Các nghiên cứu nước ngoài (TAM, UTAUT)

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến khách hàng quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh cửu luận văn thạc sĩ (Trang 34 - 37)

Mô hình thực nghiệm của TAM

Mô hình TAM ra đời làm nền tảng cho rất nhiều các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ, quyết định và cuối cùng là hành động sử dụng công nghệ của khách hàng. Một số đề tài thì nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành động cuối cùng, trong khi một số khác chỉ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định.

Nghiên cứu về dịch vụ Mobile Banking nhưng Tzung-I Tăng và cộng sự (2004) cũng sử dụng mô hình TAM làm lý thuyết nền tảng cho đề tài của mình. Nghiên cứu thêm biến sự đáng tin cảm nhận vào ngoài hai biến chủ yếu trong mô hình TAM là biến sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận. Biến bên ngoài được chọn trong mô hình là biến sự tự hiệu quả của máy tính. Kết quả của nghiên cứu là sự dễ sử dụng cảm nhận có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking,

ảnh hưởng này yếu dần đối với biến sự đáng tin cảm nhận và sự hữu ích cảm nhận. Biến sự tự hiệu quả máy tính thì có mối quan hệ cùng chiều với sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận và có mối quan hệ ngược chiều với sự đáng tin cảm nhận. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy biến sự dễ sử dụng cảm nhận có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hữu ích cảm nhận và sự đáng tin cảm nhận.

Chong và các cộng sự (2010) đã quyết định nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking tại Việt Nam. Nghiên cứu cũng lấy mô hình TAM làm cơ sở lý thuyết. Sau khi tiến hành phân tích, bài nghiên cứu cho thấy sự dễ sử dụng không có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking. Trong khi đó, sự hữu ích cảm nhận lại là biến có ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định sử dụng dịch vụ này, tiếp đến là sự hỗ trợ của chính phủ và cuối cùng ảnh hưởng ít nhất là sự tin cậy.

Kesharwani (2012) cũng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking tại Ấn Độ, nhưng nghiên cứu này của ông cùng với Tripathy thì phân tích ở một khía cạnh khác với các biến sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, rủi ro cảm nhận, sự tự hiệu quả máy tính, sự phức tạp của công nghệ, ảnh hưởng của xã hội và sự quan tâm về giá cả. Kết quả của nghiên cứu là có bốn biến có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking, bao gồm sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, sự tự hiệu quả máy tính và ảnh hưởng của xã hội. Ba biến còn lại là rủi ro cảm nhận, sự phức tạp của công nghệ và giá cả ảnh hưởng ngược chiều đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking.

Mô hình UTAUT

Venkatesh và c.t.g (2012) đã mở rộng lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) để nghiên cứu chấp nhận và sử dụng công nghệ trong bối cảnh người tiêu dùng. Venkatesh và c.s. (2012) đề xuất UTAUT2 với sự kết hợp bổ sung ba cấu thành vào UTAUT là động lực hưởng thụ, giá trị và thói quen. Nhóm tác giả cho rằng các nhóm cá nhân khác nhau về tuổi tác, giới tính và kinh nghiệm cũng được giả thuyết có tác động của các cấu trúc về quyết định hành vi và sử dụng công nghệ. Kết quả từ một cuộc khảo sát trực tuyến tiến hành qua hai giai đoạn, dữ liệu sử dụng công nghệ thu thập qua bốn tháng từ 1.512 người dung Internet di động tham gia hỗ trợ mô hình thực nghiệm. Nhóm tác giả cho rằng, so với UTAUT, các phần mở

rộng được đề xuất trong UTAUT2 đã có một cải tiến đáng kể trong phương sai giải thích quyết định hành vi (từ 56 % lên đến 74%) và sử dụng công nghệ (từ 40% lên đến 52%). UTAUT2 nghiên cứu các yếu tố hiệu suất mong đợi, nỗ lực kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội, điều kiện thuận lợi, động lực hưởng thụ, giá trị, thói quen, quyết định hành vi và hành vi sử dụng. Xuất phát từ các nghiên cứu trước đây, động lực hưởng thụ được định nghĩa là niềm vui hay niềm vui xuất phát từ việc sử dụng một công nghệ, và nó đã được chứng minh là có vai trò quan trọng trong việc xác định sự chấp nhận và sử dụng công nghệ. Trong nghiên cứu chấp nhận công nghệ, động lực hưởng thụ (được khái niệm là sự hưởng thụ mà người dùng công nghệ cảm nhận được khi sử dụng) đã được tìm thấy có ảnh hưởng đến sự chấp nhận công nghệ và trực tiếp sử dụng. Trong góc độ người tiêu dùng, động lực hưởng thụ cũng đã được tìm thấy là một yếu tố quyết định quan trọng của sự chấp nhận công nghệ và sử dụng. Vì lẽ đó, nhóm tác giả đã thêm động lực hưởng thụ như là một yếu tố dự báo về quyết định hành vi của người tiêu dùng trong việc sử dụng công nghệ. Nhận thức về giá trị có thể có một tác động đáng kể về công nghệ sử dụng của người tiêu dùng. Trong nghiên cứu thị trường, chi phí tiền tệ/giá thường được khái niệm cùng với chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ để xác định giá trị cảm nhận của sản phẩm hoặc dịch vụ. Từ ý tưởng của các tác giả trước đó cho rằng xác định giá trị là giá của sự đánh đổi của người tiêu dùng với nhận thức giữa các lợi ích của các ứng dụng mang lại so với các chi phí tiền tệ phải bỏ ra để sử dụng sản phẩm dịch vụ. Giá được người dùng nhận thức là rẻ khi những lợi ích của việc sử dụng một công nghệ được xem là lớn hơn chi phí tiền tệ bỏ ra, hay nói cách khác, người dùng có nhận thức cao giá trị công nghệ. Giá trị có một tác động tích cực đến quyết định. Từ lập luận đó, nhóm tác giả đề xuất thêm giá trị là một yếu tố dự báo quyết định hành vi sử dụng một công nghệ.

Foon&Fah (2011) đã nghiên cứu nhằm điều tra các yếu tố chấp nhận và sử dụng Internetbanking ở Malaysia. Bốn yếu tố được đề xuất ảnh hưởng đến việc áp dụng từ lý thuyết thống nhất của sự chấp nhận và sử dụng các công nghệ đã được đưa vào nghiên cứu. Bên cạnh đó còn thêm các yếu tố tính hiệu quả của máy tính, sự lo ngại, thái độ đối với việc sử dụng dịch vụ internet banking và cảm nhận tin cậy. Tổng cộng có 200 người trả lời theo cách lấy mẫu thuận tiện, phân tích hồi quy tuyến tính đã được sử dụng để xác định các yếu tố dự báo việc chấp nhận và sử dụng

Internetbanking ở Malaysia. Kết quả của nghiên cứu của các tác giả cho thấy rằng hiệu suất mong đợi, nỗ lực kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội, điều kiện thuận lợi và sự tin tưởng có tương quan dương với quyết định hành vi, 5 yếu tố này đã giải thích 56,6%phương sai của quyết định hành vi. Tuy nhiên do quy mô nghiên cứu nhỏ nên kết quả nghiên cứu bị giới hạn và không thể mang tính đại diện cho các vùng và các nước khác.

Yu (2012) vận dụng UTAUT để nghiên cứu việc chấp nhận mobilebanking. Với mẫu 441 người được hỏi, tác giả đã kết luận rằng quyết định của cá nhân chấp nhận sử dụng dịch vụ Mobilebanking đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi ảnh hưởng xã hội, chi phí tài chính nhận thức, hiệu suất mong đợi, và sự tín nhiệm cảm nhận. Hành vi sử dụng bị ảnh hưởng đáng kể bởi quyết định hành vi của cá nhân và điều kiện thuận lợi. Đối với ảnh hưởng của giới tính và tuổi tác, nghiên cứu này phát hiện ra rằng giới tính có tác động đáng kể đến hiệu suất mong đợi và chi phí tài chính nhận thức hướng đến quyết định hành vi; tuổi có tác động đáng kể đến điều kiện thuận lợi và nhận thức từ hiệu quả hướng đến hành vi áp dụng thực tế.

Như vậy, có thể nhận thấy, sự phát triển của công nghệ thông tin đã dẫn đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử. Bên cạnh đó, khách hàng cũng ngày càng thích nghi và sử dụng rộng rãi hơn các dịch vụ ngân hàng điện tử do sự tiện lợi các dịch vụ này mang lại. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu các nội dung liên quan đến internet banking cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ này.

Tuy nhiên, qua việc tổng hợp các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam, tác giả nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu về dịch vụ internet banking cũng như các yếu tố tác động đến việc lựa chọn sử dụng dịch vụ này trên địa bàn Huyện Vĩnh Cửu. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn bối cảnh nghiên cứu mới (tỉnh Đồng Nai), thông qua việc lựa chọn ngân hàng tác giả đang công tác (Agribank – Huyện Vĩnh Cửu) để xác định các yếu tố và mức độ tác động của các yếu tố này đến quyết định sử dụng dịch vụ internet banking tại Agribank – Huyện Vĩnh Cửu để thực hiện đề tài.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến khách hàng quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh cửu luận văn thạc sĩ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w