Hành vi ý định Hành vi sử dụng
Hình 2.4 Sơ đồ mô hình thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ
Nguồn Venkatesh và C.S.(2003)
Đây là mô hình áp dụng công nghệ mà Venkatesh và cộng sự (2003) đã đề xuất khi thực nghiệm so sánh với tám mô hình khác như lý thuyết hành động hợp lý (TRA), TAM và TAM2, TPB và DTPB, kết hợp TAM và TPB (C-TAMTPB), IDT, mô hình động lực (MM), mô hình của việc sử dụng máy tính (MPCU), và lý thuyết nhận thức xã hội (SCT) bằng cách khảo sát 215 người trả lời từ bốn tổ chức. Dựa trên các nghiên cứu theo chiều dọc của các mô hình trước đó, Venkatesh và cộng sự (2003) đã tích hợp sâu hơn và tinh chế tám mô hình trên thành một mô hình mới có tên UTAUT bằng cách thu thập các yếu tố thiết yếu của các mô hình khác nhau.
Hiệu quả kỳ vọng được định nghĩa là cấp độ mà một cá nhân tin tưởng rằng sử dụng hệ thống (dịch vụ) đặc thù nào đó giúp họ đạt được lợi ích trong việc thực hiện công việc (Venkatesh và cộng sự, 2003). Yếu tố này được tổng hợp từ các khía cạnh của tính hữu ích cảm nhận (trong mô hình TAM), lợi thế tương đối (trong lý thuyết IDT), kết quả kỳ vọng (trong mô hình SCT).
Nỗ lực kỳ vọng được định nghĩa là mức độ dễ kết hợp với việc sử dụng hệ thống thông tin (Venkatesh và cộng sự, 2003). Yếu tố này được các tác giả tích hợp từ ba yếu tố tương tự trong các mô hình khác là tính dễ sử dụng cảm nhận (Mô hình TAM) hay tính dễ sử dụng (từ mô hình IDT).
Ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là việc một cá nhân cảm nhận và sẽ sử dụng Internet banking bị tác động mạnh bởi những người xung quanh họ. Ảnh hưởng xã hội là yếu tố được tích hợp từ chuẩn chủ quan (mô hình TRA/TPB), các yếu tố xã hội, vv.
Các điều kiện thuận tiện được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng của tổ chức và kỹ thuật tồn tại để hỗ trợ sử dụng hệ thống (Venkatesh, 2003). Khái niệm này được thiết lập trên cơ sở tích hợp các khái niệm về cảm nhận hành vi kiểm soát (mô hình TPB) và sự tương thích (trong mô hình IDT).
Nhìn chung mô hình UTAUT được tích hợp từ rất nhiều mô hình dự báo hành vi khác nhau, đặc biệt là các mô hình dự báo hành vi chấp nhận các sản phẩm công nghệ. Các yếu tố trong UTAUT không chỉ nhấn mạnh một yếu tố quyết định chính dự đoán quyết định chấp nhận và áp dụng thực tế, mà còn cho phép các nhà nghiên cứu phân tích sẽ khuyếch đại hoặc hạn chế những tác động của các yếu tố cốt lõi. UTAUT đã được thử nghiệm và chứng minh bằng thực nghiệm vượt trội so với mô hình khác. UTAUT cũng được sử dụng rất phổ biến để đo lường việc chấp nhận các sản phẩm/dịch vụ công nghệ mới trong các lĩnh vực liên quan đến công nghệ thông tin và viễn thông.