vi
vi vi
vi
Hình 2.2 Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB
Nguồn Ajzen(1985)
Để khắc phục hạn chế của lý thuyết hành động hợp lý (TRA), Ajzen (1985) đưa ra lý thuyết hành vi có kế hoạch. Lý thuyết hành vi có kế hoạch là lý thuyết mở rộng của lý thuyết hành động hợp lý (TRA), lý thuyết này cho rằng thái độ hành vi và hành vi kiểm soát cảm nhận có ảnh hưởng tới ý định hành vi và hành vi sử dụng.
Lý thuyết TRA và TPB có nhiều điểm tương đồng, cả hai lý thuyết đều cho rằng yếu tố ý định hành vi là yếu tố chìa khóa quyết định tới hành vi sử dụng và con người trước khi đưa ra một quyết định nào đó thì đều dựa trên hệ thống thông tin có sẵn mà họ cho là hợp lý. Điểm khác nhau chính của hai lý thuyết là lý thuyết TPB thêm vào yếu tố hành vi kiểm soát cảm nhận. Hành vi kiểm soát cảm nhận là nhận thức của cá nhân về cách thức dễ dàng sẽ thực hiện một hành vi cụ thể. Hành vi kiểm soát cảm nhận là yếu tố có tính quyết định tới ý định hành vi. Cả yếu tố hành vi kiểm soát cảm nhận và ý định hành vi đều có ảnh hưởng tới hành vi sử dụng của người tiêu dùng.
Lý thuyết TPB khắc phục hạn chế của lý thuyết TRA khi cho rằng hành vi của con người là có chủ ý và được lên kế hoạch. TPB đã được giới nghiên cứu sử dụng trong nghiên cứu hành vi chấp nhận áp dụng công nghệ (chủ yếu là công nghệ thông tin). Từ những thành công đó, lý thuyết về hành vi có kế hoạch đã được ứng dụng trong các nghiên cứu quyết định hành vi thông qua các dịch vụ NHĐT. Tuy nhiên, lý thuyết TPB không làm rõ thế nào là hành vi có kế hoạch và làm thế nào
để lên kế hoạch cho hành vi của con người.