĐT.

Trần Tuấn Mãng và Nguyễn Minh Kiều (2011). “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ Internetbanking của khách hàng cá nhân”. Man Thị Quỳnh Na (2013), nghiên cứu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Tài. Trương Thị Ngọc Thuận (2013), nghiên cứu phát triển dịch vụ Ngân hàng Điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ khái niệm NHĐT, dịch vụ NHĐT, những ưu điểm của dịch vụ NHĐT và tầm quan trọng phải phát triển dịch vụ này trong tương lai. Đã đi sâu phân tích tình hình phát triển dịch vụ NHĐT tại các ngân hàng, những thuận lợi, khó khăn cũng như những hiệu quả và hạn chế còn tồn tại để từ đó có những định hướng, giải pháp đúng đắn cho việc phát triển dịch vụ NHĐT, đề xuất các giải pháp nhằm pháp triển dịch vụ NHĐT, bao gồm phát triển quy mô dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển dịch vụ mới và mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ.

Nguyễn Tường Vi (2012) thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Internet banking tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đồng Nai. Bài viết nghiên cứu phân tích, đánh giá hoạt động Internet banking tại ngân hàng TMCP Đông Á Chi nhánh Đồng Nai. Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học và sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định mô hình, phân tích yếu tố và phân tích tương quan hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố chính tác động đến hoạt động Internet banking tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Đồng Nai (1) nhu cầu của khách hàng, (2) Cảm nhận rủi ro, (3) Hệ thống công nghệ, (4) Nguồn nhân lực, (5) Sản phẩm Internet banking. Qua đó, bài nghiên cứu cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Internet banking tại chi nhánh Ngân hàng.

Lê Thị Kim Tuyết (2011) nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ Internet Banking của người tiêu dùng tại tỉnh Đà Nẵng. Tác giả khẳng định Internet banking (IB) đang trở thành một xu hướng chính trong thị trường tài chính ngày nay, là một sản phẩm mới của các ngân hàng trong thời gian gần đây. Ở Việt Nam dịch vụ internet banking còn mới mẻ và chưa nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố động cơ khiến khách hàng chọn và sử dụng internet banking tại Việt Nam. Căn cứ trên phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu đề

xuất mô hình gồm có 9 biến số động cơ. Kết quả cuối cùng cho thấy có 8 yếu tố động cơ bao gồm (1) Sự hữu ích cảm nhận; (2) Hiểu biết; (3) Tương hợp; (4) Giảm rủi ro; (5) Ảnh hưởng xã hội; (6) Linh động; (7) Phong cách; (8) Công việc khiến cho khách hàng sử dụng dịch vụ internet banking. Đây là một trong những căn cứ quan trọng trong việc xây dựng và phát triển chiến lược cũng như các chính sách marketing để thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên nghiên cứu này ở phạm vi hẹp tại Đà Nẵng, mô hình nghiên cứu mới chỉ dừng ở mức độ quyết định và bản thân mô hình TAM còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến khách hàng quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh cửu luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w