- Đất dốc tụ và đất phù sa sông suối trong các thung lũng (DL): là loại đất phì nhiêu, tầng dày, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha với thịt
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.5. Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)
Trong mỗi thôn, sau khi phỏng vấn 30 hộ gia đình sẽ chọn được một số thợ săn giàu kinh nghiệm. Trao đổi với các thợ săn đó về hoạt động săn bắt, sử dụng và bảo vệ thú hoang dã tại địa phương hiện nay cũng như trước kia để từ đó phát hiện kiến thức bản địavề khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thú rừng ở địa phương. Để phát hiệnkiến thức bản địa chúng tôi đã xây dựng bộ câu hỏi định hướng cho việc thảo luận như sau:
- Các hình thức khai thác tài nguyên thú (săn bằng súng, bẫy,….). Quy trình tổ chức đối với mỗi hình thức (gồm các bước nào?). Nội dung công việc của từng bước là gì? Tại sao phải làm như vậy? Thợ săn ở vùng khác họ có làm giống như vậy không?Tại sao họ lại phải làm khác đi?
- Các hình thức xử lý con thú sau các cuộc đi săn (nuôi sống, mổ ép khô, ướp muối…). Quy trình xử lý đối với mỗi hình thức. Nội dung công việc của từng bước là gì? Tại sao phải làm như vậy? Thợ săn ở vùng khác họ có làm giống như vậy không? Tại sao họ lại làm khác đi?
- Các hình thức bảo vệ thú hoang dã (quy ước của thôn, khu bảo tồn,…). Quy trình bảo vệ đối với mỗi hình thức. Nội dung công việc của từng bước là gì? Tại sao phải làm như vậy? Ởvùng khác họ có làm giống như vậy không? Tại sao họ lại làm khác đi?
Trao đổi với cán bộ khu bảo tồn đểphân cấp mức độ đe doạ đối với một số nhóm thú phổ biến trong KBTTN ĐaKrông. Tiến trình và nguyên tắc tiến hànhnhư sau:
- Xác định các mối đe doạ đến tài nguyên thú hoang dã tại khu bảo tồn (i): i là số nguyên dương, biến động từ 1 đến N. Trong đó Nlà tổng số mối đe doạ.
-Xác định trọng số của các mối đe doạ (Ki) theo 2 nguyên tắcsau:
+ Trọng số của các mối đe doạ khác nhau theo từng nhóm thú. Để xác định trọng số hợp lý phải căn cứ vào đặc điểm sinh thái học và tập tính của
nhóm thú; thí dụ đối với thú linh trưởng, trọng số của mối đe doạ “khai thác gỗ trái phép” sẽ lớn hơn nhiều so với trọng số của các mối đe doạ khác bởi nguồn thức ăn, nơi ở cũng như tập tính vận động của thú linh trưởng phụ thuộc trực tiếp vào tầng cây gỗ.
+ Trọng số của từng mối đe doạ được chấm theo thang điểm 1 (từ 0,00 đến 1,00), và tổng điểm của các mối đe doạ đối với từng nhóm thú:
N N i Ki 1 = 1 - Xác định mức độ đe doạ của mối đe doạ thứ i tại khu vực thứ j (Vij) theo 2 nguyên tắc sau:
+ Mức độ đe doạ được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến phần nguyên.
+ Với từngmối đe doạ thảo luận xem khu vực (các tiểu khu)nào có mức độ mạnh nhất thì cho điểm 10, các khu vực còn lại cho điểm bằng cách so sánh với khu vực được cho điểm 10.
-Tính điểm trung bình cho mỗi khu vực (Rj) theo công thức sau:
Rj =
N
i 1
(Ki*Vji)
- Phân cấpmức độ đe doạcho từng khu vực theo nguyên tắc sau: R ≥ 8: Đe doạ rất cao
6≤ R < 8: Đe doạ cao
4≤ R < 6: Đe doạ trung bình 2≤ R < 4: Đe doạ thấp
R < 2: Ít đe doạ