Lý thuyết phân tách các hànhvi hoạch định (DTPB)

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến khách hàng quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh cửu luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 33)

Nghiên cứu của Taylor and Todd (1995) đã mở rộng và phát triển lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB) của Ajzen (1985). Taylor and Todd (1995) đã phân tách cấu trúc của mô hình lý thuyết TPB thành các thành phần chi tiết và kết hợp với lý thuyết sự đổi mới (Rogers,1983) đã xây dựng mô hình lý thuyết phân tách hành vi có kế hoạch (DTPB). Mô hình DTPB có thể giải thích tốt hơn so với các lý thuyết gốc TPB và TRA. Taylor and Todd (1995) đã chỉ ra yếu tố thái độ ba thành phần Lợi thế tương đối, tính phức tạp, sự tương thích.

Lợi thế tương đối là một sự đổi mới mang lại lợi ích lơn hơn trước đó như lợi ích kinh tế, hình ảnh, sự nâng cao vị thế, tiện lợi, và sự hài lòng; Lợi thế tương đối có ảnh hưởng tích cực tới sự chấp nhận sự đổi mới.

Tính phức tạp là mức độ mà một sự đổi mới được cho là tương đối khó khăn để hiểu và sử dụng; tính phức tạp có ảnh hưởng tiêu cực tới thái độ sử dụng.

Khả năng tương thích được định nghĩa là mức độ mà sự đổi mới phù hợp với giá trị, kinh nghiệm, nhu cầu của người tiêu dùng và khả năng tương thích có ảnh hưởng tích cực tới sự chấp nhận sử dụng.

Theo lý thuyết này yếu tố chuẩn chủ quan bị tác động bởi yếu tố tiêu chuẩn. Yếu tố hành vi kiểm soát cảm nhận bị tác động bởi hai yếu tố hiệu quả của công nghệ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng công nghệ. Yếu tố tạo điều kiện thuận lợi được cho là sự sẵn có của các nguồn lực cần thiết để thực hiện một hành vi cụ thể như thời gian truy cập, tiền bạc và nguồn lực khác. Yếu tố hiệu quả của công nghệ được cho là khả năng thực hiện công việc thành công trong các tình huống.

Lý thuyết DTPB đã phân tách các yếu tố của mô hình lý thuyết TPB để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chấp nhận sử dụng công nghệ. Tuy nhiên, lý thuyết này còn có hạn chế đó là chưa xem xét đến ảnh hưởng của yếu tố môi trường xã hội tới quyết định hành vi của con người.

2.2.5 Lý thuyết sự đổi mới (Diffusion of Innovation theory – IDT)

Lý thuyết này được xây dựng đầu tiên bởi Roger (1995). Roger đã đưa ra 5 nhân tố để giải thích cho sự chấp nhận đổi mới, bao gồm Lợi thế tương đối, khả năng tương thích, tính phức tạp, khả năng thử nghiệm, khả năng quan sát. Khả năng tương thích được định nghĩa là mức độ mà dịch vụ phù hợp với giá trị, kinh nghiệm và nhu cầu tiêu của người tiêu dùng; khả năng dùng thử được định nghĩa là mức độ mà các dịch vụ có thể dùng thử trước khi đưa ra quyết định có nên áp dụng hay không; khả năng quan sát được cho là mức độ mà các dịch vụ có thể được quan sát để sử dụng thành công. Lý thuyết sự đổi mới IDT và lý thuyết TAM mặc dù nghiên cứu trong những lĩnh vực khác nhau nhưng vẫn có sự tương đồng. Nhân tố “lợi thế tương đối” trong lý thuyết sự đổi mới được hiểu giống như nhân tố “sự cảm nhận hữu ích” trong lý thyết TAM, nhân tố “sự phức tạp” trong lý thuyết IDT tương tự khái niệm nhân tố “sự dễ sử dụng cảm nhận” trong lý thuyết TAM. Lý thuyết TAM và IDT có sự tương đồng và được bổ sung cho nhau để giải thích sự chấp nhận công nghệ.

Mặc dù lý thuyết IDT được một số nghiên cứu sử dụng để giải thích sự chấp nhận và sử dụng Internet banking nhưng vẫn còn hạn chế vì chưa tính đến ảnh hưởng của yếu tố môi trường xã hội với cá nhân trong sự chấp nhận đổi mới.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến khách hàng quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh cửu luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w